Hàng nghìn hộ nghèo ở Sóc Trăng được hỗ trợ đủ vốn sản xuất

Tại Sóc Trăng từ khi thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi kinh tế-xã hội, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã được tiếp cận nguồn vốn kịp thời. Từ đó, ổn định sản xuất kinh doanh, từng bước vươn lên và thoát nghèo bền vững.

vna_potal_nhieu_ho_dan_tai_soc_trang_thoat_ngheo_nho_nguon_von_tin_dung_chinh_sach_tu_co_so_7355096.jpg
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh cho 1.400 hộ nghèo và 3.500 hộ cận nghèo ở địa phương. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

“Điểm tựa” phát triển sinh kế

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng) địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo nhiều nhất tại tỉnh Sóc Trăng. Những năm qua nhờ sự quan tâm triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội kịp thời nên giúp địa phương thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.

Ông Nguyễn Chí Cường, Giám đốc phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kế Sách thông tin, hiện tổng dư nợ trên địa bàn huyện đạt trên 535 tỷ đồng và 17.408 khách hàng; trong đó, đã giải ngân theo Nghị quyết số 11/NQ-CP trên 63 tỷ đồng, với 1.248 hộ; đặc biệt, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về phục hồi và phát triển kinh tế xã hội có ý nghĩa to lớn, mang tính nhân văn giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sinh kế.

Ông Nguyễn Chí Cường cũng cho biết thêm, tính trong năm 2023, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 6,03% (giảm 2% so với cùng kỳ), hộ cận nghèo còn 11,15%.

Đến thăm gia đình ông Bùi Văn Khải (xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) mới thấy được hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách. Ông Bùi Văn Khải cho biết, hai năm trước gia đình được tiếp cận nguồn vốn 70 triệu đồng để cải tạo vườn tạp, mua giống, phân bón…để trồng mận, ổi với diện tích 3000 m2. Đến nay, diện tích sản xuất mận và ổi đã bắt đầu cho trái, trừ các khoản chi phí thu nhập mỗi vụ của gia đình gần 100 triệu đồng, với số tiền này một phần để tích lũy, một phần để trả lãi và gốc cho ngân hàng.

vna_potal_nhieu_ho_dan_tai_soc_trang_thoat_ngheo_nho_nguon_von_tin_dung_chinh_sach_tu_co_so_7355106.jpg
Mô hình trồng cây ăn trái ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) mang lại hiệu quả kinh tế nhờ tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Cách đó không xa, ông Lê Văn Một (xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) được tiếp cận vay vốn 50 triệu đồng từ nguồn tín dụng chính sách xã hội, với số tiền này, gia đình có thêm kinh phí đầu tư cho vườn cây sầu riêng.

Ông Lê Văn Một cho biết, được sự quan tâm hỗ trợ nguồn vốn cùng nguồn vốn tích lũy, gia đình đã tiến hành trồng 260 cây sầu riêng, mua phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất… hứa hẹn cho thu nhập khá thời gian tới. Ông Lê Văn Một cũng cho hay, nguồn vốn tính dụng chính sách đã trở thành “điểm tựa” cho bản thân nói riêng và nhà vườn trên địa bàn huyện Kế Sách nói chung có thêm điều kiện phát triển sinh kế tăng thu nhập.

Tiếp tục huy động nguồn vốn

Theo lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng, tính đến nay tổng dư nợ tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đạt trên 5.154 tỷ đồng, tăng trên 707 tỷ đồng so vùng kỳ, với trên 157.000 khách hàng còn dư nợ.

Bà Trịnh Bích Tuyền, Phó Giám đốc Phụ trách Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng thông tin, chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương như đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội, để đảm bảo có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn.

Cùng với đó, Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo việc huy động các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cuối năm 2023, nguồn vốn ở địa phương ủy thác bổ sung cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng đạt 53,5 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn địa phương ủy thác đạt 192 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác 30 tỷ đồng và nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác 23,5 tỷ đồng.

vna_potal_nhieu_ho_dan_tai_soc_trang_thoat_ngheo_nho_nguon_von_tin_dung_chinh_sach_tu_co_so_7355102.jpg
Ông Nguyễn Chí Cường, Giám đốc phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kế Sách (Sóc Trăng) khảo sát mô hình trồng cây ăn trái từ nguồn vốn tín dụng chính sách của hộ dân tại địa phương. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Bà Trịnh Bích Tuyền thông tin thêm, nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 43.000 lượt hộ, hơn 1.400 hộ nghèo và 3.500 hộ cận nghèo, 10.500 hộ mới thoát nghèo được tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh,… từ đó góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đẩy lùi tín dụng đen, đảm bảo an sinh xã hội.

Phó giám đốc phụ trách Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng Trịnh Bích Tuyền cho biết, năm 2024, chi nhánh đề ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành nguồn vốn huy động, nguồn vốn địa phương ủy thác và tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch, đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021-2025 đủ điều kiện có nhu cầu vay vốn đều được giải ngân; phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh tối thiểu 10% và 100% các huyện, thị xã, thành phố có chất lượng tín dụng đạt từ loại khá trở lên, 90% xã, phường, thị trấn xếp loại chất lượng tín dụng đạt từ khá tốt.

Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng cho hay, thời gian tới chi nhánh tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh thực hiện chỉ thị, quyết định của cấp trên trọng tâm là tăng cường huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội.

Năm 2024, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng với số tiền 125 tỷ đồng, để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần triển khai các nghị quyết đặc thù về chương trình mục tiêu quốc gia.

Cùng với đó, triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách gắn với 3 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chủ động rà soát đối tượng thụ hưởng, giải ngân kịp thời đến khách hàng vay vốn đảm bảo công khai, minh bạch đúng đối tượng.

Tuấn Phi

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Phú Yên: Diện mạo phát triển mới, điểm đến hấp dẫn, thân thiện

50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Phú Yên: Diện mạo phát triển mới, điểm đến hấp dẫn, thân thiện

Tối 1/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Phú Yên (1/4/1975-1/4/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng đông đảo cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tỉnh Phú Yên.

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hương tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hương tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà

Ngày 30/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đoàn công tác, cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định, đã đến dâng hương, hoa tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà (huyện Phù Cát), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025).

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật "Đảng trong Mùa xuân Đại thắng". Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) cho biết, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương để tham mưu trình các cấp có thẩm quyền Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên thực hiện “3 tiên phong”, “6 trọng tâm” cùng đất nước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên thực hiện “3 tiên phong”, “6 trọng tâm” cùng đất nước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025), tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024, với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức. Tại đây, Thủ tướng đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “3 tiên phong” và “6 trọng tâm”, cùng cả nước chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới.

Đã dập tắt đám cháy rừng ở núi Nghiêm (Tuyên Quang)

Đã dập tắt đám cháy rừng ở núi Nghiêm (Tuyên Quang)

Thông tin từ UBND huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, đến 8 giờ ngày 22/3, các đám cháy rừng tại núi Nghiêm, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã được dập tắt. Để đảm bảo các đám cháy không bùng phát trở lại, các lực lượng chức năng vẫn chốt tại hiện trường để ứng phó.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số đấu tranh với âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết

Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số đấu tranh với âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết

Ngày 19/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đề án "Quân đội tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch trong tình hình mới" (Đề án 57) của Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Đề án 57.