Nguyễn Hoàng Trung đang chăm sóc đàn hươu |
Tốt nghiệp PTTH, chàng thanh niên sinh năm 1983 này đã có 3 năm rèn luyện trong quân đội. 3 năm sau khi trở về địa phương, cũng là khoảng thời gian Trung loay hoay tìm cách làm ăn và đến năm 2007, là thời điểm Trung quyết tâm “phải” bắt tay vào làm giàu. Với số tiền có được từ việc bán đất do cha mẹ cho, cộng thêm vay mượn của người thân trong gia đình mỗi người một ít, Trung mua 3ha cà phê tại Rô Men (Đam Rông). Sau quá trình dày công chăm sóc, năm 2011, cà phê đã bắt đầu cho trái bói và vài năm trở lại đây, trung bình mỗi năm thu nhập từ 3ha cà phê này cũng cho Trung khoảng 240 triệu đồng. Không dừng lại ở đây, năm 2012, vợ chồng Trung tiếp tục vay mượn ngân hàng để đầu tư làm nhà kính, với một số loại cây trồng luân canh như: Ớt ngọt, đậu co ve, dưa leo… “Đây là mô hình đầu tư của huyện Đức Trọng, Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí, nông dân đầu tư 50% còn lại. Để bắt tay vào mô hình mới này, tôi cũng phải đi tìm hiểu cách làm tại các nhà kính khác. Ngay lần đầu tiên xuống giống, vợ chồng tôi đã gặp rủi ro vì mưa lớn làm úng ngập hết, lúc đó phải bỏ hết để làm lại. Rồi đầu ra cho sản phẩm cũng phải tự tìm đến tận các vựa rau trong huyện để liên hệ” - anh Trung kể. Nhưng giờ thì khó khăn cũng tạm qua đi và mỗi năm, thu nhập từ rau trồng trong nhà kính đem lại cho vợ chồng anh khoảng 100 triệu đồng/năm.
Cách đây 2 năm, khi chương trình khởi nghiệp dành cho thanh niên của Trung tâm kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) đến với Lâm Đồng, Trung là 1 trong 2 thành viên đầu tiên của huyện Đức Trọng tham gia CLB khởi nghiệp do BSA khởi xướng. “Lúc bắt tay vào làm kinh tế, tôi muốn thực hiện nhiều thứ lắm và cũng không có chiến lược, kế hoạch cụ thể, nhưng từ khi trở thành thành viên của CLB rồi, tôi được đi học tập, giao lưu, tham quan các mô hình trang trại, cách làm kinh tế của các bạn ở tỉnh khác, đồng thời, chúng tôi còn được tập huấn về cách quản lý công việc, nhân công, trang trại… Từ khi tham gia CLB, tôi thấy mình được mở mang rất nhiều và cũng mạnh dạn thử nghiệm các mô hình kinh tế như hiện nay” - Trung chia sẻ. Và việc tiếp theo vợ chồng Trung bắt tay vào làm đó là nuôi hươu vào giữa năm 2013. Anh cũng là nông dân đầu tiên của Đức Trọng mạnh dạn thử nghiệm mô hình này. “Hôm đó, cả 2 vợ chồng đang xem ti vi, thấy mô hình nuôi hươu hay hay, vậy là chiều hôm đó, 2 vợ chồng quyết định đi Tân Hà (Lâm Hà) “bắt” 3 chú hươu về nuôi” - Trung kể. Trung cho biết thêm, hươu là loại ăn tạp rất dễ nuôi, với thức ăn chủ yếu là cỏ, lá cây. Vậy nên Trung cũng đầu tư trồng 3 sào cỏ trong nhà để cung cấp thức ăn cho hươu. Những chú hươu này nuôi khoảng 3 năm thì cho nhung và cho liên tục mỗi năm 1 hoặc 2 đợt tùy kỹ thuật chăm sóc. Sau khi vợ chồng anh bắt tay vào nuôi hươu, đến tháng 12/2014, từ nguồn dự án đầu tư của tỉnh, anh được đầu tư thêm 7 con nữa, đưa tổng đàn hươu của Trung hiện nay lên 10 con. Trong số đó, đã có 3 con cho nhung. Theo chia sẻ của anh Trung thì giá của một lạng nhung hươu khoảng từ 2,2-2,5 triệu đồng nhưng nhung lúc nào cũng “cháy” hàng. Vào năm 2014 vừa qua, Trung lại tiếp tục mua thêm 2ha cà phê nữa, rồi lại bắt tay vào thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ. Sau quá trình thử nghiệm với 4 con chim trĩ lúc ban đầu, đến nay, đàn chim trĩ của Trung đã lên đến 14 con và anh đang dự định cuối tháng này sẽ tiếp tục mở rộng. Theo nhận định của Trung, nuôi chim trĩ vừa an toàn, lại cho hiệu quả kinh tế cao nên thời gian sắp tới, nếu được, anh sẽ chuyển sang nuôi và kinh doanh loài chim này.
Cách đây 2 năm, khi chương trình khởi nghiệp dành cho thanh niên của Trung tâm kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) đến với Lâm Đồng, Trung là 1 trong 2 thành viên đầu tiên của huyện Đức Trọng tham gia CLB khởi nghiệp do BSA khởi xướng. “Lúc bắt tay vào làm kinh tế, tôi muốn thực hiện nhiều thứ lắm và cũng không có chiến lược, kế hoạch cụ thể, nhưng từ khi trở thành thành viên của CLB rồi, tôi được đi học tập, giao lưu, tham quan các mô hình trang trại, cách làm kinh tế của các bạn ở tỉnh khác, đồng thời, chúng tôi còn được tập huấn về cách quản lý công việc, nhân công, trang trại… Từ khi tham gia CLB, tôi thấy mình được mở mang rất nhiều và cũng mạnh dạn thử nghiệm các mô hình kinh tế như hiện nay” - Trung chia sẻ. Và việc tiếp theo vợ chồng Trung bắt tay vào làm đó là nuôi hươu vào giữa năm 2013. Anh cũng là nông dân đầu tiên của Đức Trọng mạnh dạn thử nghiệm mô hình này. “Hôm đó, cả 2 vợ chồng đang xem ti vi, thấy mô hình nuôi hươu hay hay, vậy là chiều hôm đó, 2 vợ chồng quyết định đi Tân Hà (Lâm Hà) “bắt” 3 chú hươu về nuôi” - Trung kể. Trung cho biết thêm, hươu là loại ăn tạp rất dễ nuôi, với thức ăn chủ yếu là cỏ, lá cây. Vậy nên Trung cũng đầu tư trồng 3 sào cỏ trong nhà để cung cấp thức ăn cho hươu. Những chú hươu này nuôi khoảng 3 năm thì cho nhung và cho liên tục mỗi năm 1 hoặc 2 đợt tùy kỹ thuật chăm sóc. Sau khi vợ chồng anh bắt tay vào nuôi hươu, đến tháng 12/2014, từ nguồn dự án đầu tư của tỉnh, anh được đầu tư thêm 7 con nữa, đưa tổng đàn hươu của Trung hiện nay lên 10 con. Trong số đó, đã có 3 con cho nhung. Theo chia sẻ của anh Trung thì giá của một lạng nhung hươu khoảng từ 2,2-2,5 triệu đồng nhưng nhung lúc nào cũng “cháy” hàng. Vào năm 2014 vừa qua, Trung lại tiếp tục mua thêm 2ha cà phê nữa, rồi lại bắt tay vào thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ. Sau quá trình thử nghiệm với 4 con chim trĩ lúc ban đầu, đến nay, đàn chim trĩ của Trung đã lên đến 14 con và anh đang dự định cuối tháng này sẽ tiếp tục mở rộng. Theo nhận định của Trung, nuôi chim trĩ vừa an toàn, lại cho hiệu quả kinh tế cao nên thời gian sắp tới, nếu được, anh sẽ chuyển sang nuôi và kinh doanh loài chim này.
Với ý chí quyết tâm của tuổi trẻ, người thanh niên Nguyễn Hoàng Trung cũng là Chi hội trưởng Chi hội nông dân của thôn Thanh Bình 1, đã vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng bằng chính sức lao động của mình ngay trên mảnh đất quê hương. Anh xứng đáng là một trong 40 gương điển hình trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vừa được Huyện Đoàn Đức Trọng tuyên dương.
Báo Lâm Đồng