Miền “Đất lửa” với khát vọng vươn lên

Sông Hiếu nằm giữa thành phố Đông Hà (Quảng Trị), vừa tạo nên vẻ đẹp cảnh quan vừa tạo đà phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương. Ảnh: Hồ Cầu
Sông Hiếu nằm giữa thành phố Đông Hà (Quảng Trị), vừa tạo nên vẻ đẹp cảnh quan vừa tạo đà phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương. Ảnh: Hồ Cầu

Từ mảnh đất của đạn bom và nắng gió nhưng với khát vọng vươn lên cháy bỏng, Quảng Trị hôm nay đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước trong năm 2020.

Miền “Đất lửa” với khát vọng vươn lên ảnh 1Sông Hiếu nằm giữa thành phố Đông Hà (Quảng Trị), vừa tạo nên vẻ đẹp cảnh quan vừa tạo đà phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương. Ảnh: Hồ Cầu

Đến với Quảng Trị - miền đất của “một thời hoa lửa” đang trên đường hội nhập và phát triển, những tuyến đường giao thông hiện đại, những nhà máy điện, những mô hình sản xuất mới… đã hiện diện ở khắp nơi. Sức sống mới đã và đang về với mảnh đất còn nhiều gian khó này, thắp lên niềm tin, hy vọng mới cho đồng bào các dân tộc nơi đây.

Miền “Đất lửa” với khát vọng vươn lên ảnh 2Bác sĩ khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm
Miền “Đất lửa” với khát vọng vươn lên ảnh 3

Phụ nữ Pa Kô ở huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị) dệt vải thổ cẩm, góp phần hồi sinh nghề truyền thống của đồng bào. Ảnh: Thanh Thủy

Tận dụng tiềm năng về nắng và gió, Quảng Trị thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án lớn như: Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị 1 và Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị 2, vốn đầu tư trên 110.000 tỷ đồng; Nhà máy Điện gió GELEX 1, 2, 3; Nhà máy Điện gió Hướng Phùng 1, 2, 3… Nhiều dự án nhằm phát triển kinh tế biển cũng đã và đang được triển khai như: Khu bến cảng Mỹ Thủy, tổng mức đầu tư trên 14.000 tỷ đồng; Bến cảng CFG Nam Cửa Việt, vốn đầu tư 640 tỷ đồng…

Miền “Đất lửa” với khát vọng vươn lên ảnh 4Tính đến tháng 10/2019, tỉnh Quảng Trị đã có 68 dự án điện gió đi vào hoạt động, đang xây dựng và nghiên cứu, khảo sát với tổng công suất trên 3.600MW. Trong ảnh: Dự án điện gió đang triển khai tại huyện miền núi Hướng Hóa. Ảnh: Nguyên Lý

Quảng Trị còn đặc biệt chú trọng phát triển du lịch. Theo ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, trong đó ưu tiên du lịch biển bằng việc hình thành tam giác du lịch biển Cửa Tùng - Cửa Việt - đảo Cồn Cỏ. Với trên 400 di tích lịch sử cách mạng, trong đó có 4 Di tích Quốc gia đặc biệt gồm: Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Đường Hồ Chí Minh, Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, Thành cổ Quảng Trị, tỉnh sẽ tiếp tục phát huy thương hiệu du lịch đã được xây dựng là “Ký ức chiến tranh - Khát vọng hòa bình”.

Miền “Đất lửa” với khát vọng vươn lên ảnh 5Nông dân ở huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị) thu hoạch lúa. Ảnh: Hồ Cầu

Nhờ thực hiện chính sách “6 cây 2 con chủ lực” (cà phê, hồ tiêu, cao su, lúa chất lượng cao, cây ăn quả + cây dược liệu, gỗ rừng trồng và tôm, bò) gắn với liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất và ứng dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp Quảng Trị phát triển mạnh mẽ. Tỉnh mỗi năm sản xuất trên 33.000 ha lúa chất lượng cao; có vùng chuyên canh ổn định với trên 2.500 ha hồ tiêu, gần 5.000 ha cà phê, hơn 19.000 ha cao su, trên 110.000 ha rừng… Tỉnh cũng đã và đang xây dựng các mô hình nuôi bò, tôm ứng dụng công nghệ cao.

Miền “Đất lửa” với khát vọng vươn lên ảnh 6Nuôi tôm nước lợ ở các phường ven đô thuộc thành phố Đông Hà (Quảng Trị). Ảnh: Hồ Cầu

Từ vùng đất bị chiến tranh tàn phá, Quảng Trị đang vươn mình phát triển. Năm 2019, tỉnh thu ngân sách đạt trên 3.100 tỷ đồng, thu nhập đầu người gần 50 triệu đồng/năm; có 1 huyện và 60/117 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. 

Đức Thịnh

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm