Săn bắn bất hợp pháp, cơ giới hóa nông nghiệp và lối sống ngày càng đô thị hóa là những nguyên nhân làm mất đa dạng sinh học trên diện rộng trong những thập kỷ gần đây, tàn phá các quần thể động vật hoang dã và gia tăng số lượng đàn vật nuôi. Khoảng 70% nguồn gây bệnh cho con người có nguồn gốc từ động vật, đồng nghĩa với việc ở thời điểm nhất định những nguồn bệnh này lây trực tiếp từ động vật sang người, giống như dịch bệnh COVID-19.
Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu hơn 140 loại virus lây từ động vật sang người, và đối chiếu với Sách đỏ các sinh vật bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Kết quả chỉ ra những động vật được thuần hóa, động vật linh trưởng, dơi và chuột là những vật chủ trung gian nhiều loại virus gây bệnh (khoảng 75%). Nhưng nhóm nghiên cứu cũng kết luận rằng nguy cơ bệnh truyền từ động vật sang người cao nhất khi một loài bị đe dọa bởi các yếu tố như môi sinh bị tàn phá hay bị săn bắn quá mức. Theo chuyên gia Christine Johnson (Cri-xtin Giôn-sơn), trưởng nhóm nghiên cứu, đến từ Trường Thú y thuộc Đại học California, các dữ liệu cho thấy việc khai thác quá mức đời sống hoang dã và đặc biệt là hoạt động phá hoại môi sinh tự nhiên, là những nguyên nhân đẩy con người tới nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Năm 2019, cơ quan nghiên cứu đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc cảnh báo khoảng 1 triệu loài sinh vật đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì các hoạt động của con người. Báo cáo của cơ quan này chỉ ra con người đã khiến 75% diện tích đất và 40% diện tích đại dương trên Trái Đất bị suy thoái nghiêm trọng. Và khi con người càng xâm lấn sâu vào lãnh thổ của các loài động vật hoang dã, càng khiến những loài này buộc phải tăng tiếp xúc với con người, gây ra nguy cơ cao xuất hiện thêm các dịch bệnh như COVID-19.
Hiện giới khoa học vẫn đang tìm kiếm động vật chủ trung gian lây nhiễm COVID-19 cho con người, trong đó dơi và tê tê được cho là có khả năng cao nhất vì đây là hai loại động vật hoang dã mà người Trung Quốc cho là thức ăn bổ dưỡng. Giới bảo tồn thiên nhiên kêu gọi toàn cầu áp dụng lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã sau khi đại dịch bùng phát. Trung Quốc cũng đã cấm tiêu thụ động vật hoang dã.
Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu hơn 140 loại virus lây từ động vật sang người, và đối chiếu với Sách đỏ các sinh vật bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Kết quả chỉ ra những động vật được thuần hóa, động vật linh trưởng, dơi và chuột là những vật chủ trung gian nhiều loại virus gây bệnh (khoảng 75%). Nhưng nhóm nghiên cứu cũng kết luận rằng nguy cơ bệnh truyền từ động vật sang người cao nhất khi một loài bị đe dọa bởi các yếu tố như môi sinh bị tàn phá hay bị săn bắn quá mức. Theo chuyên gia Christine Johnson (Cri-xtin Giôn-sơn), trưởng nhóm nghiên cứu, đến từ Trường Thú y thuộc Đại học California, các dữ liệu cho thấy việc khai thác quá mức đời sống hoang dã và đặc biệt là hoạt động phá hoại môi sinh tự nhiên, là những nguyên nhân đẩy con người tới nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Năm 2019, cơ quan nghiên cứu đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc cảnh báo khoảng 1 triệu loài sinh vật đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì các hoạt động của con người. Báo cáo của cơ quan này chỉ ra con người đã khiến 75% diện tích đất và 40% diện tích đại dương trên Trái Đất bị suy thoái nghiêm trọng. Và khi con người càng xâm lấn sâu vào lãnh thổ của các loài động vật hoang dã, càng khiến những loài này buộc phải tăng tiếp xúc với con người, gây ra nguy cơ cao xuất hiện thêm các dịch bệnh như COVID-19.
Hiện giới khoa học vẫn đang tìm kiếm động vật chủ trung gian lây nhiễm COVID-19 cho con người, trong đó dơi và tê tê được cho là có khả năng cao nhất vì đây là hai loại động vật hoang dã mà người Trung Quốc cho là thức ăn bổ dưỡng. Giới bảo tồn thiên nhiên kêu gọi toàn cầu áp dụng lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã sau khi đại dịch bùng phát. Trung Quốc cũng đã cấm tiêu thụ động vật hoang dã.
Lê Ánh