Trải nghiệm phong vị Tết Hoàng cung

Ngày 22/1/2025 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng cây nêu tại di tích Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội Huế theo nghi thức truyền thống và tổ chức chương trình Phong vị Tết Huế thu hút đông đảo du khách tham gia, trải nghiệm.

potal-net-dep-phong-vi-tet-o-hoang-cung-hue-7821605.jpg
Hoạt động gói bánh chưng tại chương trình "Phong vị Tết Huế" ở Cung Trường Sanh trong Đại Nội Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Ngay từ sáng sớm, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã thực hiện các nghi lễ dựng cây nêu ở khu vực Triệu Tổ Miếu, nơi thờ các Chúa Nguyễn. Sau đó, đoàn rước cây nêu từ cửa Hiển Nhơn tiến về di tích Thế Tổ Miếu, nơi thờ các vị Vua nhà Nguyễn để cử hành tiếp nghi lễ dựng nêu.

potal-net-dep-phong-tuc-dung-cay-neu-trong-hoang-cung-hue-7821178-1.jpg
Cây nêu được rước trong Hoàng cung Huế để làm lễ trồng tại Thế Tổ Miếu, nơi thờ các vị Vua nhà Nguyễn. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN
potal-net-dep-phong-tuc-dung-cay-neu-trong-hoang-cung-hue-7821175-1.jpg
Cây nêu được rước trong Hoàng cung Huế để làm lễ trồng tại Thế Tổ Miếu, nơi thờ các vị Vua nhà Nguyễn. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN
potal-net-dep-phong-tuc-dung-cay-neu-trong-hoang-cung-hue-7821171.jpg
Dựng cây nêu ngày Tết tại di tích Thế Tổ Miếu, nơi thờ các vị Vua nhà Nguyễn. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN
potal-net-dep-phong-tuc-dung-cay-neu-trong-hoang-cung-hue-7821179.jpg
Dựng cây nêu ngày Tết tại di tích Thế Tổ Miếu, nơi thờ các vị Vua nhà Nguyễn. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, việc dựng cây nêu trong hoàng cung đánh dấu thời điểm bắt đầu kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán, các công việc hành chính trong nước sẽ dừng lại, người dân sẽ trang trí nhà cửa, dựng nêu trước nhà chuẩn bị đón Xuân mới. Cây tre được chọn làm nêu phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe như dáng thẳng, thân dài, phần ngọn sum suê… Khi dựng, phần ngọn cây nêu được treo một chiếc ấn màu vàng, một hộp quà, một chiếc đèn lồng, một dải lụa đỏ có viết chữ Nho cầu chúc những điều may mắn trong năm mới.

potal-net-dep-phong-tuc-dung-cay-neu-trong-hoang-cung-hue-7821172.jpg
Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm lễ dựng cây nêu ngày Tết tại di tích Thế Tổ Miếu, nơi thờ các vị Vua nhà Nguyễn. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN
Phần ngọn cây nêu có một chiếc ấn màu vàng, một hộp quà, chiếc đèn lồng và một dải lụa đỏ có viết chữ Nho cầu chúc những điều may mắn trong năm mới. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Phần ngọn cây nêu có một chiếc ấn màu vàng, một hộp quà, chiếc đèn lồng và một dải lụa đỏ có viết chữ Nho cầu chúc những điều may mắn trong năm mới. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Tại Cung Trường Sanh, chương trình "Phong vị Tết Huế" gồm một loạt các hoạt động như viết thư pháp, biểu diễn ca Huế, thi gói bánh chưng, bánh tét, làm mứt gừng, thưởng thức các loại bánh và trà cung đình Huế,… đã tạo ra nên một không khí Tết mang sắc màu truyền thống, gợi nhớ về hương sắc Tết xưa của vùng đất Cố đô.

potal-net-dep-phong-vi-tet-o-hoang-cung-hue-7821606.jpg
Du khách thích thú tham gia trò chơi truyền thống ngày Tết ở Cung Trường Sanh trong Đại Nội Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Đến với chương trình, du khách còn có dịp trải nghiệm nhiều trò chơi xưa, tiêu biểu như “Ðổ xăm hường” là trò chơi gieo con súc sắc (còn gọi hột xí ngầu) để dành những chiếc thẻ khắc chữ màu đỏ, ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa gồm Tú tài, Cử nhân, Tiến sĩ, Hội nguyên, Thám hoa, Bảng nhãn và Trạng nguyên. Tên gọi của các quân cờ đã thể hiện cái nho nhã của trò chơi cũng như tinh thần cầu học và ước vọng khoa bảng của người xưa. Từ thấp lên cao, ai dành được số thẻ có điểm cao nhất hoặc đổ được ngay thẻ Trạng Nguyên là thắng cuộc.

potal-net-dep-phong-vi-tet-o-hoang-cung-hue-7821600.jpg
Tái hiện không khí rộn ràng ngày Tết ở Cung Trường Sanh trong Đại Nội Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Ông Ted Kim, du khách Hàn Quốc chia sẻ: Đây là lần đầu tiên ông được tham dự chương trình phong vị Tết Huế với những món ăn truyền thống mang hương sắc của đất trời khi vào xuân. Tôi thật sự rất ấn tượng khi thấy được người Huế vẫn gìn giữ những nét đẹp truyền thống, mọi người dành nhiều tình cảm cho gia đình, người thân, bạn bè trong dịp Tết.

potal-net-dep-phong-tuc-dung-cay-neu-trong-hoang-cung-hue-7821167.jpg
Hoá giấy tiền trong lễ Thướng tiêu, trước Triệu Tổ Miếu ở Đại Nội Huế, nơi thờ các vị Chúa Nguyễn. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, chào đón Xuân mới Ất Tỵ 2025, trong đêm Giao thừa tại Quảng trường Ngọ Môn Huế sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật chào năm mới và bắn 1.000 quả pháo hoa tầm cao. Ngoài ra, trong những ngày nghỉ Tết, các điểm di tích sẽ mở cửa đón du khách đến tham quan, du xuân với nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.

potal-net-dep-phong-vi-tet-o-hoang-cung-hue-7821601.jpg
Du khách xin chữ thư pháp, mong cầu một năm mới mạnh khoẻ, bình an. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN
potal-net-dep-phong-vi-tet-o-hoang-cung-hue-7821599.jpg
Du khách thích thú trải nghiệm luộc bánh chưng ngày Tết ở Cung Trường Sanh trong Đại Nội Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Đỗ Trưởng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Ngày 21/1 (ngày 22 tháng Chạp), không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập khắp các nẻo đường, cánh đồng hoa Tân Ba ở thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tại đây, những người nông dân tất bật thu hoạch hoa để kịp cung cấp cho người dân trong dịp tiễn ông Công ông Táo, và các chuyến hoa xuôi ngược càng làm cho không khí Tết thêm phần nhộn nhịp.

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Những ngày giữa tháng Chạp âm lịch (giữa tháng 1/2025), hoa Mai Anh Đào tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum bắt đầu nở rộ. Mùa hoa năm nay được đánh giá là khá đẹp so với những năm gần đây, hoa nở đều, bông lớn, giúp thị trấn Măng Đen “khoác” lên mình một màu áo mới. Tiết trời se lạnh, chỉ khoảng 14 độ C, cùng với sương mù vào sáng sớm, có nắng nhẹ vào buổi trưa giúp du khách tự do, thoải mái ngắm nhìn những cành hoa rực rỡ.

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguồn tài nguyên phong phú cùng sự đa dạng trong văn hóa của 49 dân tộc, truyền thống cách mạng hào hùng… đã tạo ra nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Bên cạnh khai thác các tiềm năng, lợi thế, ngành Du lịch Đắk Lắk cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng bá và liên kết phát triển du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Qua đó, góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch.

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Ngày 15/1, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối với hơn 60 đơn vị là các công ty lữ hành nội địa giới thiệu Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La và những nét đặc sắc của du lịch thành phố.

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Ngày 11/1, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh Đào khoe sắc” tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ.

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Trại rắn Đồng Tâm (hay Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9) tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang không chỉ nổi tiếng là một bảo tàng rắn phong phú mà còn là một khu du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Những ngày cuối năm, hoa mua bung nở rực rỡ trên nhiều đồi chè ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thu hút đông đảo khách tham quan. Để tạo điều kiện cho du khách, các chủ nông trường chè cũng mở cửa cho khách vào tự do để chụp ảnh, quay phim thoải mái.

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Năm 2024, Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch, cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả; vận dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề, từ đó thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng. Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Thực tế, xuất phát từ nhiều điều kiện liên quan đặc thù quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng, không phải làng nghề hay nghề truyền thống nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Song du lịch làng nghề vẫn một trong những nhóm sản phẩm du lịch quan trọng, làm nên giá trị đặc sắc cho điểm đến. Hiện nay, phát triển du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống ở nhiều địa phương đang có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay từ cộng đồng người dân làng nghề, các cấp, ngành chức năng, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm làng nghề cũng như các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Nhìn từ góc độ văn hóa, làng nghề, nghề thủ công là những di sản văn hóa cần được bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có kinh tế du lịch. Từ nguyên liệu cho đến các công đoạn sáng tạo, làm nên sản phẩm hoặc quan niệm về tín ngưỡng, nhân sinh thể hiện qua sản phẩm cùng các nghi thức tôn vinh tổ nghề đều thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân làng nghề, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Với lợi thế có gần 28.000 km đường thủy, du lịch sông nước gắn với nét văn hóa miệt vườn là những sản phẩm du lịch nổi bật thu hút du khách của Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, lợi thế này vẫn còn rất nhiều tiềm năng cần được các địa phương khai thác, phát huy hiệu quả hơn để sản phẩm du lịch tránh đơn điệu, trùng lặp khiến du khách cho rằng “chỉ cần đến một lần cho biết, đi một nơi biết được cả vùng”.

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Ngày 1/1, trong không khí rộn ràng của ngày đầu năm mới, tỉnh Hà Giang hân hoan chào đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến tham quan và trải nghiệm tại mảnh đất cực Bắc Tổ quốc. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang tổ chức nhằm khởi đầu cho chuỗi hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch trong suốt năm 2025.

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Kết thúc năm 2024, lĩnh vực du lịch của vùng Đông Nam Bộ - khu vực kinh tế năng động của cả nước tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Phát huy kết quả đạt được, đồng thời nhìn rõ những “gam trầm” trong bức tranh sáng, năm 2025 các địa phương có giải pháp tăng sức hút, giữ vững vị thế du lịch Đông Nam Bộ trên bản đồ du lịch cả nước.

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn thu hút bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Văn hóa truyền thống đang dần trở thành thế mạnh để ngành du lịch Cao Bằng khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt…

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Tối 30/12, tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức khai mạc Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều lần thứ 7 năm 2024.

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Từ tháng 11/2020, chợ phiên Mường Chon đi vào hoạt động, bày bán các sản phẩm đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc tại các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Tương Dương và là nơi bảo lưu, trao truyền, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao miền Tây xứ Nghệ.

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Từng là “vùng trũng” về du lịch nhưng trong năm 2024, ngành Du lịch Điện Biên đã vươn mình khẳng định là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách. Có thể khẳng định, việc tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” chính là bệ phóng vững chắc để ngành Du lịch có một năm bứt phá ngoạn mục với những con số ấn tượng và thành tựu đáng tự hào.

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) tạo ra trải nghiệm sống động, hấp dẫn, giúp hỗ trợ du khách khám phá các tour, tuyến, điểm đến, sản phẩm du lịch từ xa, tăng trải nghiệm cá nhân, làm phong phú các hoạt động du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng du lịch, nhưng việc ứng dụng VR/AR phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.

Yên Bái lần đầu tiên tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu

Yên Bái lần đầu tiên tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu

Ngày 29/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu lần thứ Nhất. Đây là cơ hội để các hướng dẫn viên du lịch trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp, qua đó quảng bá hình ảnh đẹp, địa điểm du lịch hấp dẫn của Yên Bái đến với du khách trong và ngoài tỉnh.