|
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều địa phương trong cả nước đã duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều gia đình ở vùng nông thôn trong cả nước |
Một số chương trình tín dụng có dư nợ tăng trưởng cao so với năm 2014 như: cho vay hộ cận nghèo (tăng 10.340 tỷ), cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nôn thôn (tăng 4.710 tỷ), cho vay hộ mới thoát nghèo (tăng 3.504 tỷ) và cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (tăng 1.522 tỷ);
|
Phát triển nghề thủ công truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh |
Về chất lượng tín dụng, năm 2015, NHCSXH đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Trong tổng dư nợ hơn 143.000 tỷ đồng, nợ quá hạn và nợ khoanh của toàn quốc là 1.107 tỷ đồng chỉ chiếm 0,78% tổng dư nợ, giảm 32 tỷ đồng so với năm 2014.
|
Một trang trại chăn nuôi lợn ở Lào Cai được NHCSXH cho vay vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi |
|
Từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã mở rộng đáng kể diện tích cây cà phê. Ảnh: TTXVN |
|
Nước sạch đã về tới các bản làng vùng sâu, vùng xa. Ảnh: TTXVN |
Trong năm 2015, đã có gần 2,4 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp trên 400 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 180 nghìn lao động từ chương trình cho vay giải quyết việc làm, trên 2,4 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 102 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn (lần đầu) học tập trong năm; xây dựng gần 1,36 triệu công trình nước sạch, vệ sinh ở nông thôn; trên 5,3 nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt cho hộ nghèo các tỉnh miền Trung và gần 2,5 nghìn căn nhà vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long…
|
Một điểm giao dịch vay vốn NHCSXH ở Quảng Trị. Ảnh: TTXVN |
|
Cụm tuyến dân cư vượt lũ ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: TTXVN |