Xuân mới đang về với Ninh Phước

Xuân mới đang về với Ninh Phước
Mô hình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã: Phước Thuận, Anh Hải, Phước Hậu... đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào dân tộc. Ảnh: Trần Việt
Mô hình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã: Phước Thuận, Anh Hải, Phước Hậu... đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào dân tộc. Ảnh: Trần Việt

Nằm ở phía Nam tỉnh Ninh Thuận, huyện Ninh Phước có diện tích tự nhiên 34.195 ha gồm 8 xã và 1 thị trấn, tổng dân số gần 158.000 người, đồng bào dân tộc Chăm chiếm hơn 30,42%. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp 26.050 ha, Ninh Phước được coi là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh.

Nhiều tuyến đường giao thông liên xã trên địa bàn huyện Ninh Phước đã được nhựa hóa, thuận lợi cho đồng bào đi lại. Ảnh: Công Thử
Nhiều tuyến đường giao thông liên xã trên địa bàn huyện Ninh Phước đã được nhựa hóa, thuận lợi cho đồng bào đi lại. Ảnh: Công Thử

Nhiều tuyến kênh mương được xây dựng, dẫn nước tới tưới tận chân ruộng, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của đồng bào Chăm. Ảnh: Công Thử
Nhiều tuyến kênh mương được xây dựng, dẫn nước tới tưới tận chân ruộng, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của đồng bào Chăm. Ảnh: Công Thử

Theo ông Nguyễn Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ninh Phước, năm 2018 vừa qua, dù thời tiết không thuận lợi nhưng huyện đã thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt gần 6.361 tỷ đồng, tăng 12,81%; thu nhập bình quân đầu người đạt 35,9 triệu đồng, vượt 0,4 triệu so với kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,51%, hiện còn 1.794 hộ, chiếm 4,75% tổng dân số trên địa bàn...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người Raglai sinh sống trên địa bàn huyện Ninh Phước. Ảnh: Công Thử
Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người Raglai sinh sống trên địa bàn huyện Ninh Phước. Ảnh: Công Thử

Để có kết quả trên, Ninh Phước đã triển khai thực hiện tốt nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp như: mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa, với diện tích 5.511 ha; mô hình cánh đồng lớn với diện tích 2.367 ha gồm: lúa 2.276 ha, bắp nhân giống 80 ha, măng tây xanh 11 ha; mô hình trồng nho, táo theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Phước Thuận, An Hải, Phước Hậu... Các mô hình liên kết sản xuất cũng phát triển mạnh như: liên kết sản xuất lúa nhân giống 280 ha tại các xã Phước Hậu, Phước Thái, Phước Dân; bắp nhân giống 680 ha tại xã Phước Vinh, Phước Sơn; mô hình liên kết nuôi heo tập trung quy mô lớn từ 600 - 2.000 con/trại tại xã Phước Vinh và xã An Hải; mô hình liên kết nuôi gà lấy trứng quy mô 120.000 con/ trại tại xã Phước Vinh...

Du khách tham quan, tìm hiểu làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm. Ảnh: Công Thử Những năm gần đây, nhiều làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc được hồi sinh và phát triển, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ninh Phước. Ảnh: Nguyễn Huy Thành
Du khách tham quan, tìm hiểu làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm. Ảnh: Công Thử
 
Du khách tham quan, tìm hiểu làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm. Ảnh: Công Thử Những năm gần đây, nhiều làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc được hồi sinh và phát triển, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ninh Phước. Ảnh: Nguyễn Huy Thành
Những năm gần đây, nhiều làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc được hồi sinh và phát triển, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ninh Phước. Ảnh: Nguyễn Huy Thành

Các mô hình kinh tế hiệu quả cao đã làm thay đổi tập quán canh tác, tạo việc làm mới, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nông dân, tích cực góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn mới ngày càng khởi sắc. Đến nay, Ninh Phước đã đạt 7/9 tiêu chí huyện Nông thôn mới và có thêm 2 xã An Hải, Phước Hữu đạt 19/19 tiêu chí Nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn lên 7/8 xã. Đây là cơ sở giúp Ninh Phước hướng tới mục tiêu đạt chuẩn huyện Nông thôn mới vào năm 2019.

Chăn nuôi gia súc được coi là thế mạnh của huyện Ninh Phước. Ảnh: Công Thử
Chăn nuôi gia súc được coi là thế mạnh của huyện Ninh Phước.
Ảnh: Công Thử

Nông dân huyện Ninh Phước trồng rau màu theo hướng sản xuất an toàn. Ảnh: Công Thử
Nông dân huyện Ninh Phước trồng rau màu theo hướng sản xuất an toàn.
Ảnh: Công Thử

Xuân mới đang về, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Ninh Phước đang tràn đầy phấn khởi và tin tưởng trong năm 2019, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt hơn 7.225 tỷ đồng; thu nhập bình quân đạt 40,3 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,5%...
Đức Thịnh

Có thể bạn quan tâm