Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 27/3 đến 16 giờ ngày 28/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 83.376 ca mắc mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 83.373 ca ghi nhận trong nước (giảm 8.453 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 55.010 ca trong cộng đồng).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Lạng Sơn (1.140 ca), Hà Nội (926 ca), Đắk Lắk (704 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó là Hà Tĩnh (874 ca), Hòa Bình (304 ca), Hưng Yên (247 ca).
Cụ thể tình hình các ca mắc mới ở các tỉnh, thành phố như sau: Hà Nội (9.326 ca), Bắc Giang (4.186 ca), Nghệ An (3.883 ca), Yên Bái (3.795 ca), Phú Thọ (3.493 ca), Lào Cai (3.377 ca), Đắk Lắk (3.205 ca), Quảng Ninh (2.522 ca), Thái Nguyên (2.487 ca), Hà Giang (2.433 ca), Thái Bình (2.245 ca), Vĩnh Phúc (2.140 ca), Quảng Bình (2.098 ca), Lạng Sơn (1.981 ca), Tuyên Quang (1.963 ca), Sơn La (1.867 ca), Hưng Yên (1.740 ca), Cà Mau (1.697 ca ), Bắc Kạn (1.678 ca), Cao Bằng (1.599 ca), Hòa Bình (1.501 ca), Bình Định (1.367 ca), Hải Dương (1.365 ca), Hà Nam (1.342 ca), Bắc Ninh (1.097 ca), Quảng Trị (1.078 ca), Lâm Đồng (1.049 ca), Lai Châu (1.020 ca), Tây Ninh (969 ca), Bình Dương (959 ca), Ninh Bình (916 ca), Điện Biên (907 ca), Vĩnh Long (891 ca), Hà Tĩnh (874 ca), Đà Nẵng (795 ca), Phú Yên (778 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (745 ca), Bình Phước (743 ca), Đắk Nông (695 ca), Thừa Thiên - Huế (673 ca ), Thanh Hóa (60 ca 2), Nam Định (600 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (540 ca), Quảng Ngãi (537 ca), Bến Tre (476 ca), Trà Vinh (474 ca), Kon Tum (402 ca), Hải Phòng (380 ca), Bình Thuận (369 ca), Khánh Hòa (361 ca), Quảng Nam (298 ca), Bạc Liêu (172 ca), Kiên Giang (136 ca), An Giang (134 ca), Long An (95 ca), Đồng Tháp (95 ca), Sóc Trăng (69 ca), Đồng Nai (67 ca), Cần Thơ (53 ca), Ninh Thuận (17 ca), Hậu Giang (13 ca) và Tiền Giang (4 ca).
Ngày 28/3/2022, Sở Y tế Hà Nội đăng ký bổ sung 180.000 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 109.424 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 9.274.849 ca mắc, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 93.891 ca mắc).
Từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca mắc ghi nhận trong nước là 9.267.135 ca, trong đó có 5.471.891 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số mắc tích lũy cao trong đợt dịch này là: Hà Nội (1.449.594 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (591.943 ca), Nghệ An (390.924 ca), Bình Dương (373.508 ca) và Hải Dương (337.425 ca).
Trong ngày 28/3, có 122.730 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi ở nước ta lên con số 5.474.708 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.401 ca.
Từ 17 giờ 30 phút ngày 27/3 đến 17 giờ 30 ngày 28/3, nước ta ghi nhận 52 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 58 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.358 ca, chiếm 0,5% so với tổng số ca mắc. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Từ ngày 27/4/2021 đến nay, nước ta đã thực hiện được 38.111.078 mẫu xét nghiệm, tương đương 84.027.988 lượt người, tăng 101.568 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 27/3 có 214.017 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm cho người dân. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 205.216.774 liều. Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 188.071.414 liều (mũi 1 là 71.211.148 liều; mũi 2 là 67.996.992 liều; mũi 3 là 1.502.202 liều; mũi bổ sung là 14.822.958 liều; mũi nhắc lại là 32.538.114 liều). Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.145.360 liều (mũi 1 là 8.790.821 liều; mũi 2 là 8.354.539 liều).
Ngày 28/3, Bộ Y tế có Công văn số 1535/BYT-DP (ngày 28/3/2022) gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Bộ Y tế cũng chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19, theo đó người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA (vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine do Astrazeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản...
PV