Tỷ lệ nợ quá hạn cũng được cơ quan này đặt ra duy trì ở mức mức dưới 1%/tổng dư nợ, hàng năm giảm ít nhất 15% số lãi tồn đọng; trên 70% số Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động tốt, không có tổ hoạt động yếu kém; tăng số dư tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn tối thiểu đạt 10% mỗi năm...
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Dương Quyết Thắng cho biết, toàn hệ thống sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các Bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp vùng Tây Nam Bộ đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời, chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chiến lược phát triển bền vững Ngân hang Chính sách Xã hội giai đoạn 2011 - 2020.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng khẳng định, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp cùng với các đơn vị có liên quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý hoàn thiện hơn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động an toàn hiệu quả, đồng thời tiếp tục tích cực tìm kiếm các nguồn vốn từ các tổ chức Quốc tế, tổ chức Chính phủ để Ngân hàng Chính sách Xã hội có thêm nguồn vốn hoạt động.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội lựa chọn triển khai có trọng tâm, trọng điểm các chương trình tín dụng chính sách có nhiều đối tượng thụ hưởng trong vùng, tránh triển khai dàn trải kém hiệu quả. Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, vướng mắc hiện nay để tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng chính sách trong công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân trong vùng”, Phó Thống đốc nói.
Năm 2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ đạt 27.838 tỷ đồng, với trên 2.062 nghìn người nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, tăng 10.918 tỷ đồng (+64,5%) so với cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2012 - 2016 của toàn khu vực là 10,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung toàn quốc 1,8%.
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Dương Quyết Thắng cho biết, toàn hệ thống sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các Bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp vùng Tây Nam Bộ đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời, chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chiến lược phát triển bền vững Ngân hang Chính sách Xã hội giai đoạn 2011 - 2020.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng khẳng định, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp cùng với các đơn vị có liên quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý hoàn thiện hơn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động an toàn hiệu quả, đồng thời tiếp tục tích cực tìm kiếm các nguồn vốn từ các tổ chức Quốc tế, tổ chức Chính phủ để Ngân hàng Chính sách Xã hội có thêm nguồn vốn hoạt động.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội lựa chọn triển khai có trọng tâm, trọng điểm các chương trình tín dụng chính sách có nhiều đối tượng thụ hưởng trong vùng, tránh triển khai dàn trải kém hiệu quả. Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, vướng mắc hiện nay để tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng chính sách trong công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân trong vùng”, Phó Thống đốc nói.
Năm 2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ đạt 27.838 tỷ đồng, với trên 2.062 nghìn người nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, tăng 10.918 tỷ đồng (+64,5%) so với cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2012 - 2016 của toàn khu vực là 10,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung toàn quốc 1,8%.
Đỗ Huyền