Bến Tre nỗ lực đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Bến Tre nỗ lực đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Du lịch Bến Tre khởi sắc 

Năm 2007, tuyến du lịch Nam thành phố Bến Tre vẫn chưa được khai thác. Năm 2008, một công ty lữ hành ở Thành phố Hồ Chí Minh đã mở homestay đầu tiên ở xã Nhơn Thạnh (thành phố Bến Tre) với tên “Cô Chi”. Năm 2009, khi cầu Rạch Miễu đưa vào sử dụng nối đôi bờ Tiền Giang - Bến Tre, lần đầu tiên tour du lịch Nam thành phố Bến Tre được khai thác. 
 
Đưa du khách tham quan bằng xe ngựa ở xã Tân Thạch, huyện Châu Thành. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN
Đưa du khách tham quan bằng xe ngựa ở xã Tân Thạch, huyện Châu Thành. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN

Ông Trì Văn Nghiệp, Giám đốc Chi nhánh du lịch Nam Bộ tại Tiền Giang cho biết: Hiện tuyến Nam thành phố Bến Tre đã có 5 công ty lữ hành khai thác. Mỗi ngày, có khoảng 300 khách trải nghiệm tuyến du lịch Nam thành phố Bến Tre, chủ yếu là khách nước ngoài. Ở tuyến du lịch này, du khách được thăm vườn bưởi da xanh, đi qua những con đường rợp bóng dừa, tham quan và trải nghiệm nghề làm kẹo dừa truyền thống, dệt chiếu… và lưu trú tại các homestay như Mười Nở, Hoa Dừa, Ba Danh, Duyên Quê… 

Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre cho biết: Những năm trước, khách đến Bến Tre chỉ biết khu du lịch Cồn Phụng. Giờ đây, nếu ai hỏi đến Bến Tre tham quan ở đâu, người xứ Dừa sẽ nói: Cồn Phụng, biển Cồn Bửng, khu du lịch Lan Vương, khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định, tuyến du lịch Nam thành phố Bến Tre… 
 
Du khách đến với Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN
Du khách đến với Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN

Trước đây, ẩm thực Bến Tre chỉ được nhắc đến với hai món đặc trưng: Cá tai tượng chiên và cháo gà. Hiện nay, nhiều món ăn ngon, phong phú, đậm bản sắc quê hương xứ Dừa đã được khách du lịch biết đến như: Gỏi củ hủ dừa, gà quay chảo, tép rang dừa... Nhiều trò chơi dân gian mang đậm chất miền Tây sông nước cũng được các điểm du lịch khai thác, phục vụ du khách như tát mương bắt cá, đua ghe, đi xe ngựa… 

Tỉnh Bến Tre hiện có 72 điểm du lịch, trên 2.000 phòng lưu trú đạt chuẩn. Nhiều khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch đã được hình thành, khai thác đưa vào sử dụng phục vụ khách du lịch như: Khu du lịch Lan Vương, Phú An Khang (thành phố Bến Tre)... 
 
Du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước là đặc thù của du lịch Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN
Du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước là đặc thù của du lịch Bến Tre.
Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN

Từ năm 2007 đến nay, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đã được tỉnh tập trung triển khai. Hạ tầng kỹ thuật xã hội như cầu, đường, nước sạch, viễn thông… được tập trung đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Đặc biệt, việc hoàn thành, đưa vào sử dụng cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên; nâng cấp hệ thống cầu đường thuộc Quốc lộ 57, Quốc lộ 60 đã góp phần tạo điều kiện cho nhà đầu tư, du khách tiếp cận các vùng quy hoạch du lịch, khu du lịch, điểm du lịch. 

Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Trần Ngọc Tam: Du lịch Bến Tre xuất phát điểm rất thấp so với các tỉnh, thành phố khác và mới bắt đầu được khởi động phát triển từ những năm 2000, nhưng hàng năm lượng khách du lịch đã tăng khoảng 13%/năm. Giai đoạn từ 2006 đến 2010, tổng lượt khách du lịch đến Bến Tre chỉ đạt 2,1 triệu lượt. Vậy mà chỉ riêng năm 2017, lượng khách du lịch đến Bến Tre trên 1,2 triệu lượt, khách quốc tế đến Bến Tre chiếm trên 43%. Thu nhập từ du lịch tăng trên 22%/năm. 

Ông Trần Ngọc Tam cho rằng, con người là nhân tố quan trọng, góp phần để du lịch Bến Tre phát triển bền vững. Những năm qua, từ lãnh đạo tỉnh đến người dân đã chung sức đồng lòng tạo dựng nên một Bến Tre thân thiện, mến khách. Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đầu tư xây dựng, phát triển nhiều điểm, khu, cơ sở lưu trú du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Ngoài ra, yếu tố môi trường trong lành, tự nhiên, với các vườn dừa xanh bạt ngàn, những dòng sông chở nặng phù sa là nguồn tài nguyên để Bến Tre khai thác tạo nên sản phẩm du lịch mang tính đặc thù. 

Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn 

Ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre khẳng định, qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 21 của HĐND tỉnh Bến Tre, du lịch Bến Tre phát triển khá bền vững. Du lịch Bến Tre đã có “sự trở mình và thay đổi rõ nét”, thể hiện rõ những con số đạt được từ lượt khách du lịch, doanh thu du lịch, số lượng điểm du lịch, cơ sở vật chất... Các chỉ tiêu theo Nghị quyết đã đạt và về đích trước ba năm. Ngành Du lịch hứa hẹn sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai. 
 
Du khách nước ngoài tìm hiểu về nghề dệt chiếu xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN Du khách quốc tế tìm hiểu về vẻ đẹp "xứ dừa" Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN Du khách nước ngoài tìm hiểu về nghề dệt chiếu xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN
 Du khách nước ngoài tìm hiểu về nghề dệt chiếu xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN
 
Du khách nước ngoài tìm hiểu về nghề dệt chiếu xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN Du khách quốc tế tìm hiểu về vẻ đẹp "xứ dừa" Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN Du khách nước ngoài tìm hiểu về nghề dệt chiếu xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN
Du khách quốc tế tìm hiểu về vẻ đẹp "xứ dừa" Bến Tre.
Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN

 
Du khách nước ngoài tìm hiểu về nghề dệt chiếu xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN Du khách quốc tế tìm hiểu về vẻ đẹp "xứ dừa" Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN Du khách nước ngoài tìm hiểu về nghề dệt chiếu xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN
Du khách nước ngoài tìm hiểu về nghề dệt chiếu xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN

Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành Chương trình hành động với mục tiêu phát triển đa dạng các loại hình du lịch xứ Dừa dựa vào tiềm năng về tự nhiên, văn hóa và con người. Tỉnh phấn đấu đến năm 2020, tổng thu từ hoạt động du lịch tăng 22 - 25% /năm. Tổng lượt khách du lịch tăng 12-15%/năm, đưa ngành Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng. Đến năm 2030, Bến Tre đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. 

Năm 2018, ngành Du lịch tỉnh tập trung thực hiện đa dạng hóa sản phẩm có khả năng tạo ra sự khác biệt giữa Bến Tre với  các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, hình ảnh “Cây dừa - Du lịch xứ dừa” sẽ là biểu tượng, điểm nhấn của du lịch Bến Tre. Mỗi huyện, thành phố xây dựng sản phẩm du lịch chủ đạo, đặc thù địa phương gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. 

Bến Tre cũng tập trung xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, tạo thương hiệu cho du lịch Bến Tre theo hướng: Xây dựng sản phẩm từ du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn; du lịch tham quan chiêm ngưỡng văn hóa - lịch sử, tâm linh; du lịch cộng đồng với mô hình khách ở nhà dân nghỉ dưỡng gắn với làng nghề; du lịch trải nghiệm văn hóa ẩm thực “Xứ Dừa” Bến Tre... 

Tỉnh Bến Tre ưu tiên đầu tư những dự án hạ tầng kỹ thuật xã hội có tác động trực tiếp phát triển du lịch, đến các vùng quy hoạch du lịch. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi - giải trí với qui mô, hiện đại. Đặc biệt, tỉnh tập trung xây dựng thành phố Bến Tre là đô thị du lịch gắn kết Khu du lịch Lan Vương; đầu tư xây dựng Khu du lịch Cồn Bửng, làng Du kích, không gian dừa. 

Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cũng cho biết, tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn liên kết với các doanh nghiệp du lịch ngoài tỉnh khai thác tốt tiềm năng du lịch địa phương. Đặc biệt, tỉnh quan tâm hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và doanh nghiệp du lịch lớn để quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch. Tỉnh cũng tăng cường liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực; tổ chức các sự kiện và bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, Bến Tre cũng hợp tác với các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê- kông để nối tour, tuyến đưa đón khách các bên và phát triển sản phẩm du lịch mới. 
Trần Thị Thu Hiền 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm