Tại buổi đối thoại, đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân trong vùng quy hoạch sản xuất lúa chất lượng cao của tỉnh Long An đã nêu nhiều ý kiến xoay quanh các vấn đề đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống điện; đẩy mạnh liên kết 4 nhà, đảm bảo đầu ra sản phẩm; tăng cường quản lý chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
Ông Nguyễn Văn Bờ, nông dân xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa cho biết, thực hiện chương trình vùng lúa chất lượng cao người nông dân được hưởng lợi khá nhiều nên rất phấn khởi, nhiệt tình tham gia. Tuy nhiên, trong việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Do đó đề nghị lãnh đạo cấp trên cần tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, đầu tư hệ thống điện 3 pha để xây dựng các trạm bơm phục vụ sản xuất; xử lý vấn nạn lục bình trên các kênh rạch tạo thuận lợi vận chuyển nông sản… Về lâu dài cần có hướng nghiên cứu chuyển đổi sản xuất, phát triển bền vững để nông dân yên tâm sản xuất, tránh tình trạng sản xuất được mùa mất giá, được giá mất mùa thường xuyên xảy ra.
Ông Huỳnh Văn Cư, Giám đốc Hợp tác xã Tiên Tiến (xã Bình Hòa Trung, Mộc Hóa) cho biết, hiện nay, hợp tác xã chỉ lo được khâu sản xuất và một số dịch vụ liên quan còn thị trường tiêu thụ vẫn gặp khó khăn. Hợp tác xã đã có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với một doanh nghiệp, tuy nhiên đến nay vẫn không thực hiện được nên vẫn phải phụ thuộc vào thương lái. Do đó kiến nghị cần đẩy mạnh liên kết, giới thiệu nhiều doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho hợp tác xã.
Ông Lê Quốc Tình, đại diện Hợp tác xã Bình Hòa (xã Bình Hòa Đông, Mộc Hóa) kiến nghị, hiện nay, nhiều nông dân vẫn còn sản xuất theo tập quán cũ, chưa tuân thủ quy trình sản xuất tiên tiến theo hướng ứng dụng công nghệ cao dẫn đến hiệu quả sản xuất còn thấp. Trong thời gian tới cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn về ứng dụng khoa học kỹ thuật… để người dân hiểu rõ cùng tham gia thực hiện. Đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn để hợp tác xã đầu tư phát triển.
Ghi nhận những ý kiến, kiến nghị của người nông dân, Bí thư Tỉnh ủy Long An Phạm Văn Rạnh cho rằng, việc quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao là một trong những chương trình mang tính đột phá của tỉnh nhằm thay đổi phương thức, tập quán sản xuất, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, giúp người nông dân phát triển bền vững.
Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những hiệu quả bước đầu, chương trình cũng tồn tại nhiều vướng mắc. Do đó định hướng sắp tới, đề nghị toàn bộ hệ thống chính trị có sự quyết tâm, thống cao trong quá trình thực hiện chương trình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến toàn thể cán bộ, đảng viên và người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa chương trình.
Người nông dân cần thay đổi tập quán sản xuất, liên kết lại trong các tổ hợp tác, hợp tác xã để có điều kiện thuận lợi sản xuất quy mô lớn, tập trung. Các tổ hợp tác, hợp tác xã phải thực sự là điểm tựa cho xã viên…
Về vấn đề đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, ông Phạm Văn Rạnh đề nghị, các ngành có liên quan, địa phương cần rà soát các công trình cần đầu tư, đề xuất lộ trình thực hiện, ưu tiên xây dựng các công trình thuộc vùng dự án. Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông sớm hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan và địa phương tập trung thực hiện hiệu quả chương trình.
Chương trình phát triển vùng lúa chất lượng cao của tỉnh Long An được thực hiện từ năm 2013 với hơn 40.000 ha tại 25 xã thuộc các huyện vùng Đồng Tháp Mười.
Trong quá trình thực hiện, tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng thủy lợi, phát huy hiệu quả trạm bơm điện, đẩy mạnh sử dụng giống lúa xác nhận, xây dựng các cánh đồng lớn… giúp năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao không ngừng tăng lên.
Năng suất lúa toàn tỉnh tăng từ 5,34 tấn/ha (năm 2013) lên 5,38 tấn năm 2016, sản lượng tăng 2,66 triệu tấn (năm 2013) lên 2,81 triệu tấn (năm 2016)./.
Bí thư Tỉnh ủy Long An Phạm Văn Rạnh phát biểu tại buổi đối thoại. Ảnh: Bùi Như Trường Giang - TTXVN |
Ông Nguyễn Văn Bờ, nông dân xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa cho biết, thực hiện chương trình vùng lúa chất lượng cao người nông dân được hưởng lợi khá nhiều nên rất phấn khởi, nhiệt tình tham gia. Tuy nhiên, trong việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Do đó đề nghị lãnh đạo cấp trên cần tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, đầu tư hệ thống điện 3 pha để xây dựng các trạm bơm phục vụ sản xuất; xử lý vấn nạn lục bình trên các kênh rạch tạo thuận lợi vận chuyển nông sản… Về lâu dài cần có hướng nghiên cứu chuyển đổi sản xuất, phát triển bền vững để nông dân yên tâm sản xuất, tránh tình trạng sản xuất được mùa mất giá, được giá mất mùa thường xuyên xảy ra.
Ông Huỳnh Văn Cư, Giám đốc Hợp tác xã Tiên Tiến (xã Bình Hòa Trung, Mộc Hóa) cho biết, hiện nay, hợp tác xã chỉ lo được khâu sản xuất và một số dịch vụ liên quan còn thị trường tiêu thụ vẫn gặp khó khăn. Hợp tác xã đã có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với một doanh nghiệp, tuy nhiên đến nay vẫn không thực hiện được nên vẫn phải phụ thuộc vào thương lái. Do đó kiến nghị cần đẩy mạnh liên kết, giới thiệu nhiều doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho hợp tác xã.
Đại diện nông dân nêu ý kiến, kiến nghị tại buổi tiếp xúc, đối thoại. Ảnh: Bùi Như Trường Giang - TTXVN |
Ông Lê Quốc Tình, đại diện Hợp tác xã Bình Hòa (xã Bình Hòa Đông, Mộc Hóa) kiến nghị, hiện nay, nhiều nông dân vẫn còn sản xuất theo tập quán cũ, chưa tuân thủ quy trình sản xuất tiên tiến theo hướng ứng dụng công nghệ cao dẫn đến hiệu quả sản xuất còn thấp. Trong thời gian tới cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn về ứng dụng khoa học kỹ thuật… để người dân hiểu rõ cùng tham gia thực hiện. Đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn để hợp tác xã đầu tư phát triển.
Ghi nhận những ý kiến, kiến nghị của người nông dân, Bí thư Tỉnh ủy Long An Phạm Văn Rạnh cho rằng, việc quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao là một trong những chương trình mang tính đột phá của tỉnh nhằm thay đổi phương thức, tập quán sản xuất, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, giúp người nông dân phát triển bền vững.
Quang cảnh buổi tiếp xúc, đối thoại. Ảnh: Bùi Như Trường Giang - TTXVN |
Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những hiệu quả bước đầu, chương trình cũng tồn tại nhiều vướng mắc. Do đó định hướng sắp tới, đề nghị toàn bộ hệ thống chính trị có sự quyết tâm, thống cao trong quá trình thực hiện chương trình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến toàn thể cán bộ, đảng viên và người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa chương trình.
Người nông dân cần thay đổi tập quán sản xuất, liên kết lại trong các tổ hợp tác, hợp tác xã để có điều kiện thuận lợi sản xuất quy mô lớn, tập trung. Các tổ hợp tác, hợp tác xã phải thực sự là điểm tựa cho xã viên…
Quang cảnh buổi tiếp xúc, đối thoại. Ảnh: Bùi Như Trường Giang - TTXVN |
Về vấn đề đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, ông Phạm Văn Rạnh đề nghị, các ngành có liên quan, địa phương cần rà soát các công trình cần đầu tư, đề xuất lộ trình thực hiện, ưu tiên xây dựng các công trình thuộc vùng dự án. Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông sớm hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan và địa phương tập trung thực hiện hiệu quả chương trình.
Chương trình phát triển vùng lúa chất lượng cao của tỉnh Long An được thực hiện từ năm 2013 với hơn 40.000 ha tại 25 xã thuộc các huyện vùng Đồng Tháp Mười.
Trong quá trình thực hiện, tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng thủy lợi, phát huy hiệu quả trạm bơm điện, đẩy mạnh sử dụng giống lúa xác nhận, xây dựng các cánh đồng lớn… giúp năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao không ngừng tăng lên.
Năng suất lúa toàn tỉnh tăng từ 5,34 tấn/ha (năm 2013) lên 5,38 tấn năm 2016, sản lượng tăng 2,66 triệu tấn (năm 2013) lên 2,81 triệu tấn (năm 2016)./.