Ia Mơr- Làng thanh niên lập nghiệp đang bị lãng quên

Ia Mơr- Làng thanh niên lập nghiệp đang bị lãng quên
Ia Mơr- Làng thanh niên lập nghiệp đang bị lãng quên ảnh 1
Ảnh: Trần Hiếu


Đang mùa mưa, con đường vào làng Ring như được láng mỡ. Nhiều đoạn, nước ngập cả đường, kéo dài đến hơn 20 mét. Để vượt qua những cung đường này, xe ô tô phải chạy theo đường tránh trơn trượt. Khởi hành từ TP. Pleiku từ sáng sớm, vượt qua đoạn đường gần 100 km và phải đến gần 11 giờ trưa chúng tôi mới có mặt tại làng.

Nguyên thủy của làng Ring vốn là Làng thanh niên lập nghiệp biên giới Ia Mơr, sau đó được chuyển về cho địa phương quản lý từ năm 2011. Và những khốn khó tồn tại từ nhiều năm qua vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm. Ban đầu, có 100 thanh niên tình nguyện lên đây lập nghiệp, ước mơ xây dựng nên một vùng dân cư trù phú nhưng rồi… vỡ mộng. Anh Trần Quốc Toàn-một thanh niên, có mặt từ những ngày đầu cho biết: “Đất đai cằn cỗi. Mùa mưa thì nước ngập úng, mùa khô thì nứt nẻ, khó trồng cây, đặc biệt là cây công nghiệp. Từ 100 thanh niên lên đây, nay chỉ còn 50-60 hộ. Nhiều hộ đã đóng cửa nhà, bỏ hoang đất đai đi làm ăn xa”.

 

Theo định suất, cứ mỗi hộ nhập làng được bố trí cấp 1.000 m2 đất, một căn nhà hơn 30 m2, 4 sào lúa nước và 1,8 ha đất rẫy. Đất nhiều là vậy nhưng hầu hết đều cằn cỗi. 2 năm trở lại đây, nhiều hộ trong làng đã trồng mía bán cho Nhà máy Đường Kon Tum. Nhưng nhiều diện tích mía ở đây bị chết khi gặp hạn. Thêm nữa, công vận chuyển xa cộng với tiền đầu tư lớn nên nông dân không thể yên tâm với cây mía. Làng có 54 ha lúa nước 2 vụ thì chỉ có chừng 40 ha sản xuất được lúa 2 vụ, còn lại chỉ làm một vụ vì chân ruộng cao, khó tưới.
 

Ia Mơr- Làng thanh niên lập nghiệp đang bị lãng quên ảnh 2
Trạm y tế bỏ hoang. Ảnh: Trần Hiếu

Nhiều công trình được đầu tư tiền tỷ tại làng đang bị bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng. Trạm Y tế gồm 6 phòng được xây kiên cố bỏ hoang từ hơn 3 năm nay. Nhiều trang-thiết bị như bàn đỡ đẻ, tủ đựng trang-thiết bị, ghế ngồi… bị vứt bỏ chỏng chơ, bám đầy bụi. Người dân tận dụng nền nhà để phơi bắp. Cả khuôn viên bên ngoài của trạm mọc đầy cỏ. Cạnh đó là một sân bóng cũng phủ cỏ cao cả mét. Mỗi khi trong làng có người đau nặng, cả làng cuống lên, lắm khi đặt người đau lên những chiếc xe độ chế chạy hơn 20 km ra Trạm Y tế xã hoặc đến huyện cũng phải đi gần 50 km.

Nguồn nước ở đây bị nhiễm vôi nên không thể sử dụng. Người dân đành phải trích số tiền ít ỏi kiếm được mua nước bình với giá 15 ngàn đồng/bình để nấu nướng. Trước đó, làng này cũng đã được đầu tư một đường ống cùng với tháp lọc nước hoành tráng để bơm nước từ suối Mơ gần đó, nhưng hệ thống này từ khi hoàn thành chưa hề được sử dụng một lần nào. Công trình tốn hàng trăm triệu đồng này đang trong tình trạng bỏ hoang, hư hỏng. “Ở đây có 3 giếng khoan để bơm thứ nước nhiễm vôi đó lên cho chúng tôi sử dụng. Nhưng cả tháng nay bơm bị hư, thành ra nước sinh hoạt chúng tôi cũng phải tự lo liệu. May mà đang mùa mưa nên gia đình nào cũng trữ được nước vào các bể chứa có sẵn để dùng sinh hoạt hàng ngày”-chị Bùi Thị Vịnh-người nhập làng từ năm 2008 nói.

Ia Mơr- Làng thanh niên lập nghiệp đang bị lãng quên ảnh 3
Người dân ở làng Ring phải vượt qua những cung đường lầy lội như thế này đưa con tới lớp. Ảnh: Trần Hiếu

Còn về chuyện học hành, trẻ con từ lớp 3 trở lên muốn đi học phải ra trung tâm xã cách làng gần 20 km hoặc qua huyện Ea Súp (Đak Đak) cũng với quãng đường dài tương tự. Năm nay, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, xã Ia Mơr mới mở được một lớp ghép 1+2 ở làng với 11 học sinh. Một lớp học với 2 cái bảng quay về 2 phía, thầy giáo vừa dạy lớp 1 vừa dạy lớp 2. Ngoài ra, dù cơ sở vật chất bị bỏ hoang nhưng cấp trên vẫn duyệt đầu tư 140 triệu đồng xây một lớp học mầm non thay vì sửa chữa lại một số phòng làm việc để tiết kiệm, dành đầu tư cho vấn đề khác.

Anh Đàm Văn Hoàn-một thanh niên ở làng bức xúc: “Hai đứa con của tôi, đứa học lớp 7, đứa lớp 5 phải qua huyện Ea Súp (Đak Lak) học. Hôm nào trời mưa to quá thì phải nghỉ học vì đường trơn”.

Trao đổi với P.V, ông Từ Ngọc Thông-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông cho biết: Chúng tôi cũng đã nắm bắt rõ những khó khăn ở làng Ring và đang tìm cách tháo gỡ dần. Việc khám-chữa bệnh cho người dân sắp tới sẽ được chú ý hơn. Chúng tôi sẽ bố trí mở các lớp ngay tại làng để thuận lợi cho các cháu và tạo yên tâm cho bố mẹ. Sắp tới, chúng tôi sẽ huy động nguồn vốn sửa chữa lại những đoạn đường bị hư hỏng để thuận tiện đi lại, giao thương…
Báo Gia Lai điện tử

Có thể bạn quan tâm

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Căn cứ cách mạng Đá Bàn, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa xưa là vùng rừng núi hoang sơ, đến nay đã “thay da đổi thịt”, là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Khánh Hòa.

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Với chủ đề “Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025”, các hoạt động “Tết Quân - Dân” của tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện hơn 12 tỷ đồng.

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Chiều 11/4 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá dự án: "Xây dựng đối thoại chính sách, nâng cao năng lực và nhận thức sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam".

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Từng là một xã khó khăn nhất của huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), ngày nay, Nậm Pì đã có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc đã có cuộc sống ổn định hơn, biết làm kinh tế; nhiều hủ tục lạc hậu đang dần bị loại bỏ.

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Trưa 11/4, Bí thư Chi bộ thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) Lý Đức Hoàng cho biết, cách hố sụt lớn tại Km80+050 Quốc lộ 3B khoảng 50m vừa xuất hiện thêm một hố sụt nữa. Hố sụt này ở ruộng, có hình tròn, đường kính khoảng 2m, sâu 6m.

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Kiên Giang là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 13% với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Đồng bào Khmer đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển.

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiều hình thái thời tiết xuất hiện trong những ngày tới tại các khu vực. Tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng không khí lạnh sẽ gây lạnh, rét kèm theo mưa dông ở khu vực này. Trong khi đó, khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong những ngày tới.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 11/4/2025: Không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Bản tin Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát đi ngày 11/4 dự báo: Trên đất liền, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ kể từ ngày 12/4.

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Để đạt mục tiêu đến cuối tháng 6/2025 hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh, chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại địa bàn huyện Phú Tân.

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ Phạm Văn Hiểu làm trưởng đoàn đã thăm và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đến viên chức Phòng báo Khmer, Báo Cần Thơ.

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Phước đang phấn đấu đến ngày 30/6/2025 hoàn thành xây dựng, sửa chữa 797 căn nhà cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và hộ nghèo, cận nghèo. Do đó, các địa phương ưu tiên hỗ trợ sớm cho những hộ có đủ điều kiện, không vướng các thủ tục về pháp lý, nhất là vấn đề đất đai để triển khai xây dựng nhà theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Trước mắt, Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh sẽ phân bổ kinh phí hỗ trợ các hộ có đất xây nhà.

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong rất nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên. Tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình xâm nhập mặn đã và đang diễn biến khó lường, đòi hỏi cần phải tiếp tục có những giải pháp ứng phó hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân tại các địa phương khu vực nêu trên.

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Tính đến ngày 6/4, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây mới, sửa chữa 5.043 căn nhà, đạt 59,43% so với tổng số 8.485 căn theo kế hoạch; trong đó, 1.556 căn đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

Từ năm 2020-2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã trích gần 116 tỷ đồng từ nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp của cán bộ công nhân viên cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội; trong đó đã xây dựng và trao tặng 291 căn nhà tình nghĩa cho nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên có nơi ở an toàn, ổn định cuộc sống.

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 10/4, ở khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C. Cùng đó, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực từ Thanh Hóa đến Huế có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Tối 9/4, tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc Chương trình Tết Quân - Dân và Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer năm 2025. Chương trình diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại xã Đông Thành, thị xã Bình Minh gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây với sự tham gia của khoảng 450 đại biểu đến từ 37 đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Chiều 9/4, Tổ công tác số 10 (Đội 4, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Hà Giang) đã tiến hành trao trả tài sản bị rơi cho một nữ du khách mang quốc tịch Latvia (Lít-va) trong chuyến du lịch khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn.

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Ngày 9/4, tại bản Chồi, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Nhà tránh trú cộng đồng – công trình thể hiện sự nỗ lực ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương.