Tại cuộc họp giao ban báo chí ngày 7/1 do Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ Nguyễn Công Quyền cho biết: Điểm mới của Lễ hội năm nay là huyện Ba Chẽ sẽ tổ chức công bố về công dụng của các hoạt chất có trong Trà hoa vàng do các chuyên gia Hà Lan cùng với Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và công bố. Theo đó, Trà hoa vàng là một trong những cây thảo dược có tính năng chữa bệnh, có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8%; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu (mỡ máu). Ngoài ra, loại trà này còn có khả năng làm giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp và chữa các bệnh về tim mạch, tiểu đường, u bướu...
Theo nghiên cứu của Trường Đại học Dược Hà Nội, hoa và lá cây Trà hoa vàng bao hàm hơn 400 thành phần hóa học, không có độc và tác dụng phụ, trong đó phải kể tới saponin, các hợp chất phenolic, axit folic, protein, vitamin B1, B2, C, E, axit béo… cùng nhiều các thành phần dinh dưỡng tự nhiên. Trà hoa vàng chứa vài chục loại axit amin, rất nhiều các nguyên tố vi lượng tác dụng bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật…
Những năm gần đây, người dân Ba Chẽ thường thu hái lá, nụ và hoa trà để dùng, giúp tăng cường sức khỏe hoặc bán ra thị trường với giá cao, khoảng 15 triệu đồng/kg hoa khô. Nhờ giá trị kinh tế lớn, phong trào trồng Trà hoa vàng được nhân rộng ở huyện Ba Chẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, vừa bảo vệ được nguồn dược liệu, vừa tạo nguồn lực nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Hiện huyện Ba Chẽ đã xây dựng hoàn thành quy hoạch đến năm 2020 vùng trồng cây dược liệu trên 3.000 ha, trong đó diện tích cây Trà hoa vàng đạt 500 ha (hiện mới trồng được 200 ha), phân bố ở các xã Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn và Đồn Đạc.
Nhân dịp này, huyện Ba Chẽ tổ chức Lễ hội Bàn Vương năm 2020 với chủ đề “Tiếng gọi tổ tiên nơi cửa biển” nhằm tôn vinh, phục dựng một nghi lễ quan trọng của người dân tộc Dao (chiếm hơn 40% dân số huyện Ba Chẽ); đồng thời thực hiện Đề án “Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải”, quảng bá tiềm năng du lịch thông qua đặc trưng văn hóa và nét đẹp trong trang phục, nghi lễ, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa của các dân tộc huyện Ba Chẽ.
Theo nghiên cứu của Trường Đại học Dược Hà Nội, hoa và lá cây Trà hoa vàng bao hàm hơn 400 thành phần hóa học, không có độc và tác dụng phụ, trong đó phải kể tới saponin, các hợp chất phenolic, axit folic, protein, vitamin B1, B2, C, E, axit béo… cùng nhiều các thành phần dinh dưỡng tự nhiên. Trà hoa vàng chứa vài chục loại axit amin, rất nhiều các nguyên tố vi lượng tác dụng bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật…
Những năm gần đây, người dân Ba Chẽ thường thu hái lá, nụ và hoa trà để dùng, giúp tăng cường sức khỏe hoặc bán ra thị trường với giá cao, khoảng 15 triệu đồng/kg hoa khô. Nhờ giá trị kinh tế lớn, phong trào trồng Trà hoa vàng được nhân rộng ở huyện Ba Chẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, vừa bảo vệ được nguồn dược liệu, vừa tạo nguồn lực nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Hiện huyện Ba Chẽ đã xây dựng hoàn thành quy hoạch đến năm 2020 vùng trồng cây dược liệu trên 3.000 ha, trong đó diện tích cây Trà hoa vàng đạt 500 ha (hiện mới trồng được 200 ha), phân bố ở các xã Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn và Đồn Đạc.
Nhân dịp này, huyện Ba Chẽ tổ chức Lễ hội Bàn Vương năm 2020 với chủ đề “Tiếng gọi tổ tiên nơi cửa biển” nhằm tôn vinh, phục dựng một nghi lễ quan trọng của người dân tộc Dao (chiếm hơn 40% dân số huyện Ba Chẽ); đồng thời thực hiện Đề án “Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải”, quảng bá tiềm năng du lịch thông qua đặc trưng văn hóa và nét đẹp trong trang phục, nghi lễ, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa của các dân tộc huyện Ba Chẽ.
Văn Đức
TTXVN