Ông Lâm Ngọc Nhâm, ấp Phú Tâm, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc có 15ha trồng tiêu, với giống tiêu mang tên Bàu Mây, cách đây 2 năm ông đã thử nghiệm việc trồng hoa mười giờ trong vườn tiêu. Khoảng cách giữa các trụ tiêu và các đường xung quanh các lô đất trồng tiêu trước đây bị bỏ trống thì giờ đây được phủ bởi những đám hoa mười giờ đủ màu sắc. Với cách làm này, hoa mười giờ sẽ dẫn dụ các con côn trùng có ích đến hút mật trong thời gian nhất định (vì hoa mười giờ chỉ nở vào thời điểm nhất định), sinh sản, gia tăng quần thể thiên địch có ích. Sau đó những côn trùng có ích này sẽ vào vườn tiêu kiếm ăn, bắt những côn trùng gây hại, giúp vườn tiêu hạn chế thấp nhất việc sâu bọ có hại tấn công cũng như bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.
Ông Lâm Ngọc Nhâm cho biết, hoa vừa thu hút các loại côn trùng gây hại cho vườn tiêu vừa tạo ra sản phẩm hữu cơ giúp tiêu phát triển, giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Mô hình này được ứng dụng nhiều trong trồng lúa, hoa màu, nhưng đối với tiêu thì chưa được áp dụng nhiều. Ông Nhâm chia sẻ, từ khi trồng hoa xen trong vườn tiêu, cây tiêu phát triển tốt, ít sâu bệnh. Đặc biệt, mỗi năm ông đã tiết kiệm được 5 triệu đồng/ha tiền mua thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài việc trồng hoa trong vườn tiêu, ông Nhâm còn sử dụng loại phân vi sinh được làm từ vỏ cua và phôi trứng gia cầm để chăm bón vườn tiêu. Loại phân này chỉ khoảng 55.000/lít, nhưng đem lại hiệu quả giống các loại phân hữu cơ khác trên thị trường. Với cách làm này đã giúp ông Nhân hầu như không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật để phun xịt, nhờ đó sản phẩm hồ tiêu của ông hiện nay đang được xuất đi nhiều nước trên thế giới, với giá khá cao so với các loại tiêu khác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Không chỉ trồng hoa mười giờ, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiều nông dân còn trồng cây lạc dại (cỏ lạc) trong các vườn tiêu. Cây lạc dại được trồng trong các vườn tiêu không những giữ độ ẩm, làm đất tơi xốp mà khi lạc dại ra hoa màu vàng sẽ thu hút côn trùng có ích đến hút mật, sinh sản, gia tăng quần thể có ích tấn công những sâu bệnh gây hại.
Ông Nguyễn Như Đoan, ở thôn Tân Thành, xã Quảng Thanh, huyện Châu Đức - một trong số những người đầu tiên trong xã trồng cây lạc dại ( trong vườn tiêu cho biết, ông bắt đầu trồng cây lạc dại trong vườn tiêu từ mùa mưa năm 2014, lúc đầu chỉ trồng thử nghiệm 2.000m2. Cũng theo ông Đoan, đến mùa khô, khi tưới nước cho vườn tiêu thì ông nhận thấy trong khi phần đất chưa được trồng lạc dại thì chỉ nghỉ từ 4 đến 5 ngày là phải tưới lại, còn phần đất có trồng lạc dại thì 7 - 8 ngày mới phải tưới lại mà cây vẫn tươi tốt. Nhờ vậy, ông tiết kiệm được từ 15% đến 20% lượng nước tưới. Ngoài ra, vườn tiêu của gia đình ông khi được trồng lạc dại xanh tốt hơn những vườn tiêu bình thường không trồng loại cây này. Khi trồng phủ cây lạc dại cũng khống chế được các loại cỏ dại khác, việc phun thuốc trừ sâu cho tiêu cũng giảm hẳn nên ông tiếp tục trồng phủ kín hết toàn bộ diện tích 7,5 sào tiêu của gia đình.
Gia đình chị Phan Thị Tài ở ấp Hiệp Thành, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức cũng mua giống lạc dại về trồng trong vườn tiêu nhà mình. Toàn bộ 1.000 trụ tiêu gần 5 năm tuổi của gia đình chị đã được phủ kín lạc dại, bước đầu hiệu quả mang lại rất rõ rệt. Việc đầu tư cho cây tiêu giảm hẳn vì lạc dại là cây họ đậu, sinh trưởng rất nhanh, lại cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây tiêu, giữ được độ ẩm và hút nước rất tốt, hoa của loại cây này cũng thu hút nhiều sinh vật có ích đến hút mật, sinh sản, giúp tấn công lại những con sâu hại vườn tiêu, từ đó giúp gia đình chị hạn chế được rất nhiều việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Ngoài ra, lạc dại còn là nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho đàn gia súc.
Chị Phan Thị Tài cho biết thêm, “Theo quan sát của tôi sau một thời gian trồng lạc dại, thấy những đám đất không trồng lạc dại thì côn trùng, kiến bu nhiều vào gốc tiêu, nhưng vườn của gia đình tôi trồng lạc dai thì những con côn trùng, kiến này sẽ bu vào gốc lạc dại, giúp cây tiêu phòng được nhiều loại sâu bệnh tấn công”.
Theo kỹ sư Trần Thị Thiên Hương, Phòng Kỹ thuật Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh, việc trồng cây lạc dại trong vườn tiêu mang lại rất nhiều lợi ích cho nông dân. Đó là do cây lạc dại không hút chất dinh dưỡng và không gây bệnh tuyến trùng cho các loại cây ăn trái, cây công nghiệp, trong đó có cây tiêu như nhiều bà con nghĩ mà trái lại cây lạc dại cải tạo đất rất tốt, tăng khả năng chống chọi cho cây tiêu gấp nhiều lần.
Một thuận lợi nữa là cây lạc dại rất dễ trồng. Cứ 1 trụ tiêu trưởng thành đã cho quả thì chỉ cần trồng 4 khóm lạc dại xung quanh. Còn đối với vườn tiêu mới xuống giống thì sau khi tiêu được một tháng có thể trồng lạc dại. Trồng lạc dại cũng giống như trồng dây khoai lang, chỉ cắt ra rồi trồng, tỷ lệ sống gần như đạt 100%. Sau khi trồng được khoảng 1 năm, cây lạc dại đã phát triển xanh tốt, người trồng tiêu có thể cắt và ủ vào gốc tiêu để giữ độ ẩm và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây tiêu. Đặc tính của cây lạc dại là khi cắt cây vẫn tiếp tục tái sinh và phát triển bình thường.
Đây là mô hình hiệu quả cần nhân rộng bởi ngoài việc giữ độ ẩm cho đất, tiết kiệm nước tưới vào mùa khô, việc trồng cỏ lạc còn có tác dụng khác như: khống chế các loài cỏ khác, tổng hợp chất dinh dưỡng, giúp chuyển đổi đạm khó hấp thụ thành đạm dễ hấp thụ cung cấp lại cho cây trồng…
Ông Lâm Ngọc Nhâm cho biết, hoa vừa thu hút các loại côn trùng gây hại cho vườn tiêu vừa tạo ra sản phẩm hữu cơ giúp tiêu phát triển, giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Mô hình này được ứng dụng nhiều trong trồng lúa, hoa màu, nhưng đối với tiêu thì chưa được áp dụng nhiều. Ông Nhâm chia sẻ, từ khi trồng hoa xen trong vườn tiêu, cây tiêu phát triển tốt, ít sâu bệnh. Đặc biệt, mỗi năm ông đã tiết kiệm được 5 triệu đồng/ha tiền mua thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài việc trồng hoa trong vườn tiêu, ông Nhâm còn sử dụng loại phân vi sinh được làm từ vỏ cua và phôi trứng gia cầm để chăm bón vườn tiêu. Loại phân này chỉ khoảng 55.000/lít, nhưng đem lại hiệu quả giống các loại phân hữu cơ khác trên thị trường. Với cách làm này đã giúp ông Nhân hầu như không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật để phun xịt, nhờ đó sản phẩm hồ tiêu của ông hiện nay đang được xuất đi nhiều nước trên thế giới, với giá khá cao so với các loại tiêu khác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Mô hình trồng hoa trong vườn tiêu giúp giảm thiểu tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng. Ảnh minh họa: baotintuc.vn |
Ông Nguyễn Như Đoan, ở thôn Tân Thành, xã Quảng Thanh, huyện Châu Đức - một trong số những người đầu tiên trong xã trồng cây lạc dại ( trong vườn tiêu cho biết, ông bắt đầu trồng cây lạc dại trong vườn tiêu từ mùa mưa năm 2014, lúc đầu chỉ trồng thử nghiệm 2.000m2. Cũng theo ông Đoan, đến mùa khô, khi tưới nước cho vườn tiêu thì ông nhận thấy trong khi phần đất chưa được trồng lạc dại thì chỉ nghỉ từ 4 đến 5 ngày là phải tưới lại, còn phần đất có trồng lạc dại thì 7 - 8 ngày mới phải tưới lại mà cây vẫn tươi tốt. Nhờ vậy, ông tiết kiệm được từ 15% đến 20% lượng nước tưới. Ngoài ra, vườn tiêu của gia đình ông khi được trồng lạc dại xanh tốt hơn những vườn tiêu bình thường không trồng loại cây này. Khi trồng phủ cây lạc dại cũng khống chế được các loại cỏ dại khác, việc phun thuốc trừ sâu cho tiêu cũng giảm hẳn nên ông tiếp tục trồng phủ kín hết toàn bộ diện tích 7,5 sào tiêu của gia đình.
Gia đình chị Phan Thị Tài ở ấp Hiệp Thành, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức cũng mua giống lạc dại về trồng trong vườn tiêu nhà mình. Toàn bộ 1.000 trụ tiêu gần 5 năm tuổi của gia đình chị đã được phủ kín lạc dại, bước đầu hiệu quả mang lại rất rõ rệt. Việc đầu tư cho cây tiêu giảm hẳn vì lạc dại là cây họ đậu, sinh trưởng rất nhanh, lại cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây tiêu, giữ được độ ẩm và hút nước rất tốt, hoa của loại cây này cũng thu hút nhiều sinh vật có ích đến hút mật, sinh sản, giúp tấn công lại những con sâu hại vườn tiêu, từ đó giúp gia đình chị hạn chế được rất nhiều việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Ngoài ra, lạc dại còn là nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho đàn gia súc.
Trồng cây lạc dại trong vườn tiêu mang lại nhiều lợi ích. Ảnh minh họa: tinnongnghiep.com |
Theo kỹ sư Trần Thị Thiên Hương, Phòng Kỹ thuật Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh, việc trồng cây lạc dại trong vườn tiêu mang lại rất nhiều lợi ích cho nông dân. Đó là do cây lạc dại không hút chất dinh dưỡng và không gây bệnh tuyến trùng cho các loại cây ăn trái, cây công nghiệp, trong đó có cây tiêu như nhiều bà con nghĩ mà trái lại cây lạc dại cải tạo đất rất tốt, tăng khả năng chống chọi cho cây tiêu gấp nhiều lần.
Một thuận lợi nữa là cây lạc dại rất dễ trồng. Cứ 1 trụ tiêu trưởng thành đã cho quả thì chỉ cần trồng 4 khóm lạc dại xung quanh. Còn đối với vườn tiêu mới xuống giống thì sau khi tiêu được một tháng có thể trồng lạc dại. Trồng lạc dại cũng giống như trồng dây khoai lang, chỉ cắt ra rồi trồng, tỷ lệ sống gần như đạt 100%. Sau khi trồng được khoảng 1 năm, cây lạc dại đã phát triển xanh tốt, người trồng tiêu có thể cắt và ủ vào gốc tiêu để giữ độ ẩm và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây tiêu. Đặc tính của cây lạc dại là khi cắt cây vẫn tiếp tục tái sinh và phát triển bình thường.
Đây là mô hình hiệu quả cần nhân rộng bởi ngoài việc giữ độ ẩm cho đất, tiết kiệm nước tưới vào mùa khô, việc trồng cỏ lạc còn có tác dụng khác như: khống chế các loài cỏ khác, tổng hợp chất dinh dưỡng, giúp chuyển đổi đạm khó hấp thụ thành đạm dễ hấp thụ cung cấp lại cho cây trồng…
Hoàng Nhị