Cây chùm ngây không chỉ làm cảnh, lấy rau ăn mà còn là cây dược liệu quý. Ảnh: vietq.vn |
Cây chùm ngây (Moringa oleifera L.) thuộc họ chùm ngây, là một trong những loài dược liệu quý được trồng tại Việt Nam, có công dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên.
Chùm ngây là một loại cây thân gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5-10m, nhiều cành nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép, màu xanh mốc, không có lông lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi. Hoa trắng, to giống hoa đậu. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và thu hoạch hột vào khoảng tháng 2 hằng năm.
Ngoài việc được dùng làm rau ăn thì cây chùm ngây còn là dược liệu có nhiều công dụng trong việc chữa trị bệnh. Nó có tác dụng phòng chống ung thư, tốt cho cơ bắp, xương, da, máu, ổn định huyết áp… Cũng chính nhờ những đặc điểm này mà hiện nay nhiều người áp dụng kỹ thuật trồng cây chùm ngây xung quanh nhà.
Điều kiện trồng cây chùm ngây
Chùm ngây là một loại cây thân gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5-10m, nhiều cành nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép, màu xanh mốc, không có lông lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi. Hoa trắng, to giống hoa đậu. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và thu hoạch hột vào khoảng tháng 2 hằng năm.
Ngoài việc được dùng làm rau ăn thì cây chùm ngây còn là dược liệu có nhiều công dụng trong việc chữa trị bệnh. Nó có tác dụng phòng chống ung thư, tốt cho cơ bắp, xương, da, máu, ổn định huyết áp… Cũng chính nhờ những đặc điểm này mà hiện nay nhiều người áp dụng kỹ thuật trồng cây chùm ngây xung quanh nhà.
Điều kiện trồng cây chùm ngây
Cây chùm ngây thuộc loại ưa sáng nên nếu trồng ở nơi cung cấp đủ ánh sáng cây sẽ mọc rất nhanh. Tuy nhiên khi trồng cây chùm ngây ở giai đoạn đầu không được để nơi có ánh nắng trực tiếp vì lúc này cây vẫn con non, yếu chưa đủ sức sống để chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt. Do đó cần đưa vào nơi có ánh sáng chiếu xuyên qua các loại cây khác.
Đất trồng
Cây chịu hạn tốt, ưa khô và có thể chịu được nhiều loại đất khác nhau kể cả những nơi đất xấu cằn cỗi. Tuy nhiên không nên trồng ở nơi có đất nghèo dinh dưỡng vì cây chắc chắn sẽ phát triển chậm hơn. Hoặc để tạo ra đất tốt nên mua sẵn ở các cửa hàng rồi tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…
Về thời điểm thích hợp trồng cây chùm ngây. Nếu trồng tại nhà để lấy rau ăn hoặc cây thuốc chữa bệnh thì có thể trồng quanh năm. Còn nếu trồng ở diện tích lớn
Kỹ thuật trồng cây chùm ngây
Cây chùm ngây có thể gây trồng từ hạt, từ hom thân, cành và từ hom củ. Hạt giống chùm ngây có thể tìm mua tại các của hàng bán đồ nông sản về ươm. Tuy nhiên, nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức thì bạn có thể mua sẵn cây giống ở vựa giống.
Trước khi đem gieo hạt thì cần phải xử lý tốt để có được thành công như mong muốn. Hạt giống được ngâm trong nước nóng ấm 2 sôi + 3 lạnh trong vòng 12 giờ rồi vớt ra cho vào túi vải, treo ráo nước sau 4 giờ. Khoảng 24 giờ sau thì hạt nứt nanh, đưa cấy vô túi bầu được chuẩn bị sẵn.
Túi bầu kích thước 9x12 cm được đục 4 lổ xung quanh túi bầu, cách đáy túi bầu khoảng 1,5 - 2cm. Thành phần ruột bầu gồm 60% đất pha cát, 30% xơ dừa hoặc tro trấu, rơm mục, 10% phân hữu cơ. Sau khi đã chuẩn vị xong hết mọ thứ đưa bầu cây vào chậu, hộp xốp hoặc trồng trực tiếp xuống hố, nhớ cần phải ấn chặt bầu cây.
Cách chăm sóc cây chùm ngây
Cây chùm ngây chuộng đất ráo nước, nhiều cát và cây hầu như không bị sâu bệnh hại do đó chăm sóc cây không cần điều kiện gì đặc biệt về phân bón và nước tưới. Tuy nhiên cây không chịu được úng ngập và dễ chết nếu không được thoát nước tốt. Do đó khi trồng cần đặc biệt chú ý tới yếu tố này nếu không sẽ khó sống.
Người trồng chùm ngây cũng cần phải biết, gỗ chùm ngây khá mềm, giòn nên thân cành dễ bị gãy trong mưa bão. Do đó nếu trồng cây để khai thác, người trồng nên cắt tỉa ngọn cây khi đạt độ cao nhất định, vừa tiện thu hái; vừa kích thích cây đâm tược, nảy cành theo cấp số nhân như tán dù; vừa hạn chế thiệt hại do gãy đổ. Nếu trường hợp trồng tại nhà cũng nên cắt tỉa thường xuyên giúp cây ra nhiều nhánh, cành lá mọc khỏe hơn, ít sâu bệnh hại cây làm ảnh hưởng tới chất lượng và năng suất.
Thu hoặch cây chùm ngây
Do cây phát triển rất nhanh nên chỉ sau 3 tháng tuổi cây đã bắt đầu cho thu hoạch. Khi cây cao 60 cm thì cắt ngọn và tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi. Sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình mỗi cây có thể cho từ 500 đến 900gram lá tươi/tháng. Không như các loại rau khác, cây chùm ngây chỉ trồng một lần và bán cả năm. Tuổi đời của cây chùm ngây khá lâu nên được coi là loại rau kinh tế bậc nhất.
Tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây
Nói tới tác dụng của cây chùm ngây, lương y Nguyễn Bá Thành- chủ cửa hàng chuyên bán thuốc Đông Y tại Hoài Đức- Hà Nội cho biết, cây chùm ngây được xem như là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Lá và hoa chùm ngây có lượng vitamin C gấp 7 lần vitamin C có trong quả cam, gấp 4 lần can-xi và 2 lần protein có trong sữa, gấp 3 lần Kali có trong quả chuối.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, lương y Bá Thành còn cho biết, cây chùm ngây có tác dụng chữa được nhiều bệnh như: u xơ tiền liệt tuyến, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, làm giảm cholesterol máu, hạ đường huyết. Ngoài ra chùm ngây còn có tác dụng ngừa thai. Để nâng cao sức khỏe, chống mỏi mệt, giúp ăn ngon, ngủ ngon… cũng có thể sử dụng chùm ngây dưới dạng món ăn đơn giản khác nhau.
Bài thuốc đơn giản tư chùm ngây đó là rễ hoặc lá chùm ngây 100g rửa sạch cho vào nồi, đổ thêm 1,5 lít nước vào sắc kỹ. Chắt lấy nước uống thay nước hằng ngày rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên dùng chùm ngây có thể gây sảy thai.
Theo vietq.vn