Theo ông Trần Duy Phương - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh thời gian qua rất phong phú, đa dạng nhưng mẫu mã đơn điệu, chất lượng chưa cao vì vậy giá bán thấp, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn.
Để thương hiệu các sản phẩm đặc sản của tỉnh Bến Tre nổi tiếng trên thị trường, Trung tâm xúc tiến (Sở Công Thương Bến Tre) đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm ra thị trường. Thời gian qua, đa số các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn rất quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại như xây dựng các cửa hàng, showroom… để giới thiệu sản phẩm và đã mang lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao.
Ngoài ra, Trung tâm cũng hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu sản phẩm thông qua các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ triển lãm, hoạt động kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm…
Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bến Tre Phan Thị Hân cho biết: Do sở thích của người tiêu dùng khác nhau, liên tục thay đổi, vì vậy doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất cần đa dạng hóa sản phẩm, thường xuyên cải tiến mẫu để đảm bảo sự tồn tại thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng cần chú trọng đến xây dựng nhãn hiệu, hoàn chỉnh bao bì, đóng gói, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để khách du lịch và người tiêu dùng yên tâm sử dụng.
Ông Ngô Kỷ - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ phát triển thương hiệu nhận định, thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp, tổ chức, tập thể đã bắt đầu quen dần với giá trị tài sản sở hữu trí tuệ. Đối tượng nhãn hiệu là công cụ tác động trực tiếp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhãn hiệu thực hiện hai chức năng kinh tế: Giúp người tiêu dùng quyết định về sự lựa chọn của họ đối với sản phẩm trên thị trường; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển, cung cấp hàng hóa và dịch vụ với chất lượng mà người tiêu dùng mong muốn.
Bến Tre có diện tích trồng dừa trên 70.000 ha, lớn nhất cả nước, là vùng nguyên liệu dồi dào để cung cấp cho ngành sản xuất các sản phẩm lưu niệm từ dừa. Bến Tre còn được biết đến là địa phương có nhiều làng nghề sản xuất các sản phẩm lưu niệm cùng với làng nghề sản xuất cây giống và hoa kiểng ở Chợ Lách.
Đây cũng là một trong những tiềm năng rất lớn để phát triển các sản phẩm lưu niệm của tỉnh. Bên cạnh đó, với đặc thù sông nước, Bến Tre còn có tiềm năng du lịch rất dồi dào, nhất là du lịch sinh thái, du lịch biển gắn với du lịch văn hóa. Lượng khách đến Bến Tre ngày càng tăng, góp phần rất lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm lưu niệm của tỉnh, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản xuất sản các phẩm lưu niệm thời gian tới.
Ông Trần Minh Trí - Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Khởi nghiệp khẳng định, chỉ có thành lập doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, hướng đến xây dựng thương hiệu, chuẩn hóa các tiêu chuẩn quốc tế và năng động trong hội nhập, doanh nghiệp mới có thể tồn tại, phát triển ổn định. Vì vậy, muốn phát triển sản xuất, cần thiết phải thành lập doanh nghiệp được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi về vốn, thuế…theo quy định.
Toàn tỉnh Bến Tre có 57 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề phát triển tốt như làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, làng nghề hoa kiểng, làng nghề sản xuất kẹo dừa, làng nghề thủ công mỹ nghệ… Hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch phổ biến là các sản phẩm từ dừa, trái cây, hàng thủ công mỹ nghệ, cây giống, hoa kiểng, gạo, bánh phồng, bánh tráng, thủy sản…
Để thương hiệu các sản phẩm đặc sản của tỉnh Bến Tre nổi tiếng trên thị trường, Trung tâm xúc tiến (Sở Công Thương Bến Tre) đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm ra thị trường. Thời gian qua, đa số các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn rất quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại như xây dựng các cửa hàng, showroom… để giới thiệu sản phẩm và đã mang lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao.
Ngoài ra, Trung tâm cũng hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu sản phẩm thông qua các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ triển lãm, hoạt động kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm…
Hàng thủ công mỹ nghệ của Bến Tre thời gian qua rất phong phú, đa dạng nhưng mẫu mã đơn điệu, chất lượng chưa cao vì vậy giá bán thấp, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn. Ảnh minh họa: dulichvn.org |
Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bến Tre Phan Thị Hân cho biết: Do sở thích của người tiêu dùng khác nhau, liên tục thay đổi, vì vậy doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất cần đa dạng hóa sản phẩm, thường xuyên cải tiến mẫu để đảm bảo sự tồn tại thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng cần chú trọng đến xây dựng nhãn hiệu, hoàn chỉnh bao bì, đóng gói, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để khách du lịch và người tiêu dùng yên tâm sử dụng.
Ông Ngô Kỷ - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ phát triển thương hiệu nhận định, thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp, tổ chức, tập thể đã bắt đầu quen dần với giá trị tài sản sở hữu trí tuệ. Đối tượng nhãn hiệu là công cụ tác động trực tiếp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhãn hiệu thực hiện hai chức năng kinh tế: Giúp người tiêu dùng quyết định về sự lựa chọn của họ đối với sản phẩm trên thị trường; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển, cung cấp hàng hóa và dịch vụ với chất lượng mà người tiêu dùng mong muốn.
Bến Tre có diện tích trồng dừa trên 70.000 ha, lớn nhất cả nước, là vùng nguyên liệu dồi dào để cung cấp cho ngành sản xuất các sản phẩm lưu niệm từ dừa. Bến Tre còn được biết đến là địa phương có nhiều làng nghề sản xuất các sản phẩm lưu niệm cùng với làng nghề sản xuất cây giống và hoa kiểng ở Chợ Lách.
Đây cũng là một trong những tiềm năng rất lớn để phát triển các sản phẩm lưu niệm của tỉnh. Bên cạnh đó, với đặc thù sông nước, Bến Tre còn có tiềm năng du lịch rất dồi dào, nhất là du lịch sinh thái, du lịch biển gắn với du lịch văn hóa. Lượng khách đến Bến Tre ngày càng tăng, góp phần rất lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm lưu niệm của tỉnh, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản xuất sản các phẩm lưu niệm thời gian tới.
Bến Tre có 57 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề phát triển tốt như làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, làng nghề hoa kiểng, làng nghề sản xuất kẹo dừa, làng nghề thủ công mỹ nghệ… Ảnh minh họa: vinhphuc.tourism.vn |
Ông Trần Minh Trí - Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Khởi nghiệp khẳng định, chỉ có thành lập doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, hướng đến xây dựng thương hiệu, chuẩn hóa các tiêu chuẩn quốc tế và năng động trong hội nhập, doanh nghiệp mới có thể tồn tại, phát triển ổn định. Vì vậy, muốn phát triển sản xuất, cần thiết phải thành lập doanh nghiệp được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi về vốn, thuế…theo quy định.
Toàn tỉnh Bến Tre có 57 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề phát triển tốt như làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, làng nghề hoa kiểng, làng nghề sản xuất kẹo dừa, làng nghề thủ công mỹ nghệ… Hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch phổ biến là các sản phẩm từ dừa, trái cây, hàng thủ công mỹ nghệ, cây giống, hoa kiểng, gạo, bánh phồng, bánh tráng, thủy sản…
Trần Thị Thu Hiền