Khám phá mùa thu vàng trải dài đất nước

Khám phá mùa thu vàng trải dài đất nước
Vào tháng 9, tháng 10 hàng năm cũng là lúc vùng cao lúa chín vàng rộ, tạo cho vùng núi cao phía Bắc một nét đẹp rực rỡ khó miêu tả bằng lời. Còn Tây Nguyên lúc này lại rực rỡ, cuốn hút với hoa dã quỳ, đồng bằng sông nước Cửu Long đón mùa nước nổi… 

Chiều lòng người yêu thích du lịch, muốn được hòa mình vào thiên nhiên của mùa thu quê hương, các đơn vị lữ hành, du lịch đã tung nhiều đường tour hấp dẫn, đảm bảo cho du khách được tận hưởng không khí mùa thu vàng trải dài khắp mọi miền đất nước. 
 
Khám phá mùa thu vàng trải dài đất nước ảnh 1
Mùa vàng trên vùng cao Hoàng Su Phì, Hà Giang. Ảnh: Đỗ Bình/TTXVN

Các đơn vị lữ hành đã tổng kết và đưa ra danh sách nhiều điểm đến ngắm “mùa vàng” vùng cao lý tưởng nhất để du khách tham khảo. Trong đó, đứng đầu danh sách này là Sa Pa (Lào Cai) – nơi mà ruộng bậc thang được coi là “đặc sản”, thu hút cánh săn ảnh nhất; tiếp đó là Tú Lệ (Nghĩa Lộ, Yên Bái) là nơi được nhiều người yêu thích bởi độ hùng vĩ bạt ngàn ngút mắt. Sau đó là Mù Căng Chải, Khau Phạ (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang)… 

Ở Mù Căng Chải, ngay từ giữa tháng 9 này, UBND tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tổ chức Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” trong khuôn khổ “Tuần văn hoá và du lịch danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Lễ hội Xòe Mường Lò năm 2016”. Đây là hoạt động văn hóa thường niên của tỉnh Yên Bái, huyện Văn Chấn, huyện Mù Căng Chải được duy trì vào mỗi dịp mùa lúa chín. Đây cũng là nơi các “phượt thủ trên không” khám phá, chinh phục một trong tứ đại đỉnh đèo mang tên Khau Phạ, không chỉ có phong cảnh quyến rũ, đã được đầu tư quy mô lớn với nhiều hạng mục công trình mà còn ấm áp tình cảm của bà con đồng bào dân tộc Thái, Mông. 

Công ty lữ hành Vietrantour là đơn tiên phong triển khai nhiều tuyến tour mới đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách. Mùa thu này, Vietrantour chào đến khách hàng tour Sapa – Y Tý (Lào Cai) cùng trải nghiệm “săn” biển mây bồng bềnh và ruộng bậc thang chín vàng óng tuyệt đẹp trong 3 ngày. Vietrantour chia sẻ: Y Tý - một xã biên giới vùng cao Tây Bắc, thuộc huyện Bát Xát, Lào Cai đã lọt danh sách 12 “báu vật” huyền bí ở châu Á phải đặt chân đến một lần do website Trillist nổi tiếng khảo sát năm 2015. Y Tý có mây mù vờn núi, ẩn hiện những nếp nhà trình tường của dân tộc Hà Nhì rải rác trên sườn đồi thoai thoải, bên những nương lúa bậc thang vàng đượm nồng hương. Đồng bào dân tộc nơi đây vẫn lưu truyền câu nói “dốc A Lù – mù Y Tý” bởi khu vực này quanh năm bao phủ bởi mây mù, hiếm khi mặt trời tỏa sáng 12 tiếng. Do đó, đây là điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích du lịch khám phá, thưởng ngoạn nét đẹp vùng cao trong mùa thu. 

Công ty lữ hành Saigontourist cũng bung ra các đường tour thưởng ngoạn bức tranh thiên nhiên quê hương đa sắc bằng chùm tour “săn hoa, ngắm lúa” với mức giá tiết kiệm. Giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 là tour ngắm lúa vàng vào mùa thu hoạch trải dài theo những cung đường dọc các vùng núi Tây Bắc. Những thửa ruộng bậc thang ở ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình (thuộc Mù Cang Chải, Yên Bái) - đã được xếp hạng là danh thắng quốc gia. Đến tháng 10 thì du khách được chào đón tới lễ hội hoa tam giác mạch độc đáo của vùng cao nguyên đá Hà Giang. 

Chính hội lễ hội hoa tam giác mạch 2016 ở Hà Giang sẽ diễn ra từ ngày 14 - 16/10 tại huyện Đồng Văn. Bên cạnh đó, lễ hội có các hoạt động phụ trợ diễn ra tại các huyện Quản Bạ, Yên Minh và Mèo Vạc thuộc khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn. Lễ hội sẽ kéo dài trong suốt mùa hoa tam giác mạch và là khởi điểm cho mùa trăm hoa đua sắc - mùa cao điểm du lịch hàng năm trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn, thường từ tháng 9 âm lịch cho tới hết tết Nguyên Đán. 

Bên cạnh việc ngắm hoa tam giác mạch, du khách có thể hòa mình khám phá đời sống văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc. Trong đó có các buổi biểu diễn múa hát dân gian của các dân tộc thiểu số, dừng chân nơi Phố Cáo, thăm nếp nhà truyền thống người Mông; làng dệt vải lanh Lùng Tám nổi tiếng của đồng bào Mông Trắng. Thú vị hơn là khám phá khu nhà họ Vương - dinh cơ kiêm pháo đài, được xây dựng kiên cố bằng đá xanh và gỗ samu vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; dạo bộ tại thôn Lũng Cẩm Trên, nơi từng được chọn làm bối cảnh phim “Chuyện của Pao”... 

Nếu miền núi phía Bắc rực rỡ với sắc vàng của lúa chín vào vụ thu hoạch thì vùng đất đỏ Tây Nguyên nắng gió cuối tháng 10 lại nở rộ một màu vàng rực của loài hoa dã quỳ, thu hút bao nhiêu tay săn ảnh hay giới đi phượt. Tour “săn hoa” này hấp dẫn bởi du khách có cơ hội trải nghiệm những cảm xúc đặc biệt khi khám phá các cung đường hoa dã quỳ tuyệt đẹp. Cơ hội này chỉ ngắn ngủi, vỏn vẹn trong khoảng một tháng. Tận dụng mùa hoa dã quỳ rực rỡ này, nhiều đơn vị lữ hành khai thác tour từ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa lên Đà Lạt (Lâm Đồng), tới các địa danh như thác Dambri, thác Pongour, khu du lịch núi Lang Biang… hoặc tới Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) với các địa danh nổi tiếng như sóc Bom Bo, Bù Đăng… 

Từ khoảng tháng 9 đến tháng 11 hằng năm, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về châu thổ Cửu Long, biến vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên nước ngập trắng đồng; tạo nên “mùa nước nổi” kỳ thú, hấp dẫn du khách khắp nơi. Nước về An Giang, Đồng Tháp sớm nhất, sau đó mới “chạy” xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang… Do đó, các đơn vị lữ hành cũng chuẩn bị nhiều đường tour phục vụ du khách du lịch khám phá mùa nước nổi, thưởng thức cây trái miệt vườn, đi chợ nổi trên sông. Đặc biệt có những tour chỉ diễn ra trong ngày, dành riêng cho người dân thành thị muốn khám phá miền quê sông nước với mức giá dưới 1 triệu đồng/tour/ngày…

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Phát triển kinh tế từ di sản văn hóa Huế

Phát triển kinh tế từ di sản văn hóa Huế

Là vùng đất giàu giá trị di sản và văn hóa, Thừa Thiên - Huế đang nỗ lực bảo tồn, khai thác hiệu quả hệ thống di sản đồ sộ nhằm mang lại sức sống mới cho di sản đồng thời mang về nguồn thu lớn cho cộng đồng, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị". Hai dự án có tổng kinh phí đầu tư 170 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương.

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc "80 năm Quân đội Anh hùng"

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc "80 năm Quân đội Anh hùng"

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 17/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trao giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024 với chủ đề "80 năm Quân đội Anh hùng".

Hàng tuần, nhà hát nghệ thuật hát bội thành phố Hồ Chí Minh vẫn sáng đèn phục vụ người dân. Ảnh: An Hiếu

Hát bội - từ cung đình đến chốn dân gian

Hát bội là loại hình âm nhạc, diễn xướng xuất hiện trong cung đình hàng trăm năm trước, theo thời gian dần len lỏi vào cuộc sống người dân và trở thành văn hóa truyền thống, gắn với những lễ cúng đình, miếu của người dân Nam Bộ nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Xuất bản Cuốn sách song ngữ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh​

Xuất bản Cuốn sách song ngữ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh​

Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành cuốn sách song ngữ Việt – Anh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp” do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn đã khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Lan tỏa nét đẹp văn hóa trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 16 tỉnh, thành trong cả nước. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam - Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội đã diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi.

Đua ghe ngo là phần hấp dẫn nhất trong Lễ hội Ook Om Bok , một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay và lễ cúng ông bà Sene Dolta. Ảnh: An HIếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer nói chung và đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng, chiếc ghe ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Vì thế, khi có ghe ngo thì bà con Khmer từ trẻ đến già đều thể hiện sự trân trọng và yêu thích khi được góp sức cho đội ghe và thôn xóm của mình, nhiều gia đình sẵn sàng tự bỏ tiền để lo cho cả đội ghe ngo từ lúc tập luyện cho đến ngày khai hội.

Tưng bừng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu ở Bình Thuận

Tưng bừng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu ở Bình Thuận

Tối 11/12, tại thành phố Phan Thiết, Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi gắn với phát triển du lịch” chính thức khai mạc.

Với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc và ấn tượng, với gam màu trắng làm chủ đạo, với các hoạt tiết trang trí ánh vàng ánh bắt mắt, Chùa Peam Buôl Thmây tọa lạc ở Khóm 5, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, đang là một trong những điểm "check in" lý tưởng khi du khách đặt chân đến Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Giá trị truyền thống từ các ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng

Có thể nói, với đồng bào Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc. Là nơi đồng bào Khmer tập trung đông nhất, chiếm khoảng 30 % dân số, Sóc Trăng hiện có 92 ngôi chùa Khmer, trong đó có 2 ngôi chùa (chùa Kh’leang, chùa Dơi) được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch

Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung khai thác tối đa giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là Di sản văn hóa Chăm để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây không chỉ là định hướng mà còn là cơ hội để bảo tồn, quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương nhằm thu hút đông đảo du khách đến khám phá, trải nghiệm.

Điểm nhấn văn hóa về đêm ở phố biển Nha Trang

Điểm nhấn văn hóa về đêm ở phố biển Nha Trang

Thời gian gần đây, du khách đến Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) được trải nghiệm nét văn hóa độc đáo và đầy ý nghĩa qua hai chương trình biểu diễn đặc biệt mang tên: “Linh thiêng xứ Trầm” và “Trăng soi dáng tháp”.