Người dân thành phố Hà Tĩnh nỗ lực tìm cách “sống chung với lũ”

Anh Trần Văn Hậu, đại diện nhóm Thiện tâm Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết, nhóm đi xuồng đến những điểm người dân bị cô lập, không thể ra ngoài được để cứu trợ hàng ăn bao gồm: mì tôm, sữa, lương khô… Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN
Anh Trần Văn Hậu, đại diện nhóm Thiện tâm Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết, nhóm đi xuồng đến những điểm người dân bị cô lập, không thể ra ngoài được để cứu trợ hàng ăn bao gồm: mì tôm, sữa, lương khô… Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN

Sau gần ba ngày nước lũ “đổ bộ”, mọi tuyến đường tại thành phố Hà Tĩnh đều chìm trong biển nước. Điện, nước không có; giao thông, liên lạc bị chia cắt; lương thực, thực phẩm thiếu, người dân thành phố Hà Tĩnh đang nỗ lực tìm cách “sống chung” với trận lũ mà theo họ là chưa từng có trong lịch sử.

Người dân thành phố Hà Tĩnh nỗ lực tìm cách “sống chung với lũ” ảnh 1Anh Trần Văn Hậu, đại diện nhóm Thiện tâm Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết, nhóm đi xuồng đến những điểm người dân bị cô lập, không thể ra ngoài được để cứu trợ hàng ăn bao gồm: mì tôm, sữa, lương khô… Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN

Bà Lê Thị Hà, 65 tuổi, sống tại đường Hà Huy Tập (phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh) cho biết: Đây có lẽ là trận lũ cao nhất trong lịch sử mà tôi từng chứng kiến. Trước đây, năm 2010 cũng xảy ra một trận lũ kinh hoàng với người dân thành phố Hà Tĩnh nhưng theo tôi chưa “nhằm nhò” gì so với trận lũ năm nay.

Tại thành phố Hà Tĩnh, nhiều tuyến đường ngập sâu hơn 2 mét như các đường Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập, Đồng Quế, Nguyễn Biểu… Nước tràn vào ngập cả tầng 1, nhiều gia đình không có tầng 2 phải đi lánh nạn ở những vùng cao hơn. Nước ngập, đường ngập cùng với việc mất điện, mất nước, thực phẩm thiếu đã khiến người dân thành phố Hà Tĩnh vô cùng vất vả để vượt qua.

Có mặt tại vòng xuyến BMC - được coi là nơi cao nhất của thành phố Hà Tĩnh, trong đêm 19/10, nước cũng ngập đến hơn đầu gối. Đến ngày 20/10, mưa đã bắt đầu giảm, nước rút được phần nào, địa điểm này trở thành điểm tập kết, trung chuyển của người dân thành phố.

Một “chợ xép” tự phát mọc lên trước tòa nhà Vincom Hà Tĩnh với dăm món hàng thực phẩm thiết yếu được bày bán như: rau, thịt, cá. Một tiểu thương buôn bán rau ở chợ thành phố Hà Tĩnh cho biết: Tôi đem rau lên đây bán lời lãi không được bao nhiêu nhưng mong muốn cung cấp được rau xanh cần thiết cho người dân sống qua những ngày mưa lũ.

Người dân thành phố Hà Tĩnh nỗ lực tìm cách “sống chung với lũ” ảnh 2Hàng chục chủ xe đã tự nguyện mang xe đến để “trung chuyển” miễn phí người dân đi mua hàng dọc các tuyến đường như Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN

Ngày 20/10, chỉ có hai siêu thị lớn ở thành phố Hà Tĩnh là Vincom và CO.OP Mart mở cửa nên rất đông người dân vượt nước lũ đến để mua những nhu yếu phẩm cần thiết như mì tôm, nước uống, gas, nến... Tuy nhiên, quãng đường để đến được siêu thị không hề đơn giản, người dân phải vượt qua nhiều tuyến đường ngập sâu nguy hiểm.

Trong những ngày này, tình người lại tỏa sáng hơn bao giờ hết. Tại các đường phố ở thành phố Hà Tĩnh, hàng chục chủ xe ben đã tự nguyện mang xe đến để “trung chuyển” miễn phí người dân đi mua hàng dọc các tuyến đường như Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập…

Anh Ngô Văn Hùng, lái xe ben trú ở Tổ dân phố 12 (thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết: Khu vực nhà tôi ở tuy không bị ngập nhưng những ngày này ở nhà rất nóng ruột, tôi mang xe vào đây, tự đổ dầu để cứu trợ giúp người dân. Từ chiều 19/10 đến nay, tôi di chuyển theo cung đường từ vòng xuyến BMC đi dọc đường Hà Huy Tập, người dân có nhu cầu sẽ lên xe để tôi “trung chuyển” đến tận nơi miễn phí.

Có mặt trên thùng xe ben của anh Hùng, anh Trần Quốc Hoàng (trú ở khối phố 3, phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh) xúc động nói: Mưa lụt, nhà toàn phụ nữ và trẻ nhỏ, tôi phải bất chấp nước to, lội từ trong ngõ ở đường Hà Huy Tập ra để mua đồ dùng thiết yếu. May mắn là gặp được những anh xe ben tốt bụng nên quãng đường di chuyển được dễ dàng hơn.

Dọc các tuyến đường như Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… còn có nhiều đội nhóm thiện nguyện dùng những chiếc xuồng hơi chất đầy các nhu yếu phẩm cần thiết như: mì tôm, sữa, nước, bánh ngọt… được chia thành từng túi nhỏ, kéo đi dọc các tuyến đường để cứu trợ cho người dân bị cô lập, thiếu thốn nhu yếu phẩm cần thiết.

Người dân thành phố Hà Tĩnh nỗ lực tìm cách “sống chung với lũ” ảnh 3Tại vòng xuyến BMC, điểm cao nhất tại thành phố Hà Tĩnh phát sinh "chợ xép" để người dân đến mua thực phẩm. Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN

Anh Trần Văn Hậu, đại diện nhóm Thiện tâm Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết: Nhóm dự kiến mua hàng vào cứu trợ đồng bào lũ lụt ở huyện Cẩm Xuyên nhưng do Quốc lộ 1A bị ngập sâu không thể di chuyển được. Chứng kiến người dân thành phố Hà Tĩnh đang bị cô lập bởi lũ lụt, Đoàn quyết định trước mắt ứng cứu cho người dân thành phố. Từ chiều 19/10, nhóm dùng xuồng cứu trợ giúp người dân di dời người và tài sản. Đến sáng 20/10, nhóm bắt đầu đi xuồng đến những điểm người dân bị cô lập, không thể ra ngoài được để cứu trợ hàng ăn gồm mì tôm, sữa, lương khô…

Theo dự báo từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do mưa lớn còn tiếp diễn, lũ trên các con sông lớn đang xuống chậm nên cảnh báo ngập lụt sâu, diện rộng tiếp tục diễn ra ở vùng trũng thấp, các khu đô thị ở Hà Tĩnh. Người dân thành phố Hà Tĩnh tiếp tục chuẩn bị tinh thần để “sống chung với lũ” trong nhiều ngày tới.

Hoàng Ngà

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Kiên Giang là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 13% với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Đồng bào Khmer đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển.

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiều hình thái thời tiết xuất hiện trong những ngày tới tại các khu vực. Tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng không khí lạnh sẽ gây lạnh, rét kèm theo mưa dông ở khu vực này. Trong khi đó, khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong những ngày tới.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 11/4/2025: Không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Bản tin Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát đi ngày 11/4 dự báo: Trên đất liền, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ kể từ ngày 12/4.

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Để đạt mục tiêu đến cuối tháng 6/2025 hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh, chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại địa bàn huyện Phú Tân.

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ Phạm Văn Hiểu làm trưởng đoàn đã thăm và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đến viên chức Phòng báo Khmer, Báo Cần Thơ.

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Phước đang phấn đấu đến ngày 30/6/2025 hoàn thành xây dựng, sửa chữa 797 căn nhà cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và hộ nghèo, cận nghèo. Do đó, các địa phương ưu tiên hỗ trợ sớm cho những hộ có đủ điều kiện, không vướng các thủ tục về pháp lý, nhất là vấn đề đất đai để triển khai xây dựng nhà theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Trước mắt, Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh sẽ phân bổ kinh phí hỗ trợ các hộ có đất xây nhà.

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong rất nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên. Tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình xâm nhập mặn đã và đang diễn biến khó lường, đòi hỏi cần phải tiếp tục có những giải pháp ứng phó hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân tại các địa phương khu vực nêu trên.

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Tính đến ngày 6/4, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây mới, sửa chữa 5.043 căn nhà, đạt 59,43% so với tổng số 8.485 căn theo kế hoạch; trong đó, 1.556 căn đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

Từ năm 2020-2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã trích gần 116 tỷ đồng từ nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp của cán bộ công nhân viên cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội; trong đó đã xây dựng và trao tặng 291 căn nhà tình nghĩa cho nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên có nơi ở an toàn, ổn định cuộc sống.

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 10/4, ở khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C. Cùng đó, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực từ Thanh Hóa đến Huế có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Tối 9/4, tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc Chương trình Tết Quân - Dân và Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer năm 2025. Chương trình diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại xã Đông Thành, thị xã Bình Minh gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây với sự tham gia của khoảng 450 đại biểu đến từ 37 đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Chiều 9/4, Tổ công tác số 10 (Đội 4, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Hà Giang) đã tiến hành trao trả tài sản bị rơi cho một nữ du khách mang quốc tịch Latvia (Lít-va) trong chuyến du lịch khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn.

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Ngày 9/4, tại bản Chồi, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Nhà tránh trú cộng đồng – công trình thể hiện sự nỗ lực ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 9/4/2025: Khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 9/4, tại Nam Bộ nền nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, độ cao nhất 33-36 độ C, có mây, ngày nắng. Riêng khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông cảnh báo có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đưa vào sử dụng bếp ăn cho học sinh vùng núi Hà Giang

Đưa vào sử dụng bếp ăn cho học sinh vùng núi Hà Giang

Chiều 8/4, tại xã Quảng Ngần, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang phối hợp với Tổng hội Nhất Quán Đạo Việt Nam khánh thành và đưa vào sử dụng công trình bếp ăn tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Quảng Ngần (huyện Vị Xuyên, Hà Giang).