Những câu hát Soong hao khi trầm bổng, lúc mượt mà. Ông Mông Lợi Chung, ở xã Chiên Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, bảo rằng rằng mình đã bị cuốn hút bởi những điệu hát soong hao từ những giai điệu đầu tiên nghe được:
"Từ lúc 6,7 tuổi đã đi nghe người ta hát soong hao, học được vài câu. Mình hát, mẹ nghe thấy thì mẹ chỉnh lại, dạy phải hát như thế này. Rồi mẹ dạy cho một số bài, thế là từ đó tôi biết hát. Sau này thì có thói quen là đang lao động mệt mỏi thì dừng lại nghỉ, hát mấy câu cho thoải mái rồi lại làm tiếp".
Theo tiếng Nùng, Soong hao nghĩa là hai ta, đôi ta. Đây là lối hát giao duyên có từ lâu đời, được ví như cây cầu bắc mối lương duyên cho trai gái.
Hát Soong hao không có nhạc đệm. Tuy nhiên, không vì thế mà nó kém đi sức hấp dẫn, sự say đắm và ngọt ngào. Soong hao có những điệu hát chính là hát giao duyên, đám cưới và ngày thường.
Các nhóm trai gái người Nùng thường nhân những dịp đi chợ phiên, khi trăng rằm hoặc thời điểm Tết đến để hát với nhau. Những cuộc hát có thể kéo dài từ sáng sớm đến chiều muộn, say sưa dọc các ngả đường về bản.
Ông Vi Văn Phúc, Trưởng câu lạc bộ hát Soong Hao xã Chiên Sơn, nói rằng: "Từ xa xưa thì người Nùng đã hát trong các lễ hội, đám cưới, giao lưu trong cuộc sống. Hát Soong hao mà hợp giọng thì rất là hay, nhưng nếu không hợp giọng thì sẽ không thể hát được. Cũng không quy định già hay trẻ được hát bởi dù là người già nhưng vẫn có thể hát rất hay".
Những điệu hát Soong hao từ lâu không thể thiếu trong đám cưới của người Nùng. Nhà trai, nhà gái không chỉ chọn phù dâu, phù rể có ngoại hình đẹp mà phải hát hay để có thể tạo không khí vui vẻ, rộn ràng trong đám cưới.
Với cô Hà Cắm Di, một thành viên của câu lạc bộ hát Soong Hao, không gì có thể diễn tả được niềm vui khi cất vang những điệu Soong hao: "Tôi yêu soong hao. Đến ngày hội thì chúng tôi rất thích được đi hát giao lưu".
Ngày nay, Soong hao còn được người Nùng biểu diễn trong các chương trình văn nghệ. Không ít bài hát cũng được sáng tác lời mới cho phù hợp với cuộc sống và nhu cầu thưởng thức hiện nay của bà con.
"Từ lúc 6,7 tuổi đã đi nghe người ta hát soong hao, học được vài câu. Mình hát, mẹ nghe thấy thì mẹ chỉnh lại, dạy phải hát như thế này. Rồi mẹ dạy cho một số bài, thế là từ đó tôi biết hát. Sau này thì có thói quen là đang lao động mệt mỏi thì dừng lại nghỉ, hát mấy câu cho thoải mái rồi lại làm tiếp".
Theo tiếng Nùng, Soong hao nghĩa là hai ta, đôi ta. Đây là lối hát giao duyên có từ lâu đời, được ví như cây cầu bắc mối lương duyên cho trai gái.
Nụ cười rạng rỡ hiện trên môi khi điệu hát Soong hao được cất lên |
Hát Soong hao không có nhạc đệm. Tuy nhiên, không vì thế mà nó kém đi sức hấp dẫn, sự say đắm và ngọt ngào. Soong hao có những điệu hát chính là hát giao duyên, đám cưới và ngày thường.
Các nhóm trai gái người Nùng thường nhân những dịp đi chợ phiên, khi trăng rằm hoặc thời điểm Tết đến để hát với nhau. Những cuộc hát có thể kéo dài từ sáng sớm đến chiều muộn, say sưa dọc các ngả đường về bản.
Ông Vi Văn Phúc, Trưởng câu lạc bộ hát Soong Hao xã Chiên Sơn, nói rằng: "Từ xa xưa thì người Nùng đã hát trong các lễ hội, đám cưới, giao lưu trong cuộc sống. Hát Soong hao mà hợp giọng thì rất là hay, nhưng nếu không hợp giọng thì sẽ không thể hát được. Cũng không quy định già hay trẻ được hát bởi dù là người già nhưng vẫn có thể hát rất hay".
Các nghệ nhân say trong làn điệu dân ca |
Những điệu hát Soong hao từ lâu không thể thiếu trong đám cưới của người Nùng. Nhà trai, nhà gái không chỉ chọn phù dâu, phù rể có ngoại hình đẹp mà phải hát hay để có thể tạo không khí vui vẻ, rộn ràng trong đám cưới.
Với cô Hà Cắm Di, một thành viên của câu lạc bộ hát Soong Hao, không gì có thể diễn tả được niềm vui khi cất vang những điệu Soong hao: "Tôi yêu soong hao. Đến ngày hội thì chúng tôi rất thích được đi hát giao lưu".
Ngày nay, Soong hao còn được người Nùng biểu diễn trong các chương trình văn nghệ. Không ít bài hát cũng được sáng tác lời mới cho phù hợp với cuộc sống và nhu cầu thưởng thức hiện nay của bà con.
Theo vov4.vov.vn