Với mật độ rừng che phủ khá cao, khí hậu thuận lợi, huyện Kon Plông (Kon Tum) đã vận động đồng bào, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn phát triển cây dược liệu. Đây là một sự khởi đầu để cây dược liệu chuyển từ tiềm năng thành lợi thế ở Kon Plông.
|
Toàn cảnh khu vực trồng cây dược liệu giống của Công ty Việt Khang Nông, huyện Kon Plông. Ảnh: Hoàng Hà |
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy "Về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bản tỉnh
Kon Tum", đồng thời xác định trồng cây dược liệu là hướng đi mới giúp đồng bào phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững, Kon Plông đã vận động đồng bào chuyển đổi diện tích trồng những loại cây kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu. Đến nay, toàn huyện có gần 71 ha cây dược liệu quý như: đảng sâm (sâm dây), sâm đương quy, sa nhân, đinh lăng…
|
Toàn huyện hiện có gần 71 ha cây dược liệu quý như: đảng sâm (sâm dây), sâm đương quy, sa nhân, đinh lăng.... Ảnh: Hoàng Hà |
|
Cán bộ ngành nông nghiệp huyện Kon Plông trao đổi kinh nghiệm trồng cây dược liệu với đồng bào. Ảnh: Hoàng Hà |
|
Được hỗ trợ giống, phân bón và đầu ra cho sản phẩm, đồng bào yên tâm trồng cây dược liệu. Ảnh: Hoàng Hà |
Nhờ khí hậu, thổ những phù hợp, huyện Kon Plông đã vận động đồng bào phát triển cây dược liệu. Ảnh: Hoàng Hà
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 135, Chương trình 30a…, xã Đắk Long - một trong những xã được quy hoạch nằm trong vùng trồng cây dược liệu chủ yếu của huyện đã phát triển được gần 11 ha đảng sâm và sâm đương quy. Với giá bán đảng sâm và sâm đương quy cao hơn nhiều so với cây mì (sắn) nên đồng bào rất phấn khởi, nhiệt tình hưởng ứng chủ trương trồng cây dược liệu. Gia đình anh Hà Văn Đại ở thôn Măng Đen, xã Đăk Long đã có thu nhập lên đến cả tỷ đồng trong 3 - 4 năm qua nhờ dồn điền đổi thửa để trồng tập trung đảng sâm và đương quy.
|
Sản phẩm tinh dầu của Công ty Tuyết Sơn lâu nay được người tiêu dùng tín nhiệm. Ảnh: Hoàng Hà |
|
Huyện có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, để cây dược liệu thực sự chuyển từ tiềm năng thành lợi thế ở Kon Plông. Ảnh: Hoàng Hà |
Để phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững, ngoài tổ chức ươm, cung ứng các loại cây giống dược liệu chất lượng tốt, hướng dẫn đồng bào kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, huyện cũng khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ hợp tác, hợp tác xã, nhóm hộ chú trọng đầu tư, xây dựng các chuỗi liên kết từ khâu trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối sản phẩm dược liệu, phấn đấu đến năm 2020 mở rộng diện tích trồng dược liệu lên 113 ha và đến năm 2030 lên hơn 2.500 ha.
Hoàng Hà – Hoàng Tâm