Hà Nội tổ chức Hội thảo kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm và ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp

Hà Nội tổ chức Hội thảo kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm và ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp
Toàn cảnh Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo.

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội cho biết, Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn thành phố có 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Điển hình như: Trang trại Hoa Viên ở huyện Thạch Thất; Mô hình sản xuất giống và hoa lan hồ điệp của Hợp tác xã Đan Hoài ở huyện Đan Phượng; Mô hình nuôi cá ứng dụng công nghệ cao, tạo sông trong ao với hệ thống dòng chảy và sục khí, nuôi cá với mật độ cao ở hai huyện Ứng Hòa và Chương Mỹ; Nấm Kinoko Thanh Cao ở huyện Mỹ Đức… Hà Nội đã hình thành, duy trì và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp với hơn 5.000 ha rau an toàn được quản lý; 76 xã chăn nuôi trọng điểm với 3.810 trang trại quy mô lớn ngoài khu dân cư; 25 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 23 cơ sở giết mổ bán công nghiệp.

Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường (thứ hai, từ trái sang) chủ trì Hội thảo “Kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm và ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp”. Ông Nguyễn Văn Chí, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội cho biết, Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường (thứ hai, từ trái sang) chủ trì Hội thảo “Kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm và ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp”.
Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường (thứ hai, từ trái sang) chủ trì Hội thảo “Kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm và ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp”. Ông Nguyễn Văn Chí, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội cho biết, Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Chí, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội cho biết, Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Hà Nội đã đẩy mạnh công tác kết nối, xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm của 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ, trong đó có 56 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật, 79 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Các chuỗi này có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia xây dựng chuỗi… Tính tới nay, Hà Nội xây dựng được trên 40 nhãn hiệu tập thể được bảo hộ, cụ thể như gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt cỏ Vân Đình... Một số mô hình liên kết chuỗi điển hình trong sản xuất nông nghiệp có thể nhắc đến: Mô hình sản xuất và kinh doanh lúa gạo chất lượng cao Tam Hưng ở huyện Thanh Oai; Mô hình liên kết chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học của Hợp tác xã chăn nuôi và dịch vụ Đồng Tâm ở huyện Quốc Oai…

Các đại biểu tham quan khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm và kết nối giao thương tại Trung tâm văn hóa huyện Thường Tín (Hà Nội).
Các đại biểu tham quan khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm và kết nối giao thương tại Trung tâm văn hóa huyện Thường Tín (Hà Nội).
Các đại biểu tham quan khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm và kết nối
giao thương tại Trung tâm văn hóa huyện Thường Tín (Hà Nội).

Hiện Hà Nội đã xây dựng “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội bằng tem điện tử thông minh QRcode” cấp tài khoản tham gia hệ thống quản lý cho 1.984 doanh nghiệp/cơ sở là các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông lâm sản và thủy sản, cấp biển nhận diện trái cây an toàn cho 766 cửa hàng kinh doanh trái cây. Cấp mã định danh cho trên 2.500 sản phẩm, cấp phát trên 5.000.000 tem truy xuất nguồn gốc dán các sản phẩm nông sản trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, đã triển khai thí điểm cho các tỉnh để thống nhất bộ mã truy xuất chung sản phẩm nông lâm sản thủy sản thực phẩm cung ứng về thị trường Hà Nội như vải Thanh Hà (Hải Dương), một số sản phẩm nông nghiệp của Bắc Kạn, Sơn La, Đắk Nông, Thái Nguyên, Nghệ An, Thanh Hóa...

Tại Hội thảo, đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà khoa học đã đưa ra nhiều ý kiến phân tích những thuận lợi và khó khăn của ngành Nông nghiệp Hà Nội.
Tại Hội thảo, đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà khoa học đã đưa ra nhiều ý kiến phân tích những thuận lợi và khó khăn của ngành Nông nghiệp Hà Nội.

Tại Hội thảo, đại diện một số sở ngành, địa phương, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà khoa học đã đưa ra nhiều ý kiến phân tích thuận lợi và khó khăn của ngành Nông nghiệp Hà Nội. Các đại biểu cho rằng, việc tăng cường tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp và các hoạt động giao lưu kết nối sản xuất - tiêu thụ nông sản hiện nay là hết sức cần thiết. Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, nhiệm vụ từ nay đến năm 2020 của ngành Nông nghiệp Hà Nội là đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng tái cơ cấu; sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trưng bày, giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội, của các địa phương đang được tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô.
Trưng bày, giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội, của các địa phương đang được tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô.
Trưng bày, giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội, của các địa phương đang được tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô.
Trưng bày, giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội, của các địa phương đang được tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô.
Trưng bày, giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội, của các địa phương đang được tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô.
Trưng bày, giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội, của các địa phương đang được tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô.
Trưng bày, giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội,
của các địa phương đang được tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô.

Trong khuôn khổ hội thảo, Sở NN và PTNT Hà Nội đã tổ chức ký biên bản ghi nhớ giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hợp tác xã và các nhà phân phối về hợp tác đầu tư phát triển sản xuất, nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng các tiến bộ mới vào sản xuất, phát triển các sản phẩm mới và hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đây là cơ hội để kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và tiêu thụ thực phẩm và ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp...

Bài và ảnh: Châu Giang

BADTMN/TTXVN

Có thể bạn quan tâm