Để người dân sống chung với lũ (Bài 1)

Để người dân sống chung với lũ (Bài 1)
Làm gì để người nông dân vùng châu thổ rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á này có cuộc sống khá giả, sống "hòa bình" với các vấn đề thiên nhiên mang lại và phát triển được nền nông nghiệp sạch bền vững là câu hỏi khó cần có sự vào cuộc của toàn xã hội.

Bài 1: Lao đao mùa nước nổi
Sau nhiều năm lũ nhỏ, mùa lũ này lại về sớm và dâng cao với cường suất mạnh và dự báo đến ngày 28/9 mực nước lũ tiếp tục lên vượt báo động II khoảng 0,5m trên hai sông Tiền và sông Hậu. Không chỉ vậy, sau nhiều năm lũ thấp, nước lũ năm 2018 về sớm hơn quy luật thường niên, đạt đỉnh sớm hơn dự báo ban đầu đã cho thấy, sự bất thường và đặt ra nhiều những thách thức rất lớn cho ngành nông nghiệp của vùng trong tiến trình thực hiện mục tiêu tái cơ cấu, phát triển bền vững, đảm bảo sinh kế cho người dân vùng đầu nguồn.
Ông Trương Danh Lam, ngụ tại ấp Vĩnh Lịnh, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang đang kiểm tra thiệt hại của mô hình nuôi tôm - lúa. Ảnh: Anh Đức - TTXVN
Ông Trương Danh Lam, ngụ tại ấp Vĩnh Lịnh, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang đang kiểm tra thiệt hại của mô hình nuôi tôm - lúa. Ảnh: Anh Đức - TTXVN
   
Giữa tháng 9, con nước lũ đã phủ trắng nhiều cánh đồng ở các huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An. Chúng tôi có mặt tại cánh đồng lúa rộng hàng trăm hécta ở xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú (tỉnh An Giang) đã chìm hoàn toàn trong biển nước và điều đầu tiên mà chúng tôi nghe từ những người dân sinh sống lâu đời ở nơi đây, hình ảnh “tất bật mưu sinh mùa lũ” ngày càng lùi sâu trong ký ức.
 
Bởi sau những năm lũ về thấp, năm nay nước lũ tràn đồng đã thắp lên niềm hy vọng cho người dân vùng đầu nguồn sông Cửu Long sẽ đón được mùa lũ “đẹp”, bội thu nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Thế nhưng, câu chuyện thực tế lại khác hẳn với sự kỳ vọng khi nước đổ về quá nhanh từ thượng nguồn không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất mà nguồn lợi thủy sản tự nhiên không nhiều như các mùa lũ trước đây.
 
Khi những tia nắng chiếu thẳng đứng xuống cánh đồng lúa mênh mông nước, ông Trương Bảo Đừng, một người dân nghèo không có đất sản xuất ở ấp Vĩnh Lịnh (xã Vĩnh Hậu) bắt đầu chống sào đưa chiếc xuồng nhỏ để đến nơi ông đặt dớn bắt cá.

Theo lời ông Đừng, do thấy mùa lũ năm nay nước tràn đồng sớm nên từ giữa tháng 8 ông đã đầu tư hơn 20 mét lưới để làm đường đăng dẫn cá vào đú trên cánh đồng xã Vĩnh Hậu với bao hy vọng.

Đứng cách miệng dớn khoảng 10 mét, ông Đừng bắt đầu kéo đú lên khỏi mặt nước và cho chúng tôi xem thành quả sau một đêm đặt dớn chỉ vỏn vẹn khoảng chừng 1 kg cá.
Nông dân Nguyễn Văn Cơi, ngụ ấp Vĩnh Lịnh, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang đang thu hoạch cá đồng với số lượng ít ỏi. Ảnh: Anh Đức-TTXVN
Nông dân Nguyễn Văn Cơi, ngụ ấp Vĩnh Lịnh, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang đang thu hoạch cá đồng với số lượng ít ỏi. Ảnh: Anh Đức-TTXVN
 
Năm nay nước lũ lên ở cánh đồng này cao hơn so với cùng thời điểm năm 2017 chừng 1,2 mét, nước lên nhanh, ngập lút đường đăng và chảy xiết quá nên cá thoát ra ngoài hết trơn. Tôi còn nhớ mùa lũ của mấy năm trước, mỗi ngày sau khi đổ đú đem ra chợ bán cũng kiếm được từ 100.000 – 200.000 đồng, nhưng năm nay thì mỗi ngày chỉ từ 1 – 2 kg cá, không đủ tiền mua gạo ăn qua ngày. Để có thêm tiền trang trải, sáng sớm tôi phải hái thêm bông điên điển để có thêm tiền nuôi gia đình”, ông Đừng nói.
 
Cách dớn của ông Đừng chừng hơn 50 mét, lão nông Nguyễn Văn Cơi, cũng ngụ tại ấp Vĩnh Lịnh đang kéo tấm lưới giăng dài dài hàng chục mét lên khỏi mặt nước. Thi thoảng ông Cơi mới dừng lại để gỡ những con cá nhỏ dính chặt vào mắt lưới.
 
Nước chảy xiết vậy thì đặt dớn khó ăn lắm. Mình giăng lưới thì còn theo được con nước nhưng thấy nước mênh mông vậy chứ cá cũng chẳng bao nhiêu. Giăng cả đêm tôi cũng chỉ kiếm được 3 – 4 kg cá đủ loại như: cá linh, cá heo… Đem ra chợ bán cá tạp thì cũng chỉ kiếm được 40.000 – 50.000 đồng/ngày”, ông Cơi ngao ngán.
 
Còn theo một số người dân chuyên làm nghề khai thác thủy sản tự nhiên mùa lũ như vợ chồng chị Nguyễn Thị Kiều Phượng, ngụ tại ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng (huyện An Phú) gắn bó với nghề đặt lọp bắt cá linh nhiều năm, cho biết mỗi ngày hai vợ chồng anh đặt khoảng 50 cái lọp, chỉ thu về được khoảng 10 kg cá linh. Theo vợ chồng chị, con số này không thấm thía vào đâu so với mùa lũ của nhiều năm trước đây.
 
Những ngày qua, không chỉ các huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang thiệt hại mà nhiều địa phương khác như: Long An, Đồng Tháp… cũng đã có những báo cáo thiệt hại trong do lũ. Những thiệt hại này còn chưa kể đến hiện tượng do mưa giông gây ra và những thiệt hại liên quan đế tình trạng sạt lở, sụt lún đất bờ sông, kênh, rạch.
Gần 1.000 ha lúa Thu Đông sắp thu hoạch ở An Giang bị ngập lụt, trong đó có trên 740 ha bị thiệt hại hoàn toàn. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Gần 1.000 ha lúa Thu Đông sắp thu hoạch ở An Giang bị ngập lụt, trong đó có trên 740 ha bị thiệt hại hoàn toàn. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
 
Tính đến vụ mùa này, diện tích lúa Hè Thu trồng ngoài đê bao chống lũ triệt để ở tỉnh An Giang bị thiệt hại do lũ lên nhanh là 975 ha, hiện có 120 ha lúa Thu Đông bị ngập và đang gia cố bờ bao bảo vệ.

Về nguyên nhân, theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, do năm 2017 lũ thấp, các hộ dân đã xuống giống ở các tiểu vùng này thu hoạch được nên năm 2018 người dân chủ quan vẫn tiếp tục xuống giống sản xuất vụ Thu Đông lên tới hơn 8.200 ha.
 
Tại tỉnh Đồng Tháp vừa qua, do áp lực nước từ thượng nguồn đổ về khu nội đồng Tháp Mười đã làm vỡ đê bao, khiến gần 150 ha lúa bị chìm trong nước. Ước tính thiệt hại gần 4 tỷ đồng.

Trước đó, nước lũ đã làm thiệt hại hơn 184 ha lúa, hoa màu và cây ăn trái trong tỉnh; trong đó thiệt hại lúa Mùa và Thu Đông gần 50 ha, còn lại là hoa màu ngoài vùng đê bao.
 
Qua thực tế nói trên đã đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền địa phương các tỉnh đầu nguồn, cho ngành nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phải vượt qua. Một vấn đề quan trọng là làm sao đảm bảo được sinh kế cho người dân của vùng trước biến động bất thường của lũ./.
  Anh Đức
  Bài 2: Thách thức của ngành nông nghiệp
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Gần 8 năm làm Bí thư chi bộ bản Háng Blaha, Vàng A Hồng giúp trên 40 hộ dân trong bản thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ trên 90% xuống còn khoảng 40%. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

Nhân lên “Hạt giống đỏ” vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Mù Cang Chải

Trong công cuộc xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn quan tâm chú trọng phát triển đảng viên. Huyện đã có nhiều đảng viên dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng Đảng và các phong trào thi đua; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, mở ra cơ hội để người dân tộc thiểu số tự tin, chủ động tham gia vào sự nghiệp chung.

Thời tiết ngày 15/3/2025: Khu vực Tây Bắc có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C

Thời tiết ngày 15/3/2025: Khu vực Tây Bắc có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/3, phía Đông Bắc Bộ, Hà Nội và khu vực Bắc Trung Bộ sáng sớm có mưa và sương mù vào sáng sớm. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C. Các khu vực đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sau 50 năm giải phóng (24/3/1975-24/3/2025), tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Khẩn trương thực hiện dự án sửa chữa hồ Kẻ Gỗ

Khẩn trương thực hiện dự án sửa chữa hồ Kẻ Gỗ

Sau gần 50 năm khai thác, vận hành, nhiều hạng mục công trình đầu mối của Hồ chứa nước Kẻ Gỗ (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã xuống cấp, hư hỏng. Việc này ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn công trình. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã quyết định triển khai xây dựng Dự án nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng nhằm đảm bảo an toàn hồ đập.

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023 - 2025, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã hoàn thành hơn 2.670 nhà (trong đó xây mới gần 1.840 căn, sửa chữa hơn 830 căn). Hiện nay, trên địa bàn huyện còn hơn 1.800 căn nhà cần được sửa chữa, xây dựng mới. Để giúp người nghèo, khó khăn có mái ấm kiên cố, địa phương đang thực hiện các giải pháp với mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn trong thời gian sớm nhất.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 14/3/2025: Phía Đông Bắc Bộ và Hà Nội trời tiếp tục nồm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng và đêm có sương mù, trời lạnh và tiếp tục duy trì trạng thái mưa nhỏ, mưa phùn làm độ ẩm trong không khí cao và gây nồm tại khu vực này. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.

Tây Ninh gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, dột nát

Tây Ninh gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, dột nát

Chiều 13/3, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức họp 2 Ban chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội và triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Hoạt động nhằm tập trung bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, sớm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành chỉ tiêu được giao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Trao tặng 290 suất học bổng Vừ A Dính cho con em gia đình quân nhân

Trao tặng 290 suất học bổng Vừ A Dính cho con em gia đình quân nhân

Chiều 13/3, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Quỹ học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu” và các nhà hảo tâm trao 290 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho học sinh là con em của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng đang công tác tại Vùng 4, Lữ đoàn 189, Lữ đoàn 954, Trung đoàn 196 và Nhà máy X52.

Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Ngày 13/3, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình tham gia cải tạo đất sản xuất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão Yagi ở huyện Trấn Yên (Yên Bái). Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ khẩn cấp cho các nông hộ nhỏ dễ bị tổn thương, mất khả năng đảm bảo an ninh lương thực do ảnh hưởng của lũ lụt bởi bão Yagi tại khu vực phía Bắc do Tổ chức FAO tại Việt Nam tài trợ.

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Ngày 13/3, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức lễ khánh thành và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót nhằm hướng tới kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).

Mê tín dị đoan: Nhận diện, cảnh giác và phòng tránh

Mê tín dị đoan: Nhận diện, cảnh giác và phòng tránh

Gần đây, nhiều vụ lừa đảo lợi dụng tín ngưỡng và tâm linh để trục lợi đã bị triệt phá. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc nâng cao nhận thức cộng đồng, phân biệt giữa tín ngưỡng chân chính và mê tín dị đoan để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Mặc dù địa bàn là xã nghèo, khó khăn của huyện Bát Xát, đường xá đi lại vô cùng vất vả, nhất là vào mùa mưa nhưng bằng lòng yêu nghề, thương dân, bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp đã không quản khó khăn, vất vả trở thành chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc địa phương mỗi khi đau ốm. bệnh tật.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 13/3/2025: Bắc Bộ sáng mưa nhỏ, trưa hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 13/3, Bắc Bộ ấm hơn nhưng sáng sớm còn mưa, ngày hửng nắng; Hà Nội tiếp diễn mưa phùn, nồm ẩm. Nam Bộ ngày nắng nhưng chiều tối vài nơi có mưa dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ngư dân Bình Định liên tiếp thả đồi mồi dứa quý hiếm về biển

Ngư dân Bình Định liên tiếp thả đồi mồi dứa quý hiếm về biển

Ngày 12/3, ngư dân Lê Văn Hội (sinh năm 1991, trú phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) cho biết, trong lúc hành nghề khai thác hải sản trên biển, anh và các thuyền viên khác đã phát hiện, giải cứu và thả cá thể đồi mồi dứa quý hiếm về lại đại dương an toàn.

Lào Cai nhanh chóng gỡ vướng mắc để về đích sớm chương trình xóa nhà tạm

Lào Cai nhanh chóng gỡ vướng mắc để về đích sớm chương trình xóa nhà tạm

Lào Cai hiện là một trong 10 địa phương đang có lộ trình, kết quả triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tốt nhất cả nước. Tỉnh phấn đấu đến hết tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát với con số rất lớn: 3.493 nhà. Các địa phương đang tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo khởi công trong thời gian sớm nhất.

Mưa to giữa mùa khô tại nhiều huyện phía Nam tỉnh Đắk Nông

Mưa to giữa mùa khô tại nhiều huyện phía Nam tỉnh Đắk Nông

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Nông, chiều tối 11/3, tại nhiều huyện phía Nam của tỉnh có mưa vừa, mưa to đến rất to. Đây là hiện tượng thời tiết hiếm gặp trong bối cảnh Đắk Nông nói riêng, Tây Nguyên nói chung đang vào cao điểm khô hạn.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 12/3/2025: Bắc Bộ tăng nhiệt, duy trì độ ẩm cao

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 11/3 khu vực tỉnh Kon Tum và Đắk Nông đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 60mm. Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi (Kon Tum); thị xã Gia Nghĩa, Đắk R’Lấp, Tuy Đức, Đắk Glong (Đắk Nông).

Quảng Nam triển khai nhanh giải pháp phòng, chống dịch sốt phát ban

Quảng Nam triển khai nhanh giải pháp phòng, chống dịch sốt phát ban

Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã và đang phối hợp với các đơn vị y tế khẩn trương triển khai đồng loạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh rrước tình hình dịch sốt phát ban và các bệnh lý đường hô hấp xuất hiện, gây thiệt hại sức khỏe người dân.

Bộ Y tế hướng dẫn các bệnh viện xử lý khủng hoảng khi có sự cố y khoa, đảm bảo an toàn người bệnh

Bộ Y tế hướng dẫn các bệnh viện xử lý khủng hoảng khi có sự cố y khoa, đảm bảo an toàn người bệnh

Ngày 11/3, đại diện các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Bệnh viện thuộc các Trường Đại học Y Dược đã được tập huấn chuyên sâu về xử lý khủng hoảng truyền thông khi sự cố xảy ra; hướng dẫn truy cập, sử dụng công cụ báo cáo sự cố y khoa trực tuyến; văn hóa an toàn người bệnh, hướng dẫn quản lý nguy cơ trong sử dụng thuốc tại bệnh viện, các giải pháp cải thiện quá trình báo cáo sự cố y khoa tại bệnh viện…