Ông Bùi Minh Túy, Chủ tịch huyện Đông Hải cho biết, năm 2016 huyện Đông Hải củng cố lại các phương tiện đánh bắt hải sản, huy động các nguồn lực để giúp ngư dân cải tạo, đóng mới phương tiện có công suất lớn khai thác xa bờ. Ngoài ra, huyện còn củng cố và phát triển các mô hình khai thác hiệu quả như cào đôi, tổ, đội hợp tác trên biển, phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá…
Song song đó, huyện tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật cho các phương tiện đánh bắt xa bờ… Hiện nay, trong tổng số hơn 525 phương tiện khai thác xa bờ của Bạc Liêu, Đông Hải có 262 phương tiện công suất 90CV trở lên đủ điều kiện đánh bắt xa bờ, còn gần 340 phương tiện đều là tàu nhỏ khai thác gần bờ và chủ yếu là các ghe cào, ghe te.
Huyện Đông Hải đang tiếp tục được đầu tư về vốn để mua sắm thêm ngư lưới cụ trang bị đa nghề trên từng phương tiện để nâng cao năng lực khai thác. Đối với những phương tiện nhỏ, hiệu quả khai thác thấp do máy tàu lạc hậu, luôn tiềm ẩn nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản gần bờ, số phương tiện này đang trong quá trình thẩm định để đầu tư theo Nghị định 67 của Chính phủ, tạo điều kiện để ngư dân nâng cấp, đóng mới tàu thuyền có công suất lớn khai thác xa bờ.
Ngoài ra, những kinh nghiệm hay trong khai thác, bán sản phẩm sẽ được tỉnh nhân rộng như: ngư dân đã áp dụng đa nghề trên từng phương tiện khai thác để gia tăng sản lượng, khai thác được nhiều ngư trường, tăng lợi nhuận. Các nghề khai thác thủy sản bằng lưới rê xù, nghề câu được phát triển rộng và hoạt động theo hơn 114 tổ đội trên biển; bảo quản sản phẩm khai thác được bằng oxy nên sản phẩm luôn tươi sống...
Tỉnh tiếp tục nhân rộng các đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vì tính hiệu quả cao của mô hình này. Bên cạnh việc tiếp tế nguyên liệu để các phương tiện khai thác tiếp tục đánh bắt không phải đưa tàu vào cảng để bán hàng, các tàu dịch vụ này còn thu mua thủy sản ô-xy (thủy sản tươi sống) từ các tàu khai thác cho lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần so với thủy sản muối đá.
Trung tâm Dạy nghề các huyện ven biển cũng tổ chức đào tạo những nghề gắn với thế mạnh kinh tế biển của địa phương như thuyền trưởng, máy trưởng... Với những giải pháp hỗ trợ trên, hoạt động khai thác thủy sản năm 2016 Bạc Liêu dự kiến khai thác khoảng 108.000 tấn hải sản; trong đó có 13.500 tấn tôm.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet |
Song song đó, huyện tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật cho các phương tiện đánh bắt xa bờ… Hiện nay, trong tổng số hơn 525 phương tiện khai thác xa bờ của Bạc Liêu, Đông Hải có 262 phương tiện công suất 90CV trở lên đủ điều kiện đánh bắt xa bờ, còn gần 340 phương tiện đều là tàu nhỏ khai thác gần bờ và chủ yếu là các ghe cào, ghe te.
Huyện Đông Hải đang tiếp tục được đầu tư về vốn để mua sắm thêm ngư lưới cụ trang bị đa nghề trên từng phương tiện để nâng cao năng lực khai thác. Đối với những phương tiện nhỏ, hiệu quả khai thác thấp do máy tàu lạc hậu, luôn tiềm ẩn nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản gần bờ, số phương tiện này đang trong quá trình thẩm định để đầu tư theo Nghị định 67 của Chính phủ, tạo điều kiện để ngư dân nâng cấp, đóng mới tàu thuyền có công suất lớn khai thác xa bờ.
Ngoài ra, những kinh nghiệm hay trong khai thác, bán sản phẩm sẽ được tỉnh nhân rộng như: ngư dân đã áp dụng đa nghề trên từng phương tiện khai thác để gia tăng sản lượng, khai thác được nhiều ngư trường, tăng lợi nhuận. Các nghề khai thác thủy sản bằng lưới rê xù, nghề câu được phát triển rộng và hoạt động theo hơn 114 tổ đội trên biển; bảo quản sản phẩm khai thác được bằng oxy nên sản phẩm luôn tươi sống...
Tỉnh tiếp tục nhân rộng các đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vì tính hiệu quả cao của mô hình này. Bên cạnh việc tiếp tế nguyên liệu để các phương tiện khai thác tiếp tục đánh bắt không phải đưa tàu vào cảng để bán hàng, các tàu dịch vụ này còn thu mua thủy sản ô-xy (thủy sản tươi sống) từ các tàu khai thác cho lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần so với thủy sản muối đá.
Ảnh minh họa- TTXVN |
Trung tâm Dạy nghề các huyện ven biển cũng tổ chức đào tạo những nghề gắn với thế mạnh kinh tế biển của địa phương như thuyền trưởng, máy trưởng... Với những giải pháp hỗ trợ trên, hoạt động khai thác thủy sản năm 2016 Bạc Liêu dự kiến khai thác khoảng 108.000 tấn hải sản; trong đó có 13.500 tấn tôm.