Ninh Phước là huyện có đông đồng bào Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Thời gian qua, các địa phương trong huyện đã tập trung thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và đạt được nhiều thành quả đáng kể. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Chăm được nâng cao, góp phần xây dựng môi trường sống hài hòa, hiện đại.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 gắn với phát triển đô thị, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai đồng bộ giải pháp nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, góp phần xây dựng môi trường sống hài hòa, hiện đại.
Ninh Phước là huyện có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất ở tỉnh Ninh Thuận với 10.997 hộ, 49.729 nhân khẩu. Được chính quyền hỗ trợ các mô hình sinh kế, liên kết sản xuất hiệu quả, đời sống đồng bào Chăm đang ngày một khởi sắc…
Nho cảnh Ninh Thuận được biết đến là sản phẩm vừa lạ, vừa độc đáo nên được nhiều khách hàng lựa chọn vào các dịp Tết đến, Xuân về. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các nhà vườn ở Ninh Thuận đang tất bật chăm sóc, chuẩn bị hàng ngàn chậu nho cảnh với nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Những ngày ngày, nông dân trồng táo ở tỉnh Ninh Thuận đang khẩn trương chăm sóc, thu hoạch táo bán cho thương lái. Táo bán được giá cao và đầu ra sản phẩm thuận lợi giúp bà con nông dân có thêm động lực để đẩy mạnh phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền vừa ký ban hành kế hoạch số 1363/KH-UBND về thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, nhiều nông hộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã và đang tích cực chuyển đổi diện tích cây trồng sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, cây rau màu có khả năng chịu được khí hậu khô hạn nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích, tăng hiệu quả kinh tế cho sản phẩm nông sản.
Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã và đang phát huy hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên.
Sinh ra và lớn lên ở làng Chăm Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) – nơi có nghề dệt thổ cẩm truyền thống từ rất lâu đời, từ nhỏ bà Thuận Thị Trụ (sinh năm 1948) đã học hỏi được nghề dệt thổ cẩm từ người mẹ truyền dạy. Qua năm tháng, bà Trụ đã hiểu rõ từng đường tơ, kẻ chỉ và tự ngồi vào khung cửi dệt nên những sản phẩm thổ cẩm với nét hoa văn độc đáo, mang đậm hơi thở, nét truyền thống của đồng bào Chăm.
Xuất thân và lập gia đình trên vùng đất cát nghèo khó ở xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), từ một nông dân chân đất thực thụ nhưng nhờ chịu khó học hỏi, chí thú làm ăn, biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên vùng đất "cát bay, cát nhảy" trước đây của An Hải đã được ông phủ xanh bởi loại cây trồng đặc thù, có giá trị kinh tế cao.
Không còn nỗi lo được mùa mất giá, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang mở ra hướng đi ổn định cho nông dân vùng đồng bào Chăm trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ trồng cây măng tây xanh bằng cam kết hỗ trợ tất cả từ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.
Biết tận dụng điều kiện tự nhiên, tập trung khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế, năm vừa qua, kinh tế - xã hội của huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã phát triển mạnh, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn Nông thôn mới trong năm 2019.
Trước tình trạng ruồi vàng đục quả và các loại côn trùng phá hoại cây trồng có dấu hiệu gia tăng, thời gian gần đây, một số hộ trồng táo ở tỉnh Ninh Thuận bắt đầu áp dụng phương pháp trùm lưới cho giàn táo, phương pháp mới này vừa giúp phòng ngừa các đối tượng dịch hại nguy hiểm vừa giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
Trước đây, dông chỉ là một loài bò sát hoang dã sinh sống trên những động cát ven biển, thế nhưng khi được người dân đưa về nuôi trong môi trường nhân tạo, con dông đã trở thành loại đặc sản quý ở tỉnh Ninh Thuận. Từ đó đến nay, việc nuôi dông ở một số địa phương trong tỉnh ngày càng phát triển, bởi nhu cầu thị trường với loại đặc sản này ngày càng cao. Nhờ đó, việc nuôi dông đem lại nguồn thu nhập ổn định, qua đó mở ra hướng phát triển mới cho hộ gia đình ở vùng nông thôn.
Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã phát triển nhiều vùng chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp đặc thù như: Vùng sản xuất nho, hành, tỏi, măng tây xanh ở huyện Ninh Hải; sản xuất nho, táo ở huyện Ninh Phước và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; chăn nuôi dê, cừu ở các huyện Ninh Hải, Thuận Nam, Ninh Phước, Thuận Bắc; trồng rau màu ở huyện Ninh Phước; trái cây đặc sản Lâm Sơn ở huyện Ninh Sơn.
Từ những ruộng bùn sình lầy, Quảng Ngọc Nhiên (31 tuổi, người dân tộc Chăm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đã cải tạo thành những cánh đồng hoa sen bát ngát để làm du lịch sinh thái.
Để tái cơ cấu nông nghiệp, hướng đến hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, “nút thắt” về cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư cho nông nghiệp đã và đang được tỉnh Ninh Thuận tháo gỡ, thu hút mạnh sự quan tâm đầu tư của “4 nhà” vào lĩnh vực nông nghiệp.
Phước Vinh là xã thuần nông của huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị ở địa phương, sự đồng thuận của người dân, bộ mặt nông thôn mới của Phước Vinh đã có chuyển biến rõ nét, địa phương đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2016. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm rác thải từ các khu dân cư và nước thải từ các trang trại chăn nuôi xả thải kéo dài chưa được giải quyết triệt để.
Ninh Thuận có nhiều làng nghề thủ công truyền thống, các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay nhiều làng nghề vẫn chưa tận dụng được ưu thế hiện có của mình; thậm chí nhiều làng nghề phải hoạt động cầm chừng và đang mai một dần.
Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, từ ngày 4 đến 19/7/2017; Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận phối hợp Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi tại các huyện Ninh Hải, Bác Ái, Ninh Phước, Thuận Nam.
Tỉnh Ninh Thuận (diện tích tự nhiên 3.358 km2) có 7 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Phan Rang – Tháp Chàm) và 6 huyện (Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Thuận Nam).
Trống Ghi-năng, Paranưng, kèn Saranai là bộ 3 nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong các nghi lễ, đời sống tinh thần của đồng bào Chăm. Với người Chăm, biết chơi những nhạc cụ này đã khó, làm ra bộ ba này càng khó hơn. Vì thế, những người có đủ “2 tài” trên được xem là “báu vật” - ông Hán Quân (thôn Tân Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước) là một trong số ít người như thế.
Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) là một làng gốm cổ, đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, làng gốm có khoảng 400 hộ dân, đa số là dân tộc Chăm và có đến 85% cư dân vẫn gắn bó với nghề gốm truyền thống.
Từ năm 2012, anh Hùng Ky ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đầu tư 80 triệu đồng để khoan giếng, lắp đặt đường ống xây dựng mô hình hệ thống tưới nước tiết kiệm cho 2,5 ha trồng cỏ cho gia súc và các loại rau màu như đậu xanh, cà chua, măng tây… đem lại hiệu quả kinh tế cao, doanh thu gần 1 tỷ đồng/ năm.