Ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình khẳng định, tỉnh luôn tạo điều kiện cho chủ rừng chủ động tổ chức sản xuất theo hướng xã hội hóa sản xuất lâm nghiệp; các chương trình, dự án lâm nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng được quản lý, nghiệm thu chặt chẽ.
Kết thúc mùa trồng rừng năm 2017, toàn tỉnh trồng được 7.528 ha rừng tập trung, 220 nghìn cây phân tán, vượt 5,5% kế hoạch năm. Theo số liệu thống kê, hiện nay, Hòa Bình có rừng tự nhiên 152 nghìn ha, rừng trồng 81 nghìn ha; độ che phủ rừng tăng từ 46% năm 2010 lên 51,2% năm 2017.
Để nâng cao hiệu quả trồng rừng kinh tế, ngành nông nghiệp tỉnh hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh. Nhiều hộ ở các huyện Tân Lạc, Lạc Thủy, Kim Bôi trồng các giống Keo lai, cây phát triển tốt, bộ rễ phát triển, không bị cụt ngọn, không bị sâu bệnh, cây sinh trưởng mạnh gấp 1,5 – 2 lần giống keo cũ tại địa phương; tăng năng suất lên 20% so với các giống đại trà.
Việc bảo vệ rừng được đặc biệt chú trọng, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng chữa cháy rừng.
Nhằm phổ biến kiến thức tới người dân để hiểu và chủ động bảo vệ rừng, phóng cháy, chữa cháy rừng, trong 10 tháng năm 2017, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh đã tổ chức tuyên truyền cho trên 140 nghìn lượt người trên địa bàn toàn tỉnh.
Cán bộ kiểm lâm thường xuyên kiểm tra những điểm có nguy cơ cháy cao; nhắc nhở, hướng dẫn người dân dọn vệ sinh rừng sau khi khai thác và sử dụng lửa đúng quy trình kỹ thuật trong việc đốt dọn nương rẫy, xử lý thực bì. Các địa phương trong tỉnh tiếp tục duy trì, củng cố, tu sửa 93,9 km đường băng cản lửa.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình không để xảy ra các điểm nóng về khai thác, vận chuyên lâm sản trái phép; các vụ cháy rừng được phát hiện sớm, xử lý kịp thời nên hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra.
Kết thúc mùa trồng rừng năm 2017, toàn tỉnh trồng được 7.528 ha rừng tập trung, 220 nghìn cây phân tán, vượt 5,5% kế hoạch năm. Theo số liệu thống kê, hiện nay, Hòa Bình có rừng tự nhiên 152 nghìn ha, rừng trồng 81 nghìn ha; độ che phủ rừng tăng từ 46% năm 2010 lên 51,2% năm 2017.
Để nâng cao hiệu quả trồng rừng kinh tế, ngành nông nghiệp tỉnh hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh. Nhiều hộ ở các huyện Tân Lạc, Lạc Thủy, Kim Bôi trồng các giống Keo lai, cây phát triển tốt, bộ rễ phát triển, không bị cụt ngọn, không bị sâu bệnh, cây sinh trưởng mạnh gấp 1,5 – 2 lần giống keo cũ tại địa phương; tăng năng suất lên 20% so với các giống đại trà.
Việc bảo vệ rừng được đặc biệt chú trọng, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng chữa cháy rừng.
Nhằm phổ biến kiến thức tới người dân để hiểu và chủ động bảo vệ rừng, phóng cháy, chữa cháy rừng, trong 10 tháng năm 2017, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh đã tổ chức tuyên truyền cho trên 140 nghìn lượt người trên địa bàn toàn tỉnh.
Cán bộ kiểm lâm thường xuyên kiểm tra những điểm có nguy cơ cháy cao; nhắc nhở, hướng dẫn người dân dọn vệ sinh rừng sau khi khai thác và sử dụng lửa đúng quy trình kỹ thuật trong việc đốt dọn nương rẫy, xử lý thực bì. Các địa phương trong tỉnh tiếp tục duy trì, củng cố, tu sửa 93,9 km đường băng cản lửa.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình không để xảy ra các điểm nóng về khai thác, vận chuyên lâm sản trái phép; các vụ cháy rừng được phát hiện sớm, xử lý kịp thời nên hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra.
Nhan Sinh