Mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất, nông dân Nguyễn Thuận, sinh năm 1961, trú tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã có doanh thu khoảng 3 tỷ đồng mỗi năm, từ mô hình trang trại chăn nuôi lợn và gà. Cuối tháng 9/2017, ông Thuận vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, do có thành tích xuất sắc và tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Ông Thuận cho biết, sau hơn 10 năm xây dựng, trang trại của gia đình đã có diện tích hơn 2 ha gồm một trại nuôi lợn, một trại nuôi gà và ba ao cá. Hưởng ứng chủ trương phát triển kinh tế trên vùng cát nội đồng của tỉnh Thừa Thiên - Huế, năm 2006, ông Thuận làm đơn xin cấp 2 ha ở vùng cát nội đồng để làm kinh tế. Ban đầu, do chưa có vốn, kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất nên ông Thuận sản xuất nhỏ lẻ. Sau khi dành thời gian học hỏi kỹ thuật chăn nuôi, ông Thuận đầu tư vào chăn nuôi lợn, gà với quy mô lớn. Ông chia sẻ: “Cuộc sống của gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nên tôi luôn trăn trở để tìm hướng phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, có làm giàu cho bản thân và gia đình thì mới đóng góp cho xã hội được. Vì thế, tôi đã miệt mài tham khảo nhiều mô hình làm kinh tế có hiệu quả ở nhiều địa phương. Sau đó, tôi làm trang trại chăn nuôi tập trung trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất”.
Ông Thuận mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây chuồng trại, mở rộng quy mô sản xuất và trang thiết bị hiện đại phục vụ chăn nuôi, như lắp đặt hệ thống lạnh, máng ăn và máng uống tự động, làm hầm chứa và xử lý chất thải, hầm biogas; áp dụng công nghệ chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học bằng việc sử dụng các tấm lót sinh học giúp giảm mùi hôi và khí độc, tạo môi trường trong lành và giảm thiểu tối đa dịch bệnh cho vật nuôi. Cách làm này cũng giảm công lao động và chi phí trong quá trình vệ sinh chuồng trại. Bên cạnh đó, ông Thuận còn trồng 4.000m2 lúa, cùng rau các loại để tạo nguồn thức ăn xanh, sạch cho lợn, gà. Do chủ động sản xuất được thức ăn sạch, đảm bảo dinh dưỡng nên lợn nuôi mau lớn, ít dịch bệnh, chất lượng thịt chắc, thơm ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được thị trường ưa chuộng. Mỗi năm, trang trại của ông xuất bản khoảng 500 con lợn thịt thu lợi hàng trăm triệu đồng. Tương tự, mỗi tháng ông Thuận bán ra thị trường khoảng 2.000 con gà. So với mức giá bình quân trên thị trường, gà từ trang trại của ông Thuận bán được cao hơn 2 giá, do luôn đảm bảo chất lượng và đạt chứng nhận về an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y.
Chia sẻ về phương pháp chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Thuận cho biết: Trước hết phải quy hoạch hệ thống chuồng trại bảo đảm khoa học, đầu tư kỹ lưỡng từ kỹ thuật đến công chăm sóc, lựa chọn con giống thật tốt, bảo đảm chất lượng. Khi nuôi lợn trong môi trường khép kín thì chất lượng giống tốt, năng suất sinh sản cao, thời gian tăng trưởng ngắn hơn so với nuôi đại trà. Đặc biệt, với nhiệt độ ổn định sẽ tránh được dịch bệnh và có thể đảm bảo trọng lượng xuất chuồng không cần bất cứ một “thủ thuật” vỗ béo, tích nước, tăng trọng bằng chất kích thích hay tạo nạc, những chất cấm trong chăn nuôi.
Từ cuối năm 2016 đến nay, ông Thuận đã chủ động liên kết với Công ty cổ phần Greenfeed trong chăn nuôi lợn theo công nghệ cao. Ông tiếp tục đầu tư hơn 1 tỷ đồng để mở rộng diện tích trại lợn, xây dựng chuồng trại, thả nuôi 40 lợn nái. Phía doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp con giống, thức ăn, tư vấn thiết kế chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi và bù lỗ nếu giá lợn hơi xuống dưới 33 nghìn đồng/kg. "Việc chăn nuôi không phải khi nào cũng thuận lợi, như giai đoạn vừa qua lợn hơi giảm giá mạnh, nhiều người thua lỗ, đầu ra gặp khó khăn. Nhưng việc liên kết với doanh nghiệp đã giúp sản phẩm làm ra sạch, không dịch bệnh nên không lo về đầu ra. Trang trại hiện có 10 lợn nái đã sinh sản, đây là nguồn giống để gia đình phát triển chăn nuôi" - ông Thuận cho biết.
Hiện nay, gia đình ông Thuận là một trong những hộ nông dân làm kinh tế trang trại có quy mô, hiện đại và cho thu nhập cao nhất ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo đó, mỗi năm trang trại này nuôi hơn 30.000 con gà lai ri, 500 ngan Pháp, 400 con lợn thịt, 40 con lợn nái, 3 ao cá và 1,3 ha rừng tràm. Sau khi trừ chi phí, trung bình mỗi năm ông Thuận thu lãi khoảng 900 triệu đồng, đồng thời giải quyết việc làm cho 12 lao động với mức lương trên 3 triệu đồng/người/tháng.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền Trần Đạo Thông cho biết, ông Thuận là người tiên phong trong việc tìm tòi và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp cho thu nhập cao, qua đó mở ra hướng làm ăn mới cho nhiều nông dân trên địa bàn. Thời gian qua, ông Thuận đã giúp đỡ nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn về vốn, vật tư và giống sản xuất; chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, giúp nhiều người làm giàu và giảm nghèo bền vững. Trung bình mỗi năm gia đình ông còn hỗ trợ quỹ từ thiện của địa phương khoảng 5 triệu đồng. Nhiều năm liền ông Thuận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương.
Ông Nguyễn Thuận vừa nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. |
Ông Thuận cho biết, sau hơn 10 năm xây dựng, trang trại của gia đình đã có diện tích hơn 2 ha gồm một trại nuôi lợn, một trại nuôi gà và ba ao cá. Hưởng ứng chủ trương phát triển kinh tế trên vùng cát nội đồng của tỉnh Thừa Thiên - Huế, năm 2006, ông Thuận làm đơn xin cấp 2 ha ở vùng cát nội đồng để làm kinh tế. Ban đầu, do chưa có vốn, kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất nên ông Thuận sản xuất nhỏ lẻ. Sau khi dành thời gian học hỏi kỹ thuật chăn nuôi, ông Thuận đầu tư vào chăn nuôi lợn, gà với quy mô lớn. Ông chia sẻ: “Cuộc sống của gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nên tôi luôn trăn trở để tìm hướng phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, có làm giàu cho bản thân và gia đình thì mới đóng góp cho xã hội được. Vì thế, tôi đã miệt mài tham khảo nhiều mô hình làm kinh tế có hiệu quả ở nhiều địa phương. Sau đó, tôi làm trang trại chăn nuôi tập trung trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất”.
Ông Thuận mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây chuồng trại, mở rộng quy mô sản xuất và trang thiết bị hiện đại phục vụ chăn nuôi, như lắp đặt hệ thống lạnh, máng ăn và máng uống tự động, làm hầm chứa và xử lý chất thải, hầm biogas; áp dụng công nghệ chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học bằng việc sử dụng các tấm lót sinh học giúp giảm mùi hôi và khí độc, tạo môi trường trong lành và giảm thiểu tối đa dịch bệnh cho vật nuôi. Cách làm này cũng giảm công lao động và chi phí trong quá trình vệ sinh chuồng trại. Bên cạnh đó, ông Thuận còn trồng 4.000m2 lúa, cùng rau các loại để tạo nguồn thức ăn xanh, sạch cho lợn, gà. Do chủ động sản xuất được thức ăn sạch, đảm bảo dinh dưỡng nên lợn nuôi mau lớn, ít dịch bệnh, chất lượng thịt chắc, thơm ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được thị trường ưa chuộng. Mỗi năm, trang trại của ông xuất bản khoảng 500 con lợn thịt thu lợi hàng trăm triệu đồng. Tương tự, mỗi tháng ông Thuận bán ra thị trường khoảng 2.000 con gà. So với mức giá bình quân trên thị trường, gà từ trang trại của ông Thuận bán được cao hơn 2 giá, do luôn đảm bảo chất lượng và đạt chứng nhận về an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y.
Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học |
Chia sẻ về phương pháp chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Thuận cho biết: Trước hết phải quy hoạch hệ thống chuồng trại bảo đảm khoa học, đầu tư kỹ lưỡng từ kỹ thuật đến công chăm sóc, lựa chọn con giống thật tốt, bảo đảm chất lượng. Khi nuôi lợn trong môi trường khép kín thì chất lượng giống tốt, năng suất sinh sản cao, thời gian tăng trưởng ngắn hơn so với nuôi đại trà. Đặc biệt, với nhiệt độ ổn định sẽ tránh được dịch bệnh và có thể đảm bảo trọng lượng xuất chuồng không cần bất cứ một “thủ thuật” vỗ béo, tích nước, tăng trọng bằng chất kích thích hay tạo nạc, những chất cấm trong chăn nuôi.
Từ cuối năm 2016 đến nay, ông Thuận đã chủ động liên kết với Công ty cổ phần Greenfeed trong chăn nuôi lợn theo công nghệ cao. Ông tiếp tục đầu tư hơn 1 tỷ đồng để mở rộng diện tích trại lợn, xây dựng chuồng trại, thả nuôi 40 lợn nái. Phía doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp con giống, thức ăn, tư vấn thiết kế chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi và bù lỗ nếu giá lợn hơi xuống dưới 33 nghìn đồng/kg. "Việc chăn nuôi không phải khi nào cũng thuận lợi, như giai đoạn vừa qua lợn hơi giảm giá mạnh, nhiều người thua lỗ, đầu ra gặp khó khăn. Nhưng việc liên kết với doanh nghiệp đã giúp sản phẩm làm ra sạch, không dịch bệnh nên không lo về đầu ra. Trang trại hiện có 10 lợn nái đã sinh sản, đây là nguồn giống để gia đình phát triển chăn nuôi" - ông Thuận cho biết.
Hiện nay, gia đình ông Thuận là một trong những hộ nông dân làm kinh tế trang trại có quy mô, hiện đại và cho thu nhập cao nhất ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo đó, mỗi năm trang trại này nuôi hơn 30.000 con gà lai ri, 500 ngan Pháp, 400 con lợn thịt, 40 con lợn nái, 3 ao cá và 1,3 ha rừng tràm. Sau khi trừ chi phí, trung bình mỗi năm ông Thuận thu lãi khoảng 900 triệu đồng, đồng thời giải quyết việc làm cho 12 lao động với mức lương trên 3 triệu đồng/người/tháng.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền Trần Đạo Thông cho biết, ông Thuận là người tiên phong trong việc tìm tòi và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp cho thu nhập cao, qua đó mở ra hướng làm ăn mới cho nhiều nông dân trên địa bàn. Thời gian qua, ông Thuận đã giúp đỡ nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn về vốn, vật tư và giống sản xuất; chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, giúp nhiều người làm giàu và giảm nghèo bền vững. Trung bình mỗi năm gia đình ông còn hỗ trợ quỹ từ thiện của địa phương khoảng 5 triệu đồng. Nhiều năm liền ông Thuận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương.
Tường Vi