Khi cả nước đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2021) và 135 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5 và hướng về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 cũng là lúc những người thợ làng nghề Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) hối hả làm ra những lá cờ đỏ sao vàng tươi thắm, cung ứng cho thị trường. Đây cũng là làng “độc nhất vô nhị” tại Thủ đô may cờ Tổ quốc vài chục năm qua.
Từ những năm 60, người dân Thống Nhất, huyệnThường Tín (Hà Nội) đã sản xuất ra các vật dụng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến các vật phẩm cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng. Có lúc tưởng như nghề bị mai một, nhưng đến nay,bà con nơi đây vẫn bảo tồn, duy trì được tinh hoa của làng nghề.
Ngày nay, xã hội phát triển, các loại khuôn bánh Trung thu bằng nhựa với giá thành rẻ dần lên ngôi nhưng ở đâu đó vẫn còn những con người tâm huyết, lặng lẽ gìn giữ nét truyền thống của nghề làm khuôn bánh Trung thu bằng gỗ.
Sáng 6/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cùng Đoàn công tác của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Trung ương đã đi thăm một số mô hình nông thôn mới tại các huyện Đông Anh và Thường Tín (Hà Nội).
Để chủ động phòng, chống các chủng cúm trên gia cầm, Ban quản lý chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) đã và đang tích cực triển khai các biện pháp như: tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát gia cầm được vận chuyển ra, vào chợ; phun hóa chất tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển; tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh không kinh doanh, vận chuyển gia cầm từ vùng có dịch và gia cầm có các biểu hiện mắc các bệnh cúm A/H5N6; H5N1; H7N9…; Đồng thời, chấp hành tốt việc thu gom rác thải trong ngày, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn trong công tác lấy mẫu gia cầm để xét nghiệm sự lưu hành của vi rút cúm, nhằm hạn chế sự lây lan và chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm có thể lây sang người.
Ngày 12/9, tại Hà Nội, lần đầu tiên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Sở NN và PTNT Hà Nội) phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Thường Tín tổ chức Hội thảo “Kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm và ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp”. Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường chủ trì Hội thảo.
Gần hai mươi năm qua, xóa đói giảm nghèo - một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được thực hiện toàn diện, đồng bộ với nhiều cách làm hiệu quả đã đem lại cuộc sống tốt hơn và cả niềm tin đến với người nghèo trên toàn quốc. Những thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo được Ngân hàng Thế giới ghi nhận: “Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người”.
Ngày 29/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” đã đi kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín…
Được nghe nhiều về nghề thêu truyền thống Quất Động nhưng phải đến khi thực sự muốn có một bức tranh thêu tay treo trong nhà, chúng tôi mới hạ quyết tâm phải tới tận nơi để mua. Một sáng đầu đông se lạnh tháng 12/2018, chúng tôi tình cờ ghé thăm cơ sở thêu tranh của nghệ nhân Hoàng Thị Khương ở thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Đi dọc các tuyến phố trên cả nước vào những ngày này, đâu đâu cũng thấy hình ảnh cờ đỏ sao vàng tung bay cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam. Ít ai biết được về nơi sản xuất, may ra từng đường kim mũi chỉ trên mỗi lá cờ này.