17 địa phương tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình" sẽ diễn ra đầu tháng 8/2024, tại Quảng Trị.

vna_potal_be_mac_ngay_hoi_van_hoa_cac_dan_toc_tinh_dak_lak_nam_2023_7090415.jpg
Chương trình “Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Đắk Lắk” tại lễ bế mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Có 17 địa phương sẽ tham gia Ngày hội, gồm: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của của các dân tộc thiểu số trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc. Qua đó, các địa phương giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày hội là cơ sở quan trọng để quảng bá văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số Việt Nam, thúc đẩy hiểu biết, tăng sự nhận diện bản sắc độc đáo của văn hóa từng vùng - miền, đưa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý trên bản đồ văn hóa toàn cầu với những đặc điểm riêng biệt. Các hoạt động trong Ngày hội góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, nhân dân trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.

Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như Liên hoan Văn nghệ quần chúng với các phần trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc; độc tấu, hòa tấu nhạc cụ đồng bào dân tộc; trình diễn trang phục dân tộc truyền thống (ngày thường, lễ hội, lễ cưới). Cùng với đó là trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc, mô phỏng khái quát đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân gian, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống.

Các địa phương tham gia Ngày hội sẽ thực hiện trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương. Qua đó phản ánh những nét văn hóa đồng bào dân tộc trong sự thống nhất của nền văn hóa Việt Nam; thành tựu trong sản xuất, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng; sản phẩm du lịch, điểm đến tiêu biểu của địa phương; trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc sản truyền thống tiêu biểu.

Ngoài ra còn có phần trình diễn nghề thủ công truyền thống (dệt thổ cẩm, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác nhạc cụ dân tộc); trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP địa phương do đồng bào dân tộc tham gia sản xuất; giới thiệu về loại hình văn hóa phi vật thể đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nổi bật là trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển của đất nước” giới thiệu 200 bức ảnh giới thiệu cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc, thành tựu nổi bật qua góc nhìn văn hóa truyền thống của đồng bào, những địa danh (điểm du lịch) của 17 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội. Cùng với đó là triển lãm “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa, nghề truyền thống, trang phục, nông cụ, vật dụng trong đời sống sinh hoạt của đồng bào...

Thanh Giang

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm