Sáng 18/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 (Chiến lược khuyến nông).
Hành trình của vợ chồng chị Rơ Châm Awưnh và anh Siu Sắt tại Gia Lai không chỉ là câu chuyện về một thương hiệu cà phê sạch, mà còn là sự đổi thay trong nhận thức của đồng bào Jrai về phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững. Từ những vườn cà phê truyền thống, họ đã tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị nông sản, tạo sinh kế ổn định cho cộng đồng.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang, sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tăng trưởng ổn định, nhất là tăng giá trị sản phẩm trên 1 ha đất sản xuất.
Nhiều địa phương tại tỉnh Hà Tĩnh đã và đang triển khai mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Qua quá trình canh tác, sản xuất cho thấy, đây là mô hình cho lợi nhuận cao, góp phần cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
Với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát huy tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, chế biến hữu cơ tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho người sử dụng, hướng đến phát triển nền nông nghiệp có giá trị tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường.
Tỉnh Sơn La hiện có trên 83.000 ha cây ăn quả, là địa phương dẫn đầu miền Bắc về diện tích và sản lượng cây ăn quả năm 2022 đạt trên 362.000 tấn; có 18.963 ha cà phê và sản lượng cà phê nhân đạt trên 29.600 tấn.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là hướng đi mà ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu nói riêng hướng đến. Việc áp dụng sản xuất hữu cơ không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, an toàn có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn giúp nông dân có đảm bảo giá thành đầu ra của sản phẩm khi người tiêu dùng ngày càng chuộng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, còn giảm thiểu chi phí sản xuất trong điều kiện giá cả đầu vào các loại phân bón vô cơ liên tục gia tăng thời gian qua.
Cây quế đang là một trong 10 cây trồng chủ lực của tỉnh Yên Bái, với diện tích hiện có đạt gần 80.000 ha, tập trung tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên Lục Yên.... Hiện, tỉnh đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm quế theo hướng hữu cơ và tinh chế. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu và gia tăng giá trị kinh tế.
Những ngày này khi cả nước đang gồng mình phòng, chống đại dịch COVID-19, rất nhiều lĩnh vực gần như không có doanh thu, thì ở Lào Cai, những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc hữu cơ từ dược liệu quý hoặc phổ biến nhận được sự ưu tiên của người dùng nên vô cùng hút khách. Cùng với đó, cây dược liệu là loại cây trồng chủ lực của Lào Cai cũng tăng trưởng mạnh mang về hàng trăm tỷ đồng cho nông dân Lào Cai trong nửa đầu năm 2021 bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Hàng trăm nông dân chuyên sản xuất mô hình lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm càng xanh ở xã đảo Long Hòa, huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh phấn khởi vì mùa vụ trồng lúa ST.24 năm nay được lợi kép, năng suất lúa ước đạt 5,4 tấn/ha và được 3 doanh nghiệp ký kết hợp đồng thu mua toàn bộ sản lượng lúa.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh vừa quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu tư vấn thực hiện mô hình sản xuất dừa hữu cơ theo chuẩn của Hoa Kỳ và châu Âu (NOP- USDA và EU) đối với Công ty TNHH Nông lâm sinh thái Saigon (Safeco), phường Bình An, quận 2, Tp. Hồ Chí Minh.
Những năm gần đây Sơn La được biết đến là một tỉnh đi đầu trong sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây trồng có thế mạnh xuất khẩu như nhãn, xoài, chanh leo. Để sản phẩm có uy tín và đứng vững trên thị trường, điều kiện tiên quyết là chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, sản xuất hữu cơ đang là hướng đi đúng góp phần đưa nông sản Sơn La vươn xa.
Hiện nay, tại Bà Rịa-Vũng Tàu bắt đầu hình thành một số mô hình sản xuất, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang hướng hữu cơ. Điển hình là mô hình trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ ở thị xã Phú Mỹ đã tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, bền vững, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn.
Ngày 20/2, UBND thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình phối hợp Công ty cổ phần Tập đoàn Quế Lâm tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị trên địa bàn thị xã Ba Đồn. Đây là địa phương đầu tiên của Quảng Bình thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mở ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững cho địa phương.
Năm 2017, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang triển khai mô hình sản xuất cam hữu cơ trên địa bàn huyện Hàm Yên với diện tích trên 30 ha. Sau hơn 2 năm thực hiện, mô hình này tiếp tục được duy trì và mở rộng bởi sản xuất cam theo hướng hữu cơ không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn bảo vệ sức khỏe cho người lao động, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Trong khi phương pháp sản xuất tiêu truyền thống của tỉnh Quảng Trị đang gặp nhiều khó khăn kép khi cây tiêu bị các loại dịch bệnh chết cũng như giá cả xuống thấp đến mức "chạm đáy" khiến người dân chán nản thì mô hình trồng tiêu hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế ở xã Gio An đang mở ra hướng đi mới khi chất lượng, giá cả cao và ổn định…
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình sản xuất lạc sử dụng phân hữu cơ khoáng vi sinh, tưới tiết kiệm nước. Đây là mô hình được dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh (AMD Trà Vinh) hỗ trợ tổ hợp tác sản xuất lạc Đồng Tâm, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, thực hiện thành công ở vụ Đông Xuân 2016-2017, cho hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm nước tưới đáng kể, giúp những địa phương thường xuyên bị thiếu nước tưới trong mùa khô sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu.
Mô hình trồng lạc theo hướng hữu cơ ở vụ Hè Thu mới được tỉnh Trà Vinh áp dụng tại các xã Trường Long Hoà (thị xã Duyên Hải), xã Đông Hải (huyện Duyên Hải) và xã Long Sơn (huyện Cầu Ngang) dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Công nghệ sinh học nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã cho năng suất tăng gấp 2 lần và bán được giá cao so với cách trồng theo phương pháp truyền thống.
Sáng 4/7, tại thành phố Rạch Giá, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ ký kết phối hợp triển khai chuỗi liên kết sản xuất lúa hữu cơ với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nông nghiệp hữu cơ Long An.
Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi lan nhanh thì mô hình ứng dụng về mô hình phát triển chăn nuôi hữu cơ theo công nghệ vi sinh theo hình thức liên kết với các hợp tác xã, bà con nông dân của Tập đoàn Quế Lâm đã mang lại hiệu quả tích cực. Đàn lợn được nuôi theo công nghệ của Tập đoàn đã không bị ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Ông Nguyễn Ngọc Luân, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, hợp tác xã đã xuất khẩu được hơn 500 tấn hồ tiêu an toàn và hồ tiêu hữu cơ có chứng nhận của quốc tế vào thị trường châu Âu. Dự kiến, năm 2019, Hợp tác xã nông nghiệp Lâm San sẽ đưa hơn 1.000 tấn sản phẩm hồ tiêu sạch vào thị trường châu Âu.
Khoảng 6 tháng nay, giá dừa khô trên địa bàn tỉnh Trà Vinh luôn ở mức rất thấp, chỉ từ 20.000 - 45.000 đồng/chục (12 trái), giảm khoảng 100.000 đồng/chục so với cùng kì năm trước. Với mức giá này, nhiều tháng qua người trồng dừa gặp khá nhiều khó khăn do tiền bán dừa không đủ chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động.
Dù đi sau nhưng hiện nay Việt Nam đã vào danh sách 170 quốc gia tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, những áp lực về sản lượng, giải quyết bài toán kinh tế, thu nhập cho người sản xuất đã khiến cho quá trình phát triển nông nghiệp hữu cơ gặp không ít khó khăn.
Với phương pháp sản xuất rau hữu cơ thì chuyện sử dụng thuốc trừ sâu hoá học là một điều cấm kị vì những yêu cầu rất nghiêm ngặt về sự an toàn đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt đầu xuất hiện một số mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ. Các mô hình này đầu ra rất ổn định, đem lại lợi nhuận cao cho người trồng. Đặc biệt, với mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ không những đảm bảo sức khỏe cho người trồng mà còn đảm sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng.
Ngày 14/7, tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ (Thành phố Hồ Chí Minh), Hội thảo và Triển lãm quốc tế về các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và các sản phẩm hữu cơ (D-Agrotech) đã được khai mạc. Đây là sự kiện do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Hội chợ và Xúc tiến thương mại Á Châu tổ chức.
Để thúc đẩy người dân tham gia sản xuất hữu cơ, bên cạnh việc quy hoạch và bảo vệ đất đai, nguồn nước thì việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng cũng được đẩy mạnh.
Việc đưa phân bón hữu cơ vi sinh vào sản xuất nông nghiệp, hạn chế dần việc sử dụng phân bón vô cơ, hướng tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững, thân thiện với môi trường đã được UBND tỉnh Yên Bái quan tâm. Theo đó, các ngành, doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh, ứng dụng đưa vào sản xuất cây ăn quả, rau tại các địa phương trong tỉnh và đã có những kết quả khả quan.