Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN |
Bao gồm: Chuỗi sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ thị trường khách quốc tế đến Hà Nội, chuỗi phục vụ thị trường khách trong nước đến Hà Nội và chuỗi phục vụ thị trường khách tại Hà Nội. Riêng chuỗi sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ thị trường khách quốc tế đến Hà Nội sẽ tập trung cho 11 thị trường khách trọng điểm như: ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… dựa trên sở thích, đặc điểm của từng thị trường khách. Thị trường khách ASEAN sẽ tập trung vào du lịch di sản thế giới, trải nghiệm văn hóa, đời sống địa phương, sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo, chơi golf, du lịch nghỉ dưỡng… Thị trường Nhật Bản là du lịch văn hóa, lịch sử, ẩm thực, mua sắm sản phẩm làng nghề, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cho người già, du lịch hội nghị, hội thảo. Thị trường Hàn Quốc là du lịch văn hóa, lịch sử, chơi golf, vui chơi giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe…
Sở Du lịch sẽ chủ trì tổ chức các hoạt động liên kết các nhóm doanh nghiệp, điểm đến, cơ sở dịch vụ du lịch xây dựng các chuỗi sản phẩm phục vụ từng thị trường khách du lịch đến Hà Nội và từ Hà Nội đi các tỉnh. Đồng thời, cơ quan này còn tổ chức quảng bá sản phẩm du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tới đối tác cũng như du khách trong và ngoài nước.
Theo ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, việc xây dựng chuỗi sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh phục vụ khách du lịch nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Hà Nội với các giá trị và sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có chất lượng, có sức cạnh tranh gắn với thị trường cụ thể nhằm khẳng định Hà Nội là điểm đến du lịch hấp dẫn, độc đáo ở Đông Nam Á. Qua đó, cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch, hướng tới phân đoạn thị trường đang tăng trưởng cao cũng như các thị trường mới nổi.