Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 14/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị (thành phố Đông Hà), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Ngày hội quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia gồm: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.

vna_potal_khai_mac_ngay_hoi_van_hoa_cac_dan_toc_viet_nam_nam_2024_tai_quang_tri_7757053.jpg
Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc Ngày hội. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh: Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam- Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc.

Ngày hội không chỉ là một sự kiện văn hóa mà quan trọng hơn còn là dịp để các chủ thể văn hóa, nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các dân tộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tự giới thiệu nét đẹp văn hóa, lan tỏa niềm tự hào, ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước. Để từ đó, những thành tựu về văn hóa được tạo dựng qua nhiều thế hệ được nối tiếp, vun đắp, ngày càng sâu sắc, phong phú hơn. Đó cũng là minh chứng cho tinh thần đại đoàn kết, ý chí bất khuất, khát vọng vươn lên của các dân tộc, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để đồng bào các dân tộc cùng với cả nước nỗ lực hơn nữa trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

vna_potal_khai_mac_ngay_hoi_van_hoa_cac_dan_toc_viet_nam_nam_2024_tai_quang_tri__7757052.jpg
Tiết mục nghệ thuật trong Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam nhấn mạnh: Ngày hội thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc trong xu thế hội nhập, phát triển. Đây cũng là cơ hội để tỉnh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm văn hóa du lịch của đất và người Quảng Trị với bạn bè, du khách, gắn công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững.

Với chủ đề “Sắc màu hội tụ”, chương trình nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước; nơi mà đồng bào đã tích cực đóng góp trí tuệ, thời gian trong công cuộc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất và đa dạng.

vna_potal_khai_mac_ngay_hoi_van_hoa_cac_dan_toc_viet_nam_nam_2024_tai_quang_tri_7757048.jpg
Tiết mục nghệ thuật tại Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN

Các dân tộc ở mọi miền đất nước đã hội tụ về Quảng Trị thân thương - mảnh đất từng chịu nhiều đau thương mất mát trong chiến tranh, để cùng khẳng định vị thế, công lao của cộng đồng các dân tộc thiểu số đã sát cánh trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; bảo vệ, gìn giữ, chiến đấu kiên cường và cùng chung sức dựng xây mảnh đất cha ông để lại.

vna_potal_khai_mac_ngay_hoi_van_hoa_cac_dan_toc_viet_nam_nam_2024_tai_quang_tri__7757055.jpg
Tiết mục nghệ thuật tại Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN

Chương trình đã giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử của đất nước và tỉnh Quảng Trị tới bạn bè trong nước và quốc tế. Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ tiếp bước truyền thống đoàn kết của thế hệ cha anh đi trước, chung sức, đồng lòng xây dựng, gìn giữ và bảo vệ vốn di sản thiêng liêng của đất nước.

vna_potal_khai_mac_ngay_hoi_van_hoa_cac_dan_toc_viet_nam_nam_2024_tai_quang_tri__7757049.jpg
Tiết mục nghệ thuật tại Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 diễn ra từ ngày 13-16/12 tập trung giới thiệu những nội dung có tính tiêu biểu trong bản sắc văn hóa các dân tộc của 16 tỉnh, thành phố tham dự qua nhiều hoạt động văn hóa, du lịch và thể thao đặc sắc. Đó là các chương trình: Liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc, giới thiệu các trích đoạn lễ hội và nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc. Cùng với đó là trưng bày, giới thiệu và quảng bá văn hóa truyền thống, trình diễn, chế biến, giới thiệu ẩm thực dân tộc đặc sắc của các địa phương và các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian dân tộc với các bộ môn như đẩy gậy, kéo co, bắn ná, bắn nỏ… Trong khuôn khổ Ngày hội còn diễn ra trưng bày ảnh với chủ đề “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển của đất nước” và triển lãm “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”.

Nguyên Linh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đua ghe ngo là phần hấp dẫn nhất trong Lễ hội Ook Om Bok , một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay và lễ cúng ông bà Sene Dolta. Ảnh: An HIếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer nói chung và đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng, chiếc ghe ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Vì thế, khi có ghe ngo thì bà con Khmer từ trẻ đến già đều thể hiện sự trân trọng và yêu thích khi được góp sức cho đội ghe và thôn xóm của mình, nhiều gia đình sẵn sàng tự bỏ tiền để lo cho cả đội ghe ngo từ lúc tập luyện cho đến ngày khai hội.

Tưng bừng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu ở Bình Thuận

Tưng bừng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu ở Bình Thuận

Tối 11/12, tại thành phố Phan Thiết, Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi gắn với phát triển du lịch” chính thức khai mạc.

Với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc và ấn tượng, với gam màu trắng làm chủ đạo, với các hoạt tiết trang trí ánh vàng ánh bắt mắt, Chùa Peam Buôl Thmây tọa lạc ở Khóm 5, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, đang là một trong những điểm "check in" lý tưởng khi du khách đặt chân đến Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Giá trị truyền thống từ các ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng

Có thể nói, với đồng bào Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc. Là nơi đồng bào Khmer tập trung đông nhất, chiếm khoảng 30 % dân số, Sóc Trăng hiện có 92 ngôi chùa Khmer, trong đó có 2 ngôi chùa (chùa Kh’leang, chùa Dơi) được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch

Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung khai thác tối đa giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là Di sản văn hóa Chăm để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây không chỉ là định hướng mà còn là cơ hội để bảo tồn, quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương nhằm thu hút đông đảo du khách đến khám phá, trải nghiệm.

Điểm nhấn văn hóa về đêm ở phố biển Nha Trang

Điểm nhấn văn hóa về đêm ở phố biển Nha Trang

Thời gian gần đây, du khách đến Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) được trải nghiệm nét văn hóa độc đáo và đầy ý nghĩa qua hai chương trình biểu diễn đặc biệt mang tên: “Linh thiêng xứ Trầm” và “Trăng soi dáng tháp”.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Tôn tạo khu di tích danh nhân văn hóa Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Tôn tạo khu di tích danh nhân văn hóa Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Những ngày này, dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt khu mộ và khu lưu niệm Danh nhân văn hóa Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ. Qua đó, sớm hoàn thành để phục vụ Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 12/2024.

Giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một trong môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer được duy trì tổ chức hằng năm vào dịp Lễ hội Oóc Om Bóc. Ảnh: An Hiếu

Sóc Trăng phát huy các giá trị di sản văn hóa Khmer

Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.

Hát Pả dung - nét văn hóa đặc sắc của người Dao Thái Nguyên

Hát Pả dung - nét văn hóa đặc sắc của người Dao Thái Nguyên

Xuất phát từ lao động sản xuất, tín ngưỡng hay phong tục tập quán đặc trưng mà mỗi dân tộc đều có một làn điệu dân ca thể hiện được nét văn hóa của dân tộc mình. Đối với người Dao ở Định Hoá (Thái Nguyên) làn điệu Pả Dung như tài sản vô giá để nuôi dưỡng tâm hồn, thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt - Nhật trên đỉnh núi Bà Đen

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt - Nhật trên đỉnh núi Bà Đen

Tối 1/12, UBND tỉnh Tây Ninh phối hợp Công ty cổ phần Mặt trời Tây Ninh (thuộc Tập đoàn Sun Group) tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật và khai mạc Tuần văn hóa Việt - Nhật lần đầu tiên được tổ chức trên đỉnh núi Bà Đen.