Dự án nâng cấp, mở rộng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá An Hòa kết hợp cảng cá Tam Quang được xây dựng tại hai xã Tam Quang, Tam Giang, huyện Núi Thành là địa phương có đội tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ hùng mạnh nhất tỉnh Quảng Nam.
Nhờ khai thác tốt lợi thế và sự đầu tư phát triển đúng hướng ngành thủy sản, tỉnh Bình Thuận đã trở thành một trong những trung tâm nghề cá lớn của cả nước. 30 năm qua từ khi tái lập tỉnh (1/4/1992-1/4/2022), cùng với sự đổi mới của tỉnh Bình Thuận, ngành thủy sản đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trên quần đảo Trường Sa, hiện nay, một số đảo đã có âu tàu. Đây được xem như những “ngôi nhà chung” giữa biển khơi giúp ngư dân tránh trú bão và thực hiện các dịch vụ hậu cần nghề cá. Những “ngôi nhà chung” trên biển đã giúp ngư dân vững tin hơn khi vươn khơi bám biển, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Nâng cao hiệu quả khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản là hướng đi của tỉnh Ninh Thuận nhằm giúp ngư dân tích cực bám biển, nâng cao thu nhập và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 300.000 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm gần 283.000 ha. Cùng với đó, tỉnh có diện tích ngư trường trên 70.000 km2, cho sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 550.000 tấn/năm. Nhận rõ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Cà Mau xác định thủy sản là trụ cột, là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh giai đoạn tới.
Tiền Giang là địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp với nghề đánh bắt hải sản xa bờ với 32 km bờ biển, án ngữ hai cửa sông lớn là Soài Rạp ở phía Bắc và Cửa Tiểu ở phía Nam. Nghề khai thác hải sản là thế mạnh, nghề truyền thống góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động tại các địa phương của tỉnh như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, thành phố Mỹ Tho…
Ngày 22/8, cuộc họp thường niên của Nhóm công tác APEC về Đại dương và Nghề cá (OFWG) thuộc khuôn khổ Tuần lễ An ninh lương thực và đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ đã chính thức khép lại.
Ngày 21/3/2017, tại âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng), anh Thái Vinh Ngộ, ngư dân phường Thạc Gián, quận Thanh Khê (Đà Nẵng), đã hạ thủy thành công chiếc tàu cá vỏ gỗ làm dịch vụ hậu cần nghề cá trị giá hơn 11 tỷ đồng.
Nhằm phát huy lợi thế hồ thủy điện, những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển nghề cá. Vì vậy, nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương đã phát triển khá nhanh về diện tích, tăng sản lượng, thu được giá trị cao, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Ngày 9/3/2016, tại cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã khánh thành, bàn giao và đưa vào sử dụng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá Lý Sơn 168.
Việt Nam là một quốc gia biển, có bờ biển dài, nhiều đảo lớn nhỏ, trong đó có các ngư trường nổi tiếng với nhiều loài động vật biển phong phú, có giá trị kinh tế cao. Để khai thác nguồn tài nguyên này, nhất là phục vụ ngư dân đánh bắt xa bờ, công tác hậu cần nghề cá có vai trò đặc biệt quan trọng, là điểm tựa để ngư dân bám biển dài ngày.