Ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, hiện nay trước tình hình giá hồ tiêu đang có dấu hiệu hồi phục, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã mở rộng diện tích.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Lê Thị Ánh Tuyết khuyến cáo, giá cả hồ tiêu tăng lên như hiện nay bà con cần phải cân nhắc, không nên mở rộng diện tích mà cần tập trung đầu tư theo hướng an toàn, hữu cơ.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện nhiều vườn tiêu tại các địa phương như: huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, thị xã Phú Mỹ… nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm, rệp sáp, tuyến trùng.
Gia Lai là địa phương có diện tích hồ tiêu đứng thứ 3 khu vực Tây Nguyên với khoảng hơn 16.000 ha nhưng do tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh hoành hành đã làm thiệt hại gần 6.500 ha nên diện tích còn lại kém phát triển, năng suất thấp. Thực trạng này đã khiến hàng chục ngàn hộ dân lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần, trật tự, an ninh nông thôn trở nên phức tạp.
Vườn hồ tiêu xanh mướt của anh Lê Hùng Huấn ở xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nằm cuối con đường đất đỏ ngoằn nghèo. Đi dưới ngút ngàn màu xanh và nghe anh Huấn chia sẻ mới thấy đây là thành quả của sự không ngừng học hỏi và vận dụng đồng vốn đúng mục đích.
Huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đang phát triển mạnh mô hình trồng tiêu giá thể từ cây tràm (còn gọi là mô hình tiêu leo tràm), nhất là ở hai xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc và Vĩnh Hòa Hưng Nam. Nông dân ở Gò Quao hiện còn được chính quyền địa phương tạo điều kiện để tham gia vào các tổ hợp tác trồng tiêu hữu cơ, giúp tăng giá trị kinh tế từ sản phẩm tiêu hữu cơ.
Viện Khoa học Kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên diện tích tiêu chết hàng loạt đang tăng lên từng ngày, gây thiệt hại lớn cho các nông hộ trồng tiêu.
Đến Tây Nguyên vào mùa mưa, hẳn bạn phải đi trên những con đường đất đỏ lép nhép xình đất, nhưng bù lại là màu xanh ngút ngàn của cây lá tràn trề nhựa sống. Vườn hồ tiêu của anh Lê Hùng Huấn (Chư Sê - Gia Lai) nằm cuối con đường ngoằn ngoèo nhưng hút tầm mắt bởi màu xanh ngăn ngắt, giàu sức sống và no đủ. Theo lời anh Huấn thì màu xanh ấy có sự đóng góp không nhỏ của vốn rẻ.
Gia Lai là địa phương xây dựng được thương hiệu hồ tiêu, mang lại giá trị kinh tế cao đóng góp vào sự phát triển chung của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Xu hướng phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay là xây dựng một chuỗi sản phẩm sạch, bền vững bằng cách trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ vi sinh. Tiên phong trong phong trào này là anh Ngô Văn Tiên (sinh năm 1970) trú tại thôn 1, xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa đã đầu tư có chiều sâu mô hình tiêu bền vững, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá xuất khẩu hạt tiêu bình quân 8 tháng năm 2018 đạt gần 3.330 USD/tấn, giảm tới gần 62% so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân là do giá chào bán xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng của Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 8/2018, cùng chiều với xu hướng giảm chung của hạt tiêu thế giới.
Cây tiêu (Piper nigrum L.) có thể được trồng trên trụ chết như trụ gỗ, trụ xi măng, gạch… và trên các loại cây trụ sống như lồng mức, muồng đen, keo dậu, cau…
Thời gian gần đây, mô hình trồng hoa trong vườn tiêu ở Bà Rịa - Vũng Tàu để thu hút côn trùng, hạn chế sâu hại tấn công đã giúp nhiều hộ nông dân hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng. Từ đó, dần hình thành những mô hình trồng trọt an toàn theo hướng bền vững.