Hoàng Hoa Thám là một xã miền núi nằm ở phía đông bắc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây có nhiều tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp; địa hình, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng nên nguồn tài nguyên về hệ thực vật, động vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại làm cây thuốc. Sản xuất cây dược liệu tại địa phương là đang là hướng đi mới phù hợp với bà con sinh sống tại đây, vừa có thể mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với việc tái cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất trồng có hiệu quả hơn…
Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng là một trong những chủ trương lớn của tỉnh Lai Châu. Thực hiện chủ trương này, Lai Châu đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đầu tư, phát triển cây dược liệu. Từ đó, mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống và vươn lên làm giàu, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
Quảng Trị định hướng phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, dược liệu đặc trưng, phát triển theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.*Nâng tầm cho sản vật vùng nông thôn.
Tại các địa bàn miền núi tỉnh Thanh Hoá, việc người dân mạnh dạn chuyển đổi trồng cây dược liệu đang góp phần đang tạo ra hướng đi mới, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa để nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề tài khoa học Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thử nghiệm loài dược liệu La hán quả tại Khu Bảo tồn, giai đoạn 2022-2025. Hoạt động nhằm bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý, hiếm tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân sống trong vùng đệm, vùng lõi khu bảo tồn.
Khai thác lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, tạo cơ chế thu hút các nhà đầu tư đến triển khai những dự án trồng cây dược liệu, tỉnh Lai Châu đã bảo tồn được nhiều loại dược liệu tự nhiên quý hiếm, đồng thời phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc...
Cây dược liệu tại Gia Lai đang dần hình thành những vùng chuyên canh có quy mô, mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Việc định hình- hướng phát triển cho cây dược liệu đang được tỉnh Gia Lai tập trung xây dựng. Trong đó, việc lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu là mục tiêu quan trọng được Gia Lai hướng đến.
Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống, trồng, chế biến tinh dầu Quế ngọc gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (2019 - 2023)”. Đây là dự án thuộc chương trình xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2016 - 2025 tại địa phương.
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá, toàn tỉnh hiện có gần 1.000 loài cây dược liệu; trong đó có khoảng 20 loài dược liệu quý và chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi như: ba kích, đinh lăng, củ mài, hòe, hương nhu trắng, ích mẫu, quế, sa nhân, huyền sâm, xuyên tâm liên, nghệ vàng, cà gai leo… Trồng cây dược liệu mở ra hướng đi mới, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập, giúp đồng bào vùng cao phát triển kinh tế.
Tỉnh Quảng Trị đang đầu tư cho việc mở rộng diện tích cây dược liệu gắn với chế biến để tăng giá trị và phục vụ xuất khẩu. Huyện Cam Lộ có thế mạnh về trồng, chế biến cây dược liệu. Đến tháng 4/2023, địa phương này đã trồng được gần 280 ha cây dược liệu các loại có giá trị kinh tế cao.
Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung bảo tồn, phát triển nguồn gen cây dược liệu quý hiếm gắn với bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Từ đó, tỉnh đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu nhằm đưa nghề trồng cây dược liệu trở thành thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Ngày 4/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021 - 2030 (giai đoạn I, năm 2021 - 2025).
Nghệ An có gần 1.000 loài cây dược liệu, trong đó có nhiều cây thuốc quý hiếm có giá trị sử dụng phổ biến. Cùng với các chính sách hỗ trợ của địa phương, sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, cây dược liệu đang dần tìm được chỗ đứng trong cơ cấu cây xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Tỉnh Quảng Trị đang tập trung phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững thông qua việc khai thác gắn với phát triển cây dược liệu trở thành sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Theo báo cáo của UBND tỉnh Lào Cai, trong 5 năm qua, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh tăng mạnh, từ 6.753 tỷ đồng năm 2016 lên 8.640 tỷ đồng vào năm 2021 (theo giá so sánh năm 2010), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 6%/năm.
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho người nông dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Yên Hòa là xã vùng cao khó khăn của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Người dân nơi đây chủ yếu phát triển kinh tế bằng việc trồng các loại cây thuần nông như lúa, ngô, sắn… nhưng hiệu quả kinh tế không cao, thậm chí nhiều diện tích đất nông nghiệp bị để hoang hóa. Nhận thấy địa phương có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính quyền xã Yên Hòa đã có nhiều chủ trương nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp có tâm huyết đầu tư, từng bước tạo tiền đề phát triền kinh tế địa phương và hộ gia đình.
Với đặc điểm dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, phát triển quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây cà gai leo đang được nhiều hộ dân ở xã khó khăn Hợp Hòa, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang lựa chọn là cây trồng chính để phát triển kinh tế. Nhờ trồng cây dược liệu cà gai leo, nhiều hộ dân ở xã Hợp Hòa đã có cuộc sống ấm no, ổn định hơn, nhiều hộ đã thoát nghèo.
Theo khảo sát, cây dược liệu cơ bản phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, do đó UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án được thực hiện tại 17 huyện, thị xã, thành phố; trong đó, đặc biệt ưu tiên phát triển tại các vùng có tiềm năng, lợi thế phát triển cây dược liệu như: huyện Kbang, Đắk Đoa, Mang Yang, An Khê, Chư Sê, Chư Pưh, Krông Pa, Ia Pa với nguồn vốn 5.200 tỷ đồng.
Với mục tiêu trồng 130 ha cây dược liệu trong năm 2021, nhưng đến nay huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum mới trồng được gần 40 ha và khó hoàn thành đúng kế hoạch mà tỉnh giao.
Những ngày này khi cả nước đang gồng mình phòng, chống đại dịch COVID-19, rất nhiều lĩnh vực gần như không có doanh thu, thì ở Lào Cai, những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc hữu cơ từ dược liệu quý hoặc phổ biến nhận được sự ưu tiên của người dùng nên vô cùng hút khách. Cùng với đó, cây dược liệu là loại cây trồng chủ lực của Lào Cai cũng tăng trưởng mạnh mang về hàng trăm tỷ đồng cho nông dân Lào Cai trong nửa đầu năm 2021 bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp.
UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án được thực hiện tại 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn; trong đó đặc biệt, ưu tiên phát triển tại các vùng có tiềm năng, lợi thế phát triển cây dược liệu như huyện Kbang, Đăk Đoa, Mang Yang, An Khê, Chư Sê, Chư Pưh, Krông Pa, Ia Pa với nguồn vốn 5.200 tỷ đồng.
Khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhất là khu vực vùng trung du và miền núi của tỉnh trong những năm qua là một lựa chọn đúng đắn, phù hợp với tiềm năng của vùng. Nhiều địa phương trong tỉnh coi phát triển cây dược liệu là khâu đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng gia tăng giá trị và bền vững.
Nhằm giúp hội viên thoát nghèo vươn lên làm giàu, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã tập trung thực hiện tốt việc xây dựng và nhân rộng các mô hình phụ nữ phát triển kinh tế, góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế ở địa phương. Một trong những mô hình được Hội triển khai thực hiện bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt, đó là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao.
Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn nhưng Võ Nhai lại có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả, cây dược liệu và phát triển kinh tế rừng.
Vừa là cây màu, vừa là cây gia vị, dược liệu, có nhiều giá trị sử dụng lại thích ứng điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nên sả được nông dân Tiền Giang trồng khắp nơi; trong đó nhiều nhất tại huyện cù lao nhiễm mặn hạ lưu sông Tiền Tân Phú Đông. Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông Nguyễn Văn Hải, cây sả chịu hạn tốt, ít dùng nước, chi phí phân bón, nhân công chăm sóc thấp và có thể trồng nhiều vụ trong năm, giá trị kinh tế cao. Chính vì lợi thế đó mà cây sả đã được huyện Tân Phú Đông xác định là cây trồng chủ lực trong mục tiêu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu tại vùng cồn bãi, cù lao nhiều khó khăn của tỉnh Tiền Giang.
Với niềm đam mê phát triển cây dược liệu, cậu thanh niên trẻ Hoàng Khắc Cần, dân tộc Sán Chay đã chọn cho mình cách lập nghiệp trên mảnh đất quê hương Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, Cần đã cùng Công ty cổ phần Sản phẩm thiên nhiên DK (DK Natura Jsc) nhân rộng cây dược liệu thìa canh, phát triển thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, được trao tặng Huy chương Vàng - Sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng, đưa cây dược liệu vào góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương.