40 ha mía của 24 hộ dân trên địa bàn xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai bị thiêu rụi trong một vụ cháy lớn xảy ra chiều 24/3. Để giảm thiểu thiệt hại cho người dân, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tập trung nhân lực, máy móc, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch diện tích mía bị cháy.
Là nghệ nhân đa tài, vừa là bậc thầy về diễn tấu, truyền dạy cồng chiêng, già Đinh Bi (làng K'giang, xã Kông Lơng Khơng, huyện K'bang, Gia Lai) còn là nghệ nhân điêu luyện trong việc đan lát.
Xuân này, đồng bào dân tộc ở huyện Kbang (Gia Lai) phấn khởi bởi những vườn cây ăn trái được giá, được mùa. Đây là thành quả từ việc đồng bào thay đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng sắn, lúa hiệu quả thấp sang trồng cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao.
Dù đã bước qua tuổi “tri mệnh chi niên” nhưng đôi vợ chồng Đinh Bi và Đinh Thị Hiền, làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài với công tác gìn giữ, bảo tồn văn hóa của dân tộc Bahnar.
Mùa Xuân này, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại tỉnh Gia Lai phấn khởi bởi vườn cây ăn trái của gia đình được giá, được mùa. Những mô hình này được hình thành từ việc tích cực chuyển đổi diện tích sắn, lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hiện nay, Gia Lai đang bước vào giai đoạn chuyển mùa, từ mùa khô sang mùa mưa. Tuy nhiên, do thời gian mùa khô nhiều nên tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân. Trước tình trạng đó, tỉnh Gia Lai đã có những giải pháp về trước mắt và lâu dài nhằm cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân, đảm bảo không để hộ dân nào bị thiếu nước sinh hoạt do hạn hán.
Với mong muốn gìn giữ bản sắc văn hóa, quảng bá đến bạn bè trong và ngoài nước về nét đẹp riêng của người Bahnar tại Tây Nguyên, anh Đinh A Ngưi đã không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, truyền cảm hứng làm du lịch đến với đồng bào phía Đông tỉnh Gia Lai.
Để thay đổi tư duy sản xuất cũng như nếp nghĩ, cách làm của người dân tộc thiểu số trên địa bàn, chính quyền tỉnh Gia Lai đang hướng người đân đến những mô hình cánh đồng mẫu lớn, sản xuất khép kín cho năng suất, sản lượng cây trồng cao hơn.
Nhịp sống đô thị và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã len lỏi vào từng buôn, làng nhưng nét văn hóa bản sắc của người Bahnar làng Mơhra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, Gia Lai) vẫn được được lưu truyền, gìn giữ và có sức sống mạnh mẽ. Trong đó, lễ cúng đầu năm gồm cúng xin sức khỏe và lễ cúng Kuai là một trong những nét đẹp đặc trưng trong đời sống tinh thần của cư dân nơi đây.
Hiện nay, nguồn vốn chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho hộ nghèo đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân tỉnh Gia Lai. Nguồn vốn này đã đi vào cuộc sống tiếp thêm sức mạnh là niềm tin và cơ hội để người nghèo của tỉnh Gia Lai vươn lên thoát nghèo ổn định cuộc sống.