Anh Danh Sơn, xã viên Hợp tác xã Thuận Phát, ấp Láng Sen, trồng khổ qua (mướp đắng) thu lãi 50 - 60 triệu đồng/năm |
Những năm qua, với tiềm năng và lợi thế về sản xuất nông nghiệp (diện tích đất nông nghiệp gần 60.000 ha, trong đó đất sản xuất 2 - 3 vụ lúa/năm là 44.000 ha), huyện đã tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo mô hình Tổ hợp tác và Hợp tác xã nông nghiệp. Đến nay, huyện đã thành lập được 1.155 Tổ hợp tác, 77 Hợp tác xã nông nghiệp.
Trồng nấm rơm ở xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo |
Mùa thu hoạch dưa lê ở ấp Láng Sen, huyện Giồng Riềng |
Xã Bàn Thạch được xem là xã nghèo nhất của huyện Giồng Riềng, có hơn 50% nhân khẩu là đồng bào Khmer. Nhờ thực hiện mô hình Tổ hợp tác và Hợp tác xã nông nghiệp, Bàn Thạch không những đảm bảo cung cấp lúa gạo chất lượng cao để xuất khẩu mà còn đưa hàng trăm héc ta màu xuống ruộng; tận dụng mặt nước nuôi thả và thu hoạch hàng trăm tấn cá đồng các loại.
Thủy sản góp phần đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào khmer ở huyện Giồng Riềng |
Nâng cấp đường giao thông đoạn từ cầu Bến Nhứt, huyện Giồng Riềng đến cầu Rạch Tìa, huyện Gò Quao |
Chỉ tính riêng Hợp tác xã Thuận Phát thuộc ấp Láng Sen đã có trên 90 ha ruộng lúa trồng xen canh dưa hấu, dưa leo, bí…, cung cấp cho thị trường 2.200 tấn rau quả các loại mỗi năm. Nhờ có đầu ra ổn định, hàng chục Tổ hợp tác và Hợp tác xã nông nghiệp đã và đang chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang hình thức lúa + màu, lúa + thuỷ sản.
Phát triển nghề đan lát trong các tổ hợp tác ở xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng |
Bộ mặt nông thôn vùng đồng bào khmer ở huyện Giồng Riềng ngày càng khởi sắc |
Mô hình Tổ hợp tác và Hợp tác xã nông nghiệp đã góp phần giúp cuộc sống của đồng bào Khmer ở Giồng Riềng phát triển. Bộ mặt nông thôn, nhất là ở những xã đặc biệt khó khăn ngày càng khởi sắc. Nhiều xã xây dựng nông thôn mới đã vươn lên đạt từ 12 - 14 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. 90% số hộ Khmer đã có phương tiện đi lại, nghe nhìn, được sử dụng điện, nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Đồng bào Khmer huyện Giồng Riềng tham gia giải đua ghe ngo những ngày đầu xuân tại phường Vĩnh Hiệp, thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) |
Thu nhập của đồng bào Khmer tăng lên gấp đôi, từ 5,4 triệu đồng năm 2005 lên hơn 12,5 triệu đồng/người/năm vào năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 20%.