Trước đây vì trồng trọt theo phương thức cũ, manh mún, nhỏ lẻ nên sản lượng cây mía trên địa bàn các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai không cao. Nay đồng bào dân tộc thiểu số vùng này đã từng bước tiếp cận công nghệ tiên tiến, áp dụng mô hình sản xuất khép kín, dồn đất để thực hiện cơ giới hóa theo mô hình cánh đồng mía mẫu lớn cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thực tế những cánh đồng mẫu lớn đã cho hiệu quả kinh tế vượt trội trong những năm gần đây. Ngoài giá trị kinh tế cao hơn sơ với phương thức canh tác cũ, nhờ cơ giới hóa mà những cánh đồng mẫu lớn còn tránh được hạn hán trong mùa khô. Điển hình như cánh đồng mía lớn của bà con người Bahnar làng Bờ, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Hơn 20 hộ dân trong làng cùng nhau góp khoảng 50ha đất để làm cánh đồng mía mẫu lớn. Sau 2 năm triển khai cho hiệu quả rõ rệt, nhiều hộ gia đình đã nhận thức được lợi ích từ việc sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, người dân tiếp tục nhân rộng mô hình sang các địa phương lân cận.
Ông Nguyễn Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, cho biết: Chính quyền địa phương đã đồng hành, hỗ trợ nhân dân từ việc tuyên truyền, vận động, thay đổi tư duy sản xuất đến việc hướng dẫn kỹ thuật canh tác, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Đồng thời, chính quyền cũng tích cực liên hệ với các doanh nghiệp để ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp địa phương. Qua mô hình cánh đồng mía mẫu lớn đã thành công tại làng Bờ, UBND xã Kông Lơng Khơng nhân rộng sang các làng khác, tạo điều kiện giúp nông dân yên tâm sản xuất, có nguồn kinh tế ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số địa phương.
Đầu năm 2018, huyện Kbang có khoảng 2.700 hộ nghèo, đa số là người dân tộc Bahnar. Cuối năm 2018, toàn huyện giảm hơn 900 hộ nghèo, trong đó hộ dân tộc thiểu số giảm gần 100 hộ. Riêng đối với xã Kông Lơng Khơng, có khoảng 60 hộ thoát nghèo, đa phần là đồng bào dân tộc Bahnar. Để giúp các hộ dân vươn lên thoát nghèo, ngoài việc hỗ trợ bà con từ nhiều nguồn kinh phí, chính quyền chủ yếu tập trung giúp người dân thay đổi phương thức, tập quán canh tác và tư duy trong sản xuất để họ tự chủ động vươn lên thoát nghèo.
Được chính quyền địa phương, doanh nghiệp thu mua sản phẩm hướng dẫn áp dụng đồng bộ các biện pháp từ canh tác đến thu hoạch hiện đại giúp năng suất, sản lượng nên chất lượng mía vượt trội so với việc canh tác nhỏ lẻ của từng hộ. Anh Đinh Văn Thịnh, Tổ trưởng Tổ trồng mía làng Bờ, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, cho biết: Từ khi được chính quyền và nhà máy đường An Khê vận động sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, năng suất và sản lượng mía rõ rệt.
Từ mô hình làng Bờ thành công, đồng bào ở làng Đáp xã Kông Lơng Khơng cũng đã góp đất thực hiện mô hình cánh đồng mía lớn. Thời điểm này, công đoạn xuống giống đang được triển khai. Chị Đinh Thị Sách, làng Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, cho hay: Gia đình chị có 1 ha mía trong cánh đồng mẫu lớn. Năm nay là năm đầu tiên làng Đáp thực hiện mô hình này, nhân dân đang xuống giống và hy vọng nhờ cánh đồng mía mẫu lớn này, đời sống kinh tế của người dân sẽ phát triển hơn.
Tại tỉnh Gia Lai, khi thực hiện mô hình cánh đồng lớn, nhân dân ở các làng dân tộc thiểu số sẽ được các nhà máy đường trên địa bàn hỗ trợ tối đa từ khâu làm đất đến giống, phân bón và thu hoạch theo quy trình hiện đại. Đầu ra ổn định, khiến nhà nhà, người người yên tâm sản xuất.
Ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó giám đốc Nhà máy đường An Khê, cho biết: Nhà máy và nhiều đơn vị chức năng đã vận động, thuyết phục đồng bào dân tộc Bahnar làm cánh đồng mía lớn để có thu nhập cao hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hiện tại, trên diện tích 4.000 ha cánh mía đồng mía lớn trên địa bàn thì diện tích của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 40%.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho các loại cây trồng góp phần đảm bảo đời sống cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang được chính quyền địa phương chú trọng. Thông qua mô hình làm cánh đồng mía mẫu lớn, đồng bào dân tộc Bahnar từng bước chuyển mình trong tư duy sản xuất, qua đó nâng cao dân trí, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế địa phương.
Thực tế những cánh đồng mẫu lớn đã cho hiệu quả kinh tế vượt trội trong những năm gần đây. Ngoài giá trị kinh tế cao hơn sơ với phương thức canh tác cũ, nhờ cơ giới hóa mà những cánh đồng mẫu lớn còn tránh được hạn hán trong mùa khô. Điển hình như cánh đồng mía lớn của bà con người Bahnar làng Bờ, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Hơn 20 hộ dân trong làng cùng nhau góp khoảng 50ha đất để làm cánh đồng mía mẫu lớn. Sau 2 năm triển khai cho hiệu quả rõ rệt, nhiều hộ gia đình đã nhận thức được lợi ích từ việc sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, người dân tiếp tục nhân rộng mô hình sang các địa phương lân cận.
Ông Nguyễn Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, cho biết: Chính quyền địa phương đã đồng hành, hỗ trợ nhân dân từ việc tuyên truyền, vận động, thay đổi tư duy sản xuất đến việc hướng dẫn kỹ thuật canh tác, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Đồng thời, chính quyền cũng tích cực liên hệ với các doanh nghiệp để ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp địa phương. Qua mô hình cánh đồng mía mẫu lớn đã thành công tại làng Bờ, UBND xã Kông Lơng Khơng nhân rộng sang các làng khác, tạo điều kiện giúp nông dân yên tâm sản xuất, có nguồn kinh tế ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số địa phương.
Đầu năm 2018, huyện Kbang có khoảng 2.700 hộ nghèo, đa số là người dân tộc Bahnar. Cuối năm 2018, toàn huyện giảm hơn 900 hộ nghèo, trong đó hộ dân tộc thiểu số giảm gần 100 hộ. Riêng đối với xã Kông Lơng Khơng, có khoảng 60 hộ thoát nghèo, đa phần là đồng bào dân tộc Bahnar. Để giúp các hộ dân vươn lên thoát nghèo, ngoài việc hỗ trợ bà con từ nhiều nguồn kinh phí, chính quyền chủ yếu tập trung giúp người dân thay đổi phương thức, tập quán canh tác và tư duy trong sản xuất để họ tự chủ động vươn lên thoát nghèo.
Được chính quyền địa phương, doanh nghiệp thu mua sản phẩm hướng dẫn áp dụng đồng bộ các biện pháp từ canh tác đến thu hoạch hiện đại giúp năng suất, sản lượng nên chất lượng mía vượt trội so với việc canh tác nhỏ lẻ của từng hộ. Anh Đinh Văn Thịnh, Tổ trưởng Tổ trồng mía làng Bờ, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, cho biết: Từ khi được chính quyền và nhà máy đường An Khê vận động sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, năng suất và sản lượng mía rõ rệt.
Từ mô hình làng Bờ thành công, đồng bào ở làng Đáp xã Kông Lơng Khơng cũng đã góp đất thực hiện mô hình cánh đồng mía lớn. Thời điểm này, công đoạn xuống giống đang được triển khai. Chị Đinh Thị Sách, làng Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, cho hay: Gia đình chị có 1 ha mía trong cánh đồng mẫu lớn. Năm nay là năm đầu tiên làng Đáp thực hiện mô hình này, nhân dân đang xuống giống và hy vọng nhờ cánh đồng mía mẫu lớn này, đời sống kinh tế của người dân sẽ phát triển hơn.
Tại tỉnh Gia Lai, khi thực hiện mô hình cánh đồng lớn, nhân dân ở các làng dân tộc thiểu số sẽ được các nhà máy đường trên địa bàn hỗ trợ tối đa từ khâu làm đất đến giống, phân bón và thu hoạch theo quy trình hiện đại. Đầu ra ổn định, khiến nhà nhà, người người yên tâm sản xuất.
Ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó giám đốc Nhà máy đường An Khê, cho biết: Nhà máy và nhiều đơn vị chức năng đã vận động, thuyết phục đồng bào dân tộc Bahnar làm cánh đồng mía lớn để có thu nhập cao hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hiện tại, trên diện tích 4.000 ha cánh mía đồng mía lớn trên địa bàn thì diện tích của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 40%.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho các loại cây trồng góp phần đảm bảo đời sống cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang được chính quyền địa phương chú trọng. Thông qua mô hình làm cánh đồng mía mẫu lớn, đồng bào dân tộc Bahnar từng bước chuyển mình trong tư duy sản xuất, qua đó nâng cao dân trí, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế địa phương.
Hồng Điệp