Trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia tại Mỹ cho biết bệnh Alzheimer có thể có liên quan đến virus cytomegalo hay HCMV, thuộc nhóm virus herpes gây nhiễm trùng và có thể di chuyển từ ruột đến não.
Một số căn bệnh nguy hiểm nhất rình rập loài người đến từ mầm bệnh truyền từ động vật sang người. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution đã chỉ ra sự lây truyền này không chỉ diễn ra một chiều.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đang nghiên cứu những thách thức và đưa ra các phương pháp tiếp cận để phát triển các loại vaccine bảo vệ niêm mạc trước sự xâm nhập của các virus gây các bệnh về đường hô hấp.
Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại khẩu trang điện tử sinh học, có thể phát hiện phơi nhiễm virus gây các bệnh phổ biến về đường hô hấp chỉ trong vòng 10 phút nói chuyện với người nhiễm bệnh.
Chuột được cho là có một “gene nhảy” giúp hệ miễn dịch của chúng chống lại các loại virus. Phát hiện này vừa được các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales (UNSW) của Australia đưa ra trong báo cáo đăng trên tạp chí Nature.
Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, một số bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài vẫn còn virus SARS-CoV-2 trong máu và các triệu chứng kéo dài là do hệ miễn dịch vẫn đang chiến đấu với virus ẩn náu đâu đó trong cơ thể.
Một đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang tiếp tục lây lan ở những quốc gia thường ít khi ghi nhận các ca nhiễm virus gây bệnh này, khiến giới chức y tế toàn cầu phải cảnh giác cao độ.
Cho đến nay, giới khoa học biết rất ít về việc làm thế nào các tế bào sát thủ sẵn có trong hệ miễn dịch (NK) phát hiện được các tế bào đã nhiễm virus SARS-CoV-2. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế, do các nhà nghiên cứu của Viện Karolinska (Thụy Điển) đứng đầu, đã chứng minh được rằng các tế bào NK phản ứng với một peptide (là một chuỗi dài các axit amin được cơ thể sản sinh ra với tác dụng sinh tổng hợp các loại protein) trên bề mặt của các tế bào nhiễm virus. Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí về tế bào Cell Reports, đã góp một mắt xích quan trọng vào những gì con người hiểu về cách hệ miễn dịch chống đỡ với COVID-19.
Các nhà khoa học tại Mỹ đang chú ý đến khả năng liệu loài hươu có thể lây truyền virus SARS-CoV-2 sang người hay không sau khi một số báo cáo gần đây ghi nhận loại virus này đã xuất hiện phổ biến ở quần thể hươu đuôi trắng tại Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 23/6, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu vật lý và hóa học (RIKEN) ở thành phố Kobe đã công bố kết quả đánh giá xác suất nhiễm các biến thể của virus SARS-CoV-2 cao hơn nhiều lần so với virus SARS-CoV-2 thông thường.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 18 giờ ngày 24/5 đến 6 giờ ngày 25/5, Việt Nam có thêm 57 ca mắc COVID-19 ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (45 ca), Bắc Ninh (2 ca), Hà Nội (4 ca), Lạng Sơn (4 ca) và Hà Nam (2 ca).
Các kháng thể xuất hiện trong cơ thể người nhiễm các biến thể cũ của virus SARS-CoV-2 sẽ yếu đi theo thời gian khi phải đối phó với các biến thể mới. Đây là kết quả nghiên cứu mới được Đại học thành phố Yokohama, Nhật Bản, công bố.
Thông tin từ Bộ Y tế chiều 25/3 cho biết, từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 25/3, Việt Nam ghi nhận 3 ca mắc mới, trong đó có 2 ca tại Hải Dương và 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Các nhà khoa học của Viện đã lấy mẫu, xét nghiệm và giải tình tự gen SARS-CoV-2 trên các bệnh nhân tại khu vực phía Bắc, trong đó hầu hết là các ca nhập cảnh.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa công bố kết quả nghiên cứu, theo đó virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể tồn tại trên da người trong 9 giờ đồng hồ, lâu gấp 5 lần so với virus cúm. Kết quả nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Clinical Infectious Diseases số tháng 10.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính đến 6 giờ ngày 25/7, đã có thêm 2 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số người mắc COVID-19 tại Việt Nam lên 415 ca. Hai bệnh nhân này đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không lây ra cộng đồng.
Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã xác định 13 trường hợp ở thôn Đa Nung B, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) có triệu chứng vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, ăn uống kém, nước tiểu màu sẫm… chẩn đoán nghi ngờ mắc viêm gan A do virus. Hiện tại, ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng đề nghị chính quyền và y tế cơ sở tổ chức vệ sinh môi trường, giám sát, điều trị các trường hợp nghi ngờ.
Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, những bệnh dịch như đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang hoành hành trên toàn thế giới có thể xảy ra thường xuyên hơn khi hoạt động của con người phá hủy môi trường sống và buộc những động vật hoang dã mang theo các mầm bệnh tiếp cận gần với môi trường sống của con người hơn.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, chiều 11/3, đã có thêm ba người dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 tại Việt Nam là 38 người.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng Trần Nguyễn Minh Thành cho biết, Sở đã ban hành văn bản cho học sinh tạm nghỉ học do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).
Viện Khoa học Weizmann (WIS) của Israel thông báo các nhà nghiên cứu nước này vừa phát triển một công nghệ mới tạo ra phân tử có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn các loại virus gây chết người lây truyền từ động vật.
Dịch viêm phổi lạ bùng phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc thời gian gần đây có thể là do một loại virus cùng họ với các loại virus từng gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp tính nặng SARS và hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông MERS. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 8/1 đã đưa ra thông báo này.
Theo nghiên cứu được Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) công bố ngày 23/12, các nhà nghiên cứu nước này đã phát triển được một thiết bị cho phép nhanh chóng xác định được các chủng loại virus.
Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện các loại virus trong giẻ rửa bát có thể ăn vi khuẩn. Phát hiện này có thể hữu ích trong cuộc chiến chống vi khuẩn, vốn không thể tiêu diệt chỉ bằng thuốc kháng sinh.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 27/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một danh sách 12 nhóm vi khuẩn mà thế giới phải cấp thiết phát triển các loại thuốc kháng sinh mới để đối phó, vì nguy cơ những vi khuẩn này chống lại các phương pháp điều trị hiện nay là rất đáng lo ngại. Nhóm vi khuẩn nguy hiểm nhất bao gồm các vi khuẩn đa kháng. Chúng là mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng tại các bệnh viện, nhà điều dưỡng chăm sóc người già và đối với các bệnh nhân sử dụng máy hô hấp hoặc ống thông máu.
Hiện có 33 phường, xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vừa có số ca sốt xuất huyết tăng vừa có nhiều ca bệnh do vi rút Zika. Thông tin được bác sỹ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại buổi giao ban Y tế dự phòng 24 quận, huyện, tổ chức chiều 15/12.
Theo Rambler đưa tin, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một loại vacxin độc đáo có khả năng chữa khỏi hầu như tất cả các loại cảm cúm, tức khoảng 88% chủng phổ biến của căn bệnh được y học hiện đại biết đến.