Song song với việc khai thác các điểm du lịch, cán bộ và người dân Ninh Bình còn chú trọng đến công tác gìn giữ, bảo tồn đa dạng sinh học để phục vụ trở lại sự phát triển của du lịch. Có dịp về với người dân làm du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (huyện Gia Viễn, Ninh Bình), du khách đã có nhiều trải nghiệm thú vị, ở đó người dân không đặt mục tiêu làm kinh tế lên hàng đầu mà thay vào đó họ mong muốn duy trì và phát huy được sự đa dạng của thiên nhiên nơi đây.
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long được thành lập từ năm 2010, trải rộng trên địa bàn 7 xã với điện tích 2.736 ha nằm ở phía Bắc của huyện Gia Viễn, trong đó 3/4 là diện tích núi đá, diện tích còn lại là khu vực đất ngập nước. Nơi đây có sự đa dạng sinh học cao, gồm các loại cây sống trên núi đá vôi với 687 loài, thuộc 451 chi, 144 họ, trong đó có 266 loài cây dùng làm thuốc; gần 1.000 ha đầm nước đang ở trạng thái tự nhiên hoang dã có 35 loài thực vật thủy sinh, các loài vi tảo. Tại Vân Long, các loại động vật sống trên cạn phong phú như các loại côn trùng, ếch, nhái, bò sát, trên 100 loài chim, 39 loài thú... Đặc biệt, tại đây có nhiều loại động thực vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam, trong đó có loại voọc mông trắng, một loài động vật đặc hữu của Việt Nam. Hiện Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long được Ban Quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình quản lý, bảo vệ.
Khu vực thôn Đá Hàn, xã Gia Hòa, thuộc khu vực vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Cộng tác viên kiểm lâm Trần Xuân Văn, Trạm bảo vệ rừng Bắc Đá Hàn phấn khởi cho biết, anh làm cộng tác viên bảo vệ rừng ở đây đã được hơn mười năm. Ngoài công việc chính hàng ngày là chạy chợ và làm nông nghiệp, anh giúp đỡ đắc lực cho lực lượng kiểm lâm trên địa bàn. Theo anh Văn, trước đây, tình trạng người dân vào rừng săn bắn, đốt than và chặt cây diễn ra thường xuyên, đến nay không còn tình trạng này nữa. Thời gian gần đây, khách du lịch về rất đông nên người dân càng có ý thức bảo vệ rừng, bởi bảo vệ rừng chính là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan đẹp, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách du lịch.
Bà Vũ Thị Tuyên, thôn Tập Ninh, xã Vân Long, một lái đò lâu năm tại Khu du lịch sinh thái Vân Long cho biết, ngoài việc đồng áng, những lúc nông nhàn, bà tham gia vào đội lái đò của khu du lịch và gắn bó với công việc này được hơn chục năm nay. Theo bà Tuyên, công việc lái đò không chỉ mang thêm thu nhập cho gia đình mà còn là công việc thú vị đối với bà, bởi nó gắn với thiên nhiên, có điều kiện bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan của địa phương. Đơn cử như việc trên mỗi đò đều có thùng đựng rác, tránh tình trạng khách du lịch xả rác ra đầm.
Lần đầu tiên đến Vân Long, du khách Nguyễn Thị Lệ, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, bà có nhiều ấn tượng đẹp về cảnh quan thiên nhiên, hệ động thực vật đa dạng nơi này. Bên cạnh đó, bà Lệ cảm nhận được sự thân thiện, nhiệt tình của những người làm du lịch. Đặc biệt là những người lái đò rất tâm huyết với nghề, ngoài việc chèo đò, họ còn là những hướng dẫn viên du lịch thông thạo địa bàn, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức bảo vệ thiên nhiên rất tốt.
Trạm trưởng Trạm Du lịch Vân Long Trần Xuân Quang cho biết: “Ngay từ khi thành lập Khu du lịch Vân Long, các cấp chính quyền đã xác định đây là khu du lịch bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan. Do vậy, Trạm Du lịch Vân Long đã tuyên truyền, giáo dục cho bà con không được chặt cây, phá vỡ cảnh quan môi trường, không được khai thác đá cảnh ở trong khu bảo tồn. Bên cạnh đó, với 500 lái đò đăng ký hoạt động, Trạm yêu cầu đò hoạt động phải là đò nan tre chèo tay, không được sử dụng đò máy. Những năm gần đây, Vân Long đón bình quân 4 vạn khách/năm đến thăm quan, nghỉ dưỡng, con số này tăng trưởng từng năm.
Về vấn đề bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long gắn với khai thác du lịch, ông Mai Văn Quyền, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long cho biết, ngay từ khi thành lập khu bảo tồn Ban Quản lý rừng đã chú trọng đến việc thu hút cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh học. Vì thế, tại đây không di dời người dân ra khỏi khu bảo tồn để người dân bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên. Hiện 7 xã tại khu bảo tồn có khoảng 5 vạn dân, việc bảo tồn chỉ bền vững nếu như có cộng đồng cùng tham gia. Đến nay, khu bảo tồn và vùng giáp ranh khu bảo tồn khu vực Đồng Tâm (Lạc Thủy, Hòa Bình) đã thu hút được 30 cộng tác viên kiểm lâm tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên cùng với Ban Quản lý rừng.
Cũng theo ông Quyền, việc nêu cao trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên đã thể hiện rõ qua việc cá thể voọc mông trắng tại đây đã tăng lên gấp 4 lần trong 15 năm qua. Cụ thể, đầu những năm 2010, trên địa bàn chỉ có 40 cá thể voọc mông trắng trắng, nay đã có trên 150 cá thể. Cùng với đó, người dân không vào rừng khai thác cây, đốt than hay săn bắn như trước đây nữa. Ngoài ra, từ khi thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long đến nay, trên địa bàn chỉ có hai vụ cháy rừng nhỏ, được dập tắt kịp thời.
Để tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn, bảo vệ và khai thác Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, ông Quyền cho rằng cần phải có kế hoạch khai thác hợp lý, đẩy mạnh tuyên truyền ở cộng đồng thông qua công việc thực tế hàng ngày của những người trực tiếp làm du lịch. Đồng thời, tuyên truyền tại các trường học, tổ chức các tiết học ngoại khóa cho học sinh trên địa bàn để thăm quan, tham gia bảo tồn, nâng cao nhận thức, định hướng lâu dài cho các thế hệ. Mặt khác, trong tương lai, địa phương cần có một chiến lược phát triển du lịch phù hợp, có sự quản lý theo hệ thống để khai thác tốt, bền vững hơn, hài hòa giữa mục tiêu phát triển du lịch với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên.
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long để lại ấn tượng cho du khách về cảnh quan thiên nhiên, hệ động thực vật đa dạng. Ảnh minh họa: Internet. |
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long được thành lập từ năm 2010, trải rộng trên địa bàn 7 xã với điện tích 2.736 ha nằm ở phía Bắc của huyện Gia Viễn, trong đó 3/4 là diện tích núi đá, diện tích còn lại là khu vực đất ngập nước. Nơi đây có sự đa dạng sinh học cao, gồm các loại cây sống trên núi đá vôi với 687 loài, thuộc 451 chi, 144 họ, trong đó có 266 loài cây dùng làm thuốc; gần 1.000 ha đầm nước đang ở trạng thái tự nhiên hoang dã có 35 loài thực vật thủy sinh, các loài vi tảo. Tại Vân Long, các loại động vật sống trên cạn phong phú như các loại côn trùng, ếch, nhái, bò sát, trên 100 loài chim, 39 loài thú... Đặc biệt, tại đây có nhiều loại động thực vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam, trong đó có loại voọc mông trắng, một loài động vật đặc hữu của Việt Nam. Hiện Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long được Ban Quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình quản lý, bảo vệ.
Khu vực thôn Đá Hàn, xã Gia Hòa, thuộc khu vực vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Cộng tác viên kiểm lâm Trần Xuân Văn, Trạm bảo vệ rừng Bắc Đá Hàn phấn khởi cho biết, anh làm cộng tác viên bảo vệ rừng ở đây đã được hơn mười năm. Ngoài công việc chính hàng ngày là chạy chợ và làm nông nghiệp, anh giúp đỡ đắc lực cho lực lượng kiểm lâm trên địa bàn. Theo anh Văn, trước đây, tình trạng người dân vào rừng săn bắn, đốt than và chặt cây diễn ra thường xuyên, đến nay không còn tình trạng này nữa. Thời gian gần đây, khách du lịch về rất đông nên người dân càng có ý thức bảo vệ rừng, bởi bảo vệ rừng chính là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan đẹp, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách du lịch.
Bà Vũ Thị Tuyên, thôn Tập Ninh, xã Vân Long, một lái đò lâu năm tại Khu du lịch sinh thái Vân Long cho biết, ngoài việc đồng áng, những lúc nông nhàn, bà tham gia vào đội lái đò của khu du lịch và gắn bó với công việc này được hơn chục năm nay. Theo bà Tuyên, công việc lái đò không chỉ mang thêm thu nhập cho gia đình mà còn là công việc thú vị đối với bà, bởi nó gắn với thiên nhiên, có điều kiện bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan của địa phương. Đơn cử như việc trên mỗi đò đều có thùng đựng rác, tránh tình trạng khách du lịch xả rác ra đầm.
Lần đầu tiên đến Vân Long, du khách Nguyễn Thị Lệ, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, bà có nhiều ấn tượng đẹp về cảnh quan thiên nhiên, hệ động thực vật đa dạng nơi này. Bên cạnh đó, bà Lệ cảm nhận được sự thân thiện, nhiệt tình của những người làm du lịch. Đặc biệt là những người lái đò rất tâm huyết với nghề, ngoài việc chèo đò, họ còn là những hướng dẫn viên du lịch thông thạo địa bàn, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức bảo vệ thiên nhiên rất tốt.
Trạm trưởng Trạm Du lịch Vân Long Trần Xuân Quang cho biết: “Ngay từ khi thành lập Khu du lịch Vân Long, các cấp chính quyền đã xác định đây là khu du lịch bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan. Do vậy, Trạm Du lịch Vân Long đã tuyên truyền, giáo dục cho bà con không được chặt cây, phá vỡ cảnh quan môi trường, không được khai thác đá cảnh ở trong khu bảo tồn. Bên cạnh đó, với 500 lái đò đăng ký hoạt động, Trạm yêu cầu đò hoạt động phải là đò nan tre chèo tay, không được sử dụng đò máy. Những năm gần đây, Vân Long đón bình quân 4 vạn khách/năm đến thăm quan, nghỉ dưỡng, con số này tăng trưởng từng năm.
Về vấn đề bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long gắn với khai thác du lịch, ông Mai Văn Quyền, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long cho biết, ngay từ khi thành lập khu bảo tồn Ban Quản lý rừng đã chú trọng đến việc thu hút cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh học. Vì thế, tại đây không di dời người dân ra khỏi khu bảo tồn để người dân bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên. Hiện 7 xã tại khu bảo tồn có khoảng 5 vạn dân, việc bảo tồn chỉ bền vững nếu như có cộng đồng cùng tham gia. Đến nay, khu bảo tồn và vùng giáp ranh khu bảo tồn khu vực Đồng Tâm (Lạc Thủy, Hòa Bình) đã thu hút được 30 cộng tác viên kiểm lâm tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên cùng với Ban Quản lý rừng.
Người dân nơi đây luôn có ý thức bảo vệ rừng chính là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan đẹp, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách du lịch. Ảnh minh họa: Internet. |
Cũng theo ông Quyền, việc nêu cao trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên đã thể hiện rõ qua việc cá thể voọc mông trắng tại đây đã tăng lên gấp 4 lần trong 15 năm qua. Cụ thể, đầu những năm 2010, trên địa bàn chỉ có 40 cá thể voọc mông trắng trắng, nay đã có trên 150 cá thể. Cùng với đó, người dân không vào rừng khai thác cây, đốt than hay săn bắn như trước đây nữa. Ngoài ra, từ khi thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long đến nay, trên địa bàn chỉ có hai vụ cháy rừng nhỏ, được dập tắt kịp thời.
Để tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn, bảo vệ và khai thác Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, ông Quyền cho rằng cần phải có kế hoạch khai thác hợp lý, đẩy mạnh tuyên truyền ở cộng đồng thông qua công việc thực tế hàng ngày của những người trực tiếp làm du lịch. Đồng thời, tuyên truyền tại các trường học, tổ chức các tiết học ngoại khóa cho học sinh trên địa bàn để thăm quan, tham gia bảo tồn, nâng cao nhận thức, định hướng lâu dài cho các thế hệ. Mặt khác, trong tương lai, địa phương cần có một chiến lược phát triển du lịch phù hợp, có sự quản lý theo hệ thống để khai thác tốt, bền vững hơn, hài hòa giữa mục tiêu phát triển du lịch với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên.
Phương - Dung (TTXVN)