Hà Thị Tự - Người bí thư chi bộ “ba sáng” ở bản vùng cao

Với cương vị là Bí thư Chi bộ kiêm trưởng thôn Cao Hoong, xã Lũng Cao, huyện miền núi Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa), bà Hà Thị Tự luôn được người dân nơi đây tin tưởng, nhắc đến với cái tên bà Tự “ba sáng”. Bà vinh dự là một trong những điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

vna_potal_thanh_hoa_nguoi_bi_thu_chi_bo_“ba_sang”_o_ban_vung_cao_7705787.jpg
Bà Hà Thị Tự (đứng giữa) tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Đem ánh sáng về cho dân bản

Từ trung tâm xã Lũng Cao, men theo con đường bê tông với nhiều khúc cua tay áo và dốc cao trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, căn nhà sàn đơn sơ trên con dốc cheo leo đầu thôn Cao Hoong là nơi bà Hà Thị Tự (sinh năm 1961) đang sinh sống. Nước da rám nắng, giọng nói vồn vã, thân thiện, cởi mở, bà Tự kể về cuộc sống còn nhiều khó khăn của gia đình bà và các hộ dân trong bản Cao Hoong.

Là thôn vùng sâu, vùng xa của xã Lũng Cao, thuộc vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, trước đây, thôn Cao Hoong hầu như biệt lập với thế giới bên ngoài vì không có đường giao thông, không có điện chiếu sáng, không sóng điện thoại... Khí hậu nơi này rất khắc nghiệt, mây mù bao phủ quanh năm. Người dân quen với canh tác truyền thống, chưa biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; trồng lúa nương, trồng ngô năm được, năm mất; tình trạng đói giáp hạt vẫn diễn ra, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Thấu hiểu những vất vả, thiếu thốn của người dân, bà Hà Thị Tự đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, mang ánh sáng tri thức, ánh sáng điện về cho người dân thôn Cao Hoong.

Từ khi còn là cô gái bản, dù không được học chuyên ngành sư phạm, nhưng được sự tín nhiệm của người dân, từ năm 1979, bà Hà Thị Tự được dạy lớp vỡ lòng cho trẻ nhỏ trong thôn Cao Hoong và là giáo viên mầm non của các thôn Kịt, Cao Hoong (xã Lũng Cao) từ năm 1983-2008. Luôn tâm niệm học tập là con đường duy nhất để thoát khỏi cái đói, cái nghèo, bà Tự đã cùng cán bộ xã đến từng nhà vận động các gia đình có con, cháu trong độ tuổi ra lớp học tập.

Năm 2008, bà Hà Thị Tự được nhân dân tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn Cao Hoong. Trên cương vị này, suốt nhiều năm, bà Tự cùng các tổ chức đoàn thể của thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng. Bà luôn đồng hành gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường.

Trăn trở trước cái đói, cái nghèo của người dân trong bản, tháng 3/2015, bà Tự hăng hái xin “xuất ngoại” để tham gia khóa học lắp ráp thiết bị năng lượng mặt trời tại Trường Cao đẳng Barefoot Tilonia (Rajasthan, Ấn Độ), do Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch” (Dự án GREAT) tài trợ.

Với quyết tâm đem ánh sáng điện về cho nhân dân trong thôn, bà Tự đã vượt qua khó khăn rào cản về ngôn ngữ để nỗ lực học tập. Sau 6 tháng hoàn thành khóa học trở về nước, bà đã tự lắp ráp 83 hệ thống năng lượng mặt trời, đem ánh sáng tới nhiều hộ dân tại các thôn Pốn, thôn Cao Hoong, thôn Kịt của xã Lũng Cao. Vì thế, người dân các thôn này được sử dụng ánh sáng và điện sinh hoạt từ thiết bị năng lượng mặt trời suốt 7 năm (từ 2015 đến năm 2022, khi các thôn cuối cùng của xã Lũng Cao có điện lưới quốc gia). Từ khi có điện năng lượng mặt trời, có điện lưới quốc gia, cuộc sống của người dân thôn Cao Hoong đã thay đổi hoàn toàn…

Nhắc đến bà Hà Thị Tự, ông Ngân Văn Hoan (thôn Cao Hoong, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước) cho biết: "Người dân trong thôn đều ghi nhận công sức của bà Tự, bà luôn hết lòng vì công việc chung của cộng đồng, xây dựng thôn, bản ngày càng đổi mới, được dân mến, dân tin. Tới đây có bầu lại trưởng thôn, chúng tôi vẫn tín nhiệm bà Tự, vì người dân đã quen với việc bà Tự làm công việc này".

vna_potal_thanh_hoa_nguoi_bi_thu_chi_bo_“ba_sang”_o_ban_vung_cao_7705789.jpg
Bà Hà Thị Tự luôn là cô giáo mang ánh sáng tri thức cho các lứa học trò ở bản vùng cao Cao Hoong. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Tận tâm, tận lực

Vào Đảng từ tháng 3/2002, suốt 22 năm nay, bà Tự là cầu nối đưa “ánh sáng của Đảng” đến với người dân Cao Hoong bằng cách truyền tải những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, được nhân dân trong thôn tin tưởng, nghe và làm theo. Những đóng góp của bà Tự được cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thôn ghi nhận và đánh giá cao.

Năm 2019, bà Tự được đảng viên chi bộ thôn Cao Hoong tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn. Bà Tự đã phát huy vai trò là người đứng đầu, tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Công tác phát triển đảng viên được quan tâm, đến nay chi bộ thôn Cao Hoong đã có 7 đảng viên.

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, bà Hà Thị Tự luôn nhớ lời Bác dạy: "Đảng viên phải nêu cao tinh thần gương mẫu, dám nghĩ, dám làm". Làm theo lời dạy của Bác, bà Tự luôn hăng hái tham gia làm việc cho thôn, cho người dân với mong muốn thôn Cao Hoong sẽ đổi thay từng ngày. Không ít người nói, bà “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, nhưng bà Tự luôn tâm niệm rằng, việc gì tốt cho dân, cho bản là còn nỗ lực hết mình.

Bà Hà Thị Tự cho biết: "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, tôi luôn tâm niệm xây dựng chi bộ vững mạnh, dìu dắt những quần chúng ưu tú vào Đảng để chi bộ vững mạnh hơn, từ đó vận dụng những chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống để nhân dân thôn tôi đỡ vất vả”.

Là thôn đặc biệt khó khăn của xã Lũng Cao, Cao Hoong hiện có 24 hộ, với 110 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Thôn có 24 hộ dân thì có tới 18 hộ nghèo (chiếm 75%), 5 hộ cận nghèo (chiếm 20,8%), đời sống các hộ còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 17,5 triệu đồng/năm. Với quyết tâm vượt đói nghèo, Chi bộ thôn Cao Hoong cùng nhân dân đã đồng lòng, đồng sức phát triển cây trồng, vật nuôi. Thôn Cao Hoong đã trồng được cây lá giang và cây mướp đắng, giá trị kinh tế gấp 10 lần trồng lúa.

Từ năm 2020 đến nay, thôn Cao Hoong đã vận động nhân dân hiến đất vườn, hiến công lao động để đào, đắp đất xây hai tuyến đường nội đồng dài 310m. Người dân trong thôn cũng đã đóng góp hơn 100 triệu đồng tiền mặt, hiến hơn 3.000m2 đất làm đường giao thông, các công trình phúc lợi của thôn, góp phần làm thay đổi diện mạo của thôn Cao Hoong.

Trăn trở lớn nhất của bà Tự là Cao Hoong vẫn chưa được đầu tư hạ tầng thông tin, nơi đây vẫn là 1 trong 3 thôn của xã Lũng Cao chưa có sóng điện thoại, chưa có Internet… "Sóng điện thoại di động vẫn là thứ "xa xỉ" đối với người dân Cao Hoong. Mỗi khi xã, huyện có việc cần liên lạc vẫn phải nhờ người chạy xe máy vào thôn để thông báo. Hoặc, mỗi khi thôn có việc, tối nào tôi cũng phải đi đến từng nhà để thông tin. Không có sóng điện thoại nên thông tin trao đổi qua lại bị hạn chế nhiều. Người dân Cao Hoong mong muốn Nhà nước quan tâm xây dựng trạm phát sóng tại khu vực này để việc liên lạc được dễ dàng hơn…", bà Tự mong muốn.

Ông Lương Văn Thuân, Chủ tịch UBND xã Lũng Cao (huyện Bá Thước) khẳng định: “Thôn Cao Hoong có được diện mạo như ngày hôm nay là nhờ những nỗ lực không ngưng nghỉ của đồng chí Hà Thị Tự - người Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn gương mẫu, luôn hết mình vì công việc tập thể. Đồng chí Hà Thị Tự chính là cầu nối đưa ánh sáng của Đảng đến với người dân, là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân. Đồng chí là minh chứng sống động về việc thấm nhuần lời dạy của Bác, tận tâm, tận lực với công việc, với nhân dân".

Những nỗ lực của Bí thư Chi bộ Hà Thị Tự và người dân đã đưa Cao Hoong trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của xã Lũng Cao, của huyện Bá Thước.

Việt Hoàng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Hoàng Hoa Thám là một xã miền núi nằm ở phía đông bắc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây có nhiều tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp; địa hình, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng nên nguồn tài nguyên về hệ thực vật, động vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại làm cây thuốc. Sản xuất cây dược liệu tại địa phương là đang là hướng đi mới phù hợp với bà con sinh sống tại đây, vừa có thể mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với việc tái cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất trồng có hiệu quả hơn…

Điểu Kem - Người con của dân tộc S'tiêng với những cống hiến thầm lặng

Điểu Kem - Người con của dân tộc S'tiêng với những cống hiến thầm lặng

Trong những con người thầm lặng cống hiến cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, hình ảnh ông Điểu Kem, một người con của đồng bào dân tộc S'tiêng tại huyện Phú Riềng đã trở thành một tấm gương sáng, lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Những “cây” sáng kiến ở Điện Biên

Những “cây” sáng kiến ở Điện Biên

Năm 2025, tỉnh Điện Biên vinh dự có ba cá nhân được vinh danh ở Giải thưởng Lý Tự Trọng. Họ đều là những cán bộ xuất sắc được ghi nhận, đánh giá cao với nhiều sáng kiến trong rèn luyện, xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Đại úy Đinh Trung Khiếu được Chủ tịch nước tặng Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba năm 2021. Ảnh: Lê Phước Ngọc - TTXVN

Tấm gương thanh niên tiêu biểu nơi vùng cao Bình Định

Đại úy Đinh Trung Khiếu (sinh năm 1990, dân tộc Bahnar, trú xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định), Trợ lý Ban Chính trị, Bí thư Chi đoàn Quân sự huyện Vĩnh Thạnh là tấm gương thanh niên tiêu biểu vùng cao. Với những cống hiến cho công tác Đoàn, hoạt động của đơn vị, anh vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Trung ương Đoàn tặng Bằng khen.

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Những năm qua, chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đã được các cấp bộ Đoàn tỉnh Sơn La triển khai sâu rộng tới đoàn viên, thanh niên. Qua đó, chương trình giúp tạo lập môi trường thuận lợi hỗ trợ, cổ vũ, thúc đẩy đoàn viên, thanh niên thi đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương; góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương.

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Với 75 năm tuổi đời, 46 năm tuổi Đảng, ông Quàng Văn Khóa, dân tộc Thái ở bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nhiều năm qua đã dành hết tâm huyết để dạy chữ và tiếng Thái cho bà con dân bản nhằm bảo tồn và giữ gìn tiếng nói và chữ viết riêng mà nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không có.

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Với mong ước làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Quốc Huy ở thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi trồng các loại nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Lai Châu đã và đang hiện thực hóa ý tưởng, khát khao làm giàu bằng những mô hình khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương, khẳng định vai trò đảng viên tiên phong, gương mẫu tích cực làm kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Gần 15 năm công tác tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Đà Nẵng, nữ bác sĩ Nguyễn Thị Minh Chí (sinh năm 1979, trú tại Đà Nẵng), Trưởng khoa Tuyến vú không chỉ làm tốt chuyên môn, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân mà bác sĩ Chí còn là điểm tựa tin cậy, luôn đồng hành, chia sẻ nỗi đau, giúp bệnh nhân có cảm giác an tâm, vượt qua khó khăn trong quá trình điều trị.

 Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Mông, thổ cẩm truyền thống là hồn cốt dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thổ cẩm gắn bó với mỗi cộng đồng trong suốt vòng đời, từ lúc sinh ra, lập gia đình và những lúc cuối đời. Với mong muốn gìn giữ, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, nghệ nhân vẽ sáp ong Lý Thị Ninh (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải) đã kết nối, mang thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông vươn ra thế giới và trở thành người "giữ hồn" thổ cẩm dân tộc.

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Bằng niềm đam mê với nghề cói xâu truyền thống, chị Trương Thị Hân – Giám đốc Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ cói xâu Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã vượt qua nhiều gian nan, thử thách để đưa những sản phẩm từ nguyên liệu quê hương ra thế giới. Các sản phẩm như túi, khay, giỏ đan bằng cói đã mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động.

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em người dân tộc thiểu số

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em người dân tộc thiểu số

“Bén duyên” với công tác phụ nữ chưa lâu, nhưng với vai trò là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), chị Nguyễn Thị Kim Nhung luôn gương mẫu, trách nhiệm, hết lòng vì phong trào Hội và được cán bộ, hội viên mến phục, tin yêu.

Trưởng thôn Lò Thị Phương gieo niềm tin, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Trưởng thôn Lò Thị Phương gieo niềm tin, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Nhắc đến chị Lò Thị Phương, Trưởng thôn Làng Un (xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang), người dân trong thôn ai cũng yêu mến gọi chị là “bông hoa lạ”. Chị được coi là “cánh chim đầu đàn” giúp đồng bào các dân tộc tại địa phương nâng cao nhận thức, phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững.

Bà Trần Thị Thu, Bí thư Chi bộ ấp Xéo Lá là cầu nối hỗ trợ gia đình ông Ngô Văn Ban vay vốn thực hiện mô hình nuôi chồn thành công, khôi phục và phát triển kinh tế gia đình. Ảnh:Trúc Linh

Bí thư Chi bộ tận tâm giúp dân thoát nghèo

Tại ấp Xẻo Lá, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), bà Trần Thị Thu là Bí thư Chi bộ ấp nhiệt tình, trách nhiệm, luôn chăm lo, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, chung sức xây dựng làng quê khang trang.

Bác sĩ Trần Hồng Vinh say mê nghiên cứu khoa học để áp dụng cứu chữa bệnh nhân

Bác sĩ Trần Hồng Vinh say mê nghiên cứu khoa học để áp dụng cứu chữa bệnh nhân

Hơn 30 năm gắn bó với nghề, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La luôn say mê nghiên cứu khoa học để áp dụng vào thực tế cứu chữa bệnh nhân. Ghi nhận những cống hiến đó, năm 2022, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh được Chủ tịch nước tặng danh hiệu cao quý Thầy thuốc Ưu tú. Đây không chỉ là vinh dự mà còn là động lực để bác sĩ Trần Hồng Vinh tiếp tục vững bước trên hành trình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Điều dưỡng Nguyễn Văn Thanh đến từng nhà để khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho đồng bào Ca Dong. Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Tận tụy, tâm huyết vì đồng bào Ca Dong

Trải qua hàng chục năm công tác, gắn bó với đồng bào Ca Dong, huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, điều dưỡng Nguyễn Văn Thanh và y sĩ Đinh Thị Thơ luôn tận tụy, tâm huyết với nghề, hết lòng vì người bệnh, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và sự tin yêu của bà con.

Y sỹ Y Bun Toản Niê - Người con áo blouse trắng của buôn làng

Y sỹ Y Bun Toản Niê - Người con áo blouse trắng của buôn làng

Những năm trước đây, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk từng là điểm nóng về bệnh sốt rét với hàng chục ca mắc mỗi năm, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trong hai năm 2023 và 2024, địa phương này không ghi nhận trường hợp mắc sốt rét nào. Thành công ấy là kết quả của sự vào cuộc quyết liệt của ngành Y tế, chính quyền và nhân dân, trong đó có sự đóng góp thầm lặng nhưng bền bỉ của y sỹ Y Bun Toản Niê - một người con của buôn làng luôn hết mình vì sức khỏe cộng đồng.

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Hành trình của vợ chồng chị Rơ Châm Awưnh và anh Siu Sắt tại Gia Lai không chỉ là câu chuyện về một thương hiệu cà phê sạch, mà còn là sự đổi thay trong nhận thức của đồng bào Jrai về phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững. Từ những vườn cà phê truyền thống, họ đã tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị nông sản, tạo sinh kế ổn định cho cộng đồng.

Nguyễn Thị Thu Hiền - Nữ sinh vùng khó hai lần “chạm đỉnh” kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Nguyễn Thị Thu Hiền - Nữ sinh vùng khó hai lần “chạm đỉnh” kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Sinh ra ở vùng quê nghèo Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Nguyễn Thị Thu Hiền (hiện đang là học sinh lớp 12 Địa, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Hà Tĩnh) đã không ngừng nỗ lực vươn lên, “chạm đỉnh” vinh quang 2 năm liên tiếp tại Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, trở thành niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè.

Anh Nguyễn Văn Luân làm giàu từ cây lúa

Anh Nguyễn Văn Luân làm giàu từ cây lúa

Thay vì tìm những công việc bớt “chân lấm, tay bùn”, anh Nguyễn Văn Luân (sinh năm 1988, xã Trang Bảo Xá, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) lại lựa chọn khởi nghiệp từ nông nghiệp vốn nhiều khó khăn. Với khát vọng vươn lên, làm giàu từ những cánh đồng lúa quê hương, anh Luân đã bước đầu thành công trên hành trình đưa thương hiệu gạo Thái Bình vươn xa. Năm 2024, anh là một trong hai đại diện tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng toàn quốc tôn vinh nhà nông trẻ xuất sắc - Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX.

Ksor Thanh - Chàng trai Jrai và ước mơ gia nhập lực lượng công an

Ksor Thanh - Chàng trai Jrai và ước mơ gia nhập lực lượng công an

Sinh năm 2000 tại thôn Plei Ksing, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai) - Ksor Thanh là con trai út trong gia đình có ba chị em. Xuất thân từ gia đình nông dân bình thường, bố mẹ làm nông nghiệp, nhưng Thanh đã nỗ lực vượt qua khó khăn để theo đuổi con đường học vấn.