Một nhóm nhà khảo cổ học đã khai quật được hóa thạch mèo nhỏ nhất từng được biết đến tại một địa điểm ở miền Đông Trung Quốc. Thông tin về phát hiện này được công bố trên tạp chí trực tuyến Annales Zoologici Fennici.
Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch của một loài sinh vật giống kỳ nhông với bộ nanh sắc nhọn, từng thống trị các vùng nước trước khi khủng long xuất hiện.
Cơ quan Địa chất và Tài nguyên khoáng sản Trùng Khánh cho biết hóa thạch của một loài bò sát ăn cỏ có niên đại khoảng 170 triệu năm vừa được phát hiện tại khu vực Hồ chứa Tam Hiệp, Tây Nam Trung Quốc.
Ngày 20/3, các nhà khoa học đã công bố hộp sọ hóa thạch 16 triệu năm tuổi của loài cá heo sông từng sống ở vùng nước mà ngày nay là sông Amazon và có họ hàng gần nhất còn sống là cá heo sông Nam Á sinh sống ở sông Hằng của Ấn Độ.
Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện hơn 80 dấu chân hóa thạch của con người có niên đại khoảng 100.000 năm trước tại Maroc và được cho là lâu đời nhất tại Bắc Phi.
Những phần hóa thạch còn lại của một loài bò sát bay được coi là "họ hàng" gần với khủng long đã được phát hiện trên bãi biển trên đảo Skye của Scotland, Vương quốc Anh. Không chỉ vậy, loài bò sát bay này còn được cho là đã lang thang trên Trái Đất hàng chục triệu năm trước.
Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc vừa xác định hóa thạch xương khủng long có niên đại 90 triệu năm trước đây vào thời kỳ Kỷ Phấn trắng. Họ nhận định đây là hóa thạch xương một loài mới được biết đến và đặt tên là "Gandititan cavocaudatus".
Mỗi năm có hàng trăm nghìn người tử vong do sốt rét và các bệnh lây lan khác do bị muỗi đốt - loài côn trùng có từ thời khủng long từng sinh sống trên Trái Đất. Tất cả những vết đốt này là do muỗi cái gây ra, bởi chúng có cấu tạo miệng đặc biệt mà giống đực ngày nay không có. Tuy nhiên, một nhóm nhà khoa học quốc tế mới đây cho biết 2 mẫu hóa thạch có niên đại cách đây 130 triệu năm lại cho thấy muỗi đực từ thời cổ đại đã có khả năng hút máu.
Các nhà khoa học làm việc tại Viện Địa chất và Cổ sinh vật học thuộc trường Đại học Lâm Nghi (Linyi), tỉnh Sơn Đông (Shandong), Trung Quốc vừa hoàn tất phục hồi hai bộ hóa thạch của loài khủng long ăn cỏ, có niên đại hơn 130 triệu năm.
Nghiên cứu mới công bố ngày 28/8 trên tạp chí Journal of Geology and Geophysics của New Zealand đã mô tả 266 loài hóa thạch được tìm thấy trong đường ống nước thải ở thành phố Auckland là một trong những quần thể động vật niên đại 3 triệu năm phong phú và đa dạng nhất được phát hiện từ trước đến nay ở nước này.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Ai Cập từ Đại học Mansoura và các nhà khoa học quốc tế, ngày 10/8, đã công bố hóa thạch của một loài cá voi chưa từng được biết tới và đã tuyệt chủng được phát hiện ở tỉnh Fayoum và đặt tên cho loài này là Tutcetus rayanensis.
Theo hãng tin BTA, các nhà khoa học tại Viện Địa chất thuộc Học viện Khoa học Bulgary (BAS) và Đại học Sofia mới đây đã phát hiện hóa thạch của nhiều loài động vật sinh sống trên các vùng đất của nước này cách đây hơn 83 triệu năm.
Các nhà nghiên cứu vừa khám phá bằng chứng cho thấy một loài "quái vật" biển cổ dài không còn tồn tại đến ngày nay là do bị một loài sinh vật ăn thịt khác tấn công dữ dội và ngoạm mất đầu.
Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc vừa phát hiện hóa thạch của một loài tôm có niên đại cách đây 518 triệu năm, được khai quật ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam nước này.
Ngày 27/10, Hãng Thông tấn quốc gia Campuchia (AKP) dẫn lời ông Hun Marady, Giám đốc Sở Môi trường tỉnh Koh Kong, xác nhận hóa thạch xương động vật tìm thấy trên đảo Koh Por xã Bak Klong, huyện Mondul Seima ở tỉnh này được cho là xương khủng long.
Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc vừa phát hiện hóa thạch của một con khỉ mũi hẹp nhỏ có niên đại từ 7-8 triệu năm tại tỉnh Vân Nam, Tây Nam nước này. Loài này có tên khoa học là Yuanmouspithecus xiaoyuan và đã được chứng minh là loài vượn cổ xưa nhất. Phát hiện đã được công bố trên tạp chí Journal of Human Evolution.
Các nhà khảo cổ thuộc Viện Cổ sinh vật học và Cổ sinh vật có xương sống (IVPP) của Trung Quốc đã phát hiện nhiều hóa thạch thuộc hệ động vật Hipparion trên một sườn đồi ở huyện Ôn Tuyền, thuộc Khu tự trị Tân Cương (Tây Bắc Trung Quốc).
Một gia đình Mexico đã vô tình phát hiện hóa thạch xương hàm và đùi của một loài thú thuộc bộ Proboscidea (bộ Có vòi, bộ Voi hay bộ Mũi dài) có khả năng là voi ma mút, với niên đại khoảng 10.000 năm trong quá trình xây bể chứa nước ở sân sau nhà.
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện được bằng chứng mắc bệnh cúm và nhiễm khuẩn nấm trong hóa thạch của một con khủng long sống vào Kỷ Jura tại Mỹ. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Scientific Reports.
Các nhà cổ sinh vật học quốc tế đã phát lộ hàng nghìn loài động vật và thực vật hóa thạch - bao gồm cả những loài chưa từng được biết đến trước đây - tại Vùng đầm lầy McGraths, thuộc vùng Trung Tablelands, bang New South Wales (NSW) của Australia.
Ngày 2/2, Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Miramar của Argentina thông báo các nhà khoa học nước này đã phát hiện hóa thạch của một con lười khổng lồ tại khu vực ven biển gần thành phố Miramar thuộc tỉnh Buenos Aires.
Ngày 5/8, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Tsukuba và Bảo tàng Hoạt động thiên nhiên và con người tỉnh Hyogo của Nhật Bản thông báo hóa thạch trứng khủng long được phát hiện ở miền Tây Nhật Bản mới đây đã được Sách Kỷ lục thế giới Guinness công nhận là nhỏ nhất thế giới.
Ngày 23/6, các nhà nghiên cứu thông báo đã phát hiện hóa thạch trứng khủng long nhỏ nhất thế giới, với kích thước khoảng 4,5 cm chiều dài và 2cm chiều rộng ở miền Tây Nhật Bản.
Ngày 23/7, các nhà nghiên cứu khảo cổ Argentina cho biết việc phát hiện những hóa thạch khổng lồ và lâu đời nhất cung cấp bằng chứng mới về sự tiến hóa của khủng long, qua đó cho thấy loài vật khổng lồ này đã xuất hiện trước cả hàng chục triệu năm so với những gì mà giới khoa học đưa ra trước đây.