Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của thành phố Hà Nội vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân. Phóng viên Báo ảnh Dân tộc và Miền núi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM thành phố Hà Nội xung quanh nội dung này…

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 1Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội. Ảnh: Long Nguyễn

- Phóng viên: Xin ông đánh giá những kết quả nổi bật về công tác xây dựng NTM của thành phố Hà Nội thời gian vừa qua?
+ Ông Nguyễn Văn Chí: Có thể nói, dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển khu vực nông thôn. Tuy vậy, Hà Nội vẫn chỉ đạo sát sao các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy (khóa XVII) về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025”.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 2Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan (áo sọc xanh), Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ (thứ hai, từ bên trái) cùng Đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Ảnh: Long Nguyễn

Đến nay, Hà Nội đã có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Trong số 6 huyện chưa về đích, hiện nay, huyện Phú Xuyên đã hoàn thiện hồ sơ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020, trình Hội đồng Thẩm định Trung ương xem xét, thẩm định. Các huyện Chương Mỹ, Mê Linh, Ứng Hòa phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2021. Hai huyện Ba Vì, Mỹ Đức phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2022.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 3Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (thứ hai, từ trái sang phải) cùng Đoàn công tác của thành phố Hà Nội kiểm tra việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Trong ảnh: Đoàn đến thăm, kiểm tra sản xuất tại Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn ở thị trấn Chúc Sơn. Ảnh: Long Nguyễn

Toàn thành phố đã có 368/382 xã đạt chuẩn NTM, 29 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong số 14 xã chưa hoàn thành NTM, có 2 xã là Vân Hòa và Ba Vì thuộc huyện Ba Vì đã đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, công nhận đạt chuẩn. Còn lại 12 xã của các huyện Mỹ Đức, Ba Vì đều đạt 15 - 18 tiêu chí, phấn đấu trình thành phố đánh giá trước ngày 30/9/2021.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 4Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (thứ ba, từ phải qua trái) cùng Đoàn công tác của thành phố Hà Nội kiểm tra việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội). Trong ảnh: Đoàn tới thăm Trường mầm non Yên Sở ở xã Yên Sở. Ảnh: Long Nguyễn

- Phóng viên: Thưa ông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Ông có thể chia sẻ những cơ sở để Hà Nội đánh giá xã đạt chuẩn NTM?
+ Ông Nguyễn Văn Chí: Cụ thể hóa các quy định của Trung ương và từ thực tiễn, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành các quyết định về công nhận xã đạt chuẩn NTM, đó là Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã NTM thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 4212/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 về việc ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020; Quyết định số 3745/QĐ-UBND ngày 11/7/2019 về việc ban hành Bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu về lĩnh vực môi trường, an ninh trật tự, văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế, tổ chức sản xuất, du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2020. Trên cơ sở Bộ tiêu chí của Trung ương và thành phố Hà Nội ban hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn về phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và thực hiện xây dựng NTM.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 5Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất, nhân rộng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Đại Áng, Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Hữu Hòa. Trong ảnh: Xã Đại Áng, huyện Thanh Trì đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Đình Huệ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao cách làm bài bản của Hà Nội đó là không có tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ tiêu chí NTM, trong khi đó một số chỉ tiêu, tiêu chí NTM của thành phố đặt ra cao hơn so với Trung ương quy định. Cụ thể như tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Bộ tiêu chí Quốc gia về xã NTM yêu cầu có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán trao đổi hàng hóa nhưng Hà Nội yêu cầu xã có chợ nông thôn trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đạt chuẩn hoặc có siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt chuẩn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố, ngoài 322 chợ nông thôn còn có các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, bảo đảm giao thương cho người dân khu vực nông thôn.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 6Xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng. Trong ảnh: Trang trại gà Tiên Viên của anh Đặng Đình Tiên ở xã Đại Yên nổi tiếng với sản phẩm trứng gà sạch. Ảnh: Hoàng Hà

Tiêu chí giao thông cũng vậy! Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM yêu cầu đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; đường trục chính nội đồng bảo đảm vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm nhưng Bộ tiêu chí xã NTM thành phố Hà Nội yêu cầu đường ngõ xóm được cứng hóa sạch và không lầy lội vào mùa mưa; đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện, bảo đảm vận chuyển hàng hóa quanh năm. Đây là yêu cầu cao hơn nhưng Hà Nội đã làm rất tốt tiêu chí này.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 7Người dân xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) hôm nay trồng hoa có thu nhập cao gấp ba lần so với cấy lúa và trồng màu. Ảnh: Hoàng Giáp

Hà Nội xác định xây dựng NTM có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc. Theo định hướng mới, thành phố sẽ xây dựng NTM theo hướng tiêu chí đô thị. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí NTM các cấp (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh) theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội lồng ghép Bộ tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo hướng tiêu chí đô thị để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đô thị hóa. Theo đó, một số tiêu chí sẽ cao hơn so với Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM giai đoạn 2021 - 2025 của Trung ương.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 8Người dân xã Tân Hội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) cải tạo, nâng cấp đường giao thông nội đồng. Ảnh:Tư liệu BA DTMN

- Phóng viên: Thưa ông, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, đồng thời phát huy vai trò làm chủ của nhân dân đã trở thành chủ trương xuyên suốt trong quá trình Hà Nội thực hiện xây dựng NTM. Để làm tốt nhiệm vụ này, Hà Nội đã gắn trách nhiệm của các sở, ban, ngành như thế nào?
+ Ông Nguyễn Văn Chí: Tại quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Bộ tiêu chí về xã NTM thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 đã nêu rất rõ, các sở, ngành chủ trì, hướng dẫn, thực hiện đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí theo chức năng, nhiệm vụ được giao của các xã trên địa bàn từng huyện. Trong quá trình công nhận xã đạt chuẩn NTM đều có sự tham gia của các sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố có liên quan từ việc thẩm định, lấy ý kiến đánh giá tiêu chí phụ trách của các sở, ngành đến cuộc họp thống nhất, bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM thành phố.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 9Kiên cố hóa kênh mương ở xã Liên Mạc, xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Mê Linh (Hà Nội). Ảnh: Vũ Hiếu

Đặc biệt, việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM là một trong những điều kiện, thủ tục bắt buộc trong hồ sơ xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn NTM. Việc làm này nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, đồng thời phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng NTM, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, bên cạnh đó nhằm đánh giá khách quan kết quả xây dựng NTM, nâng cao trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của tổ chức Mặt trận từ thành phố đến cơ sở trong việc vận động, giám sát xây dựng NTM trên địa bàn thành phố.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 10Hà Nội đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc sinh sống tại những xã miền núi thuộc các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức... Ảnh: Tư liệu BA DTMN

- Phóng viên: Các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng NTM gắn với các tiêu chí đô thị nhằm sớm hoàn thành mục tiêu: Đến năm 2025 có 5 huyện và đến năm 2030 có thêm 3 huyện trở thành quận. Với vai trò là cơ quan tham mưu cho Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU, Văn phòng Điều phối NTM thành phố Hà Nội sẽ triển khai nhiệm vụ này như thế nào để hoàn thành mục tiêu đề ra?
+ Ông Nguyễn Văn Chí: Theo tôi, để làm tốt nhiệm vụ đề ra đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở. Các cấp ủy Đảng cần tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng NTM, cần làm cho từng người dân hiểu, tin tưởng và cùng tham gia, sẽ tạo sức mạnh tổng hợp, tạo bước đột phá trong thực hiện chương trình.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 11Hệ thống trường, lớp được hoàn thiện, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao ở xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Ảnh: Hoàng Giáp

Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực nâng chất lượng các tiêu chí NTM, chú trọng quan tâm các tiêu chí về trường học, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, giao thông, chợ, cơ sở vật chất văn hóa… với mục tiêu nâng cao thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn và người dân nông thôn thực sự hài lòng về kết quả xây dựng NTM với mong muốn xây dựng các làng quê đáng sống.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 12Đến xã Song Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội), ai cũng ngỡ ngàng bởi những con đường khang trang, sạch đẹp, nhiều cây xanh và hoa... Không chỉ thế, cuộc sống người nông dân nơi đây khá sung túc với những mô hình kinh tế phát triển. Ảnh: Vũ Sinh

Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy đã xác định ngoài nguồn lực của nhân dân và xã hội hóa, Hà Nội bố trí dành nguồn lực khá lớn cho đầu tư giai đoạn 2021 - 2025, tập chung chính vào các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo hướng tiêu chí đô thị, có một số chỉ tiêu, tiêu chí cao hơn so với Bộ tiêu chí của Trung ương quy định giai đoạn 2021 - 2025.
Với phương châm xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Văn phòng Điều phối NTM thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp căn cơ để hoàn thành các nội dung Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu đặt ra trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thực hiện: Thu Hải

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm

Bộ đội Biên phòng Cà Mau tuyên truyền, vận động ngư dân thực hiện tốt các quy định chống khai thác IUU, nói không với việc sử dụng xung điện trong khai thác hải sản, bởi đây là hành vi vi phạm pháp luật. Ảnh: Kim Há - TTXVN

Bộ đội Biên phòng Cà Mau kiểm soát chặt chẽ tàu cá "3 không"

Năm 2025, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý bảo vệ biên giới, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội nhằm giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển.

Học sinh trường trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng sử dụng ly giấy để hạn chế rác thải nhựa. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Khơi nguồn lối sống xanh từ môi trường học đường

Nhắc đến Trường Trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng (Cần Thơ), người ta không chỉ nghĩ đến một ngôi trường có thành tích học tập đáng nể mà còn ấn tượng bởi một "làn sóng xanh” đang lan tỏa mạnh mẽ từ ngôi trường này. Câu chuyện về hành trình “xanh hóa” đầy cảm hứng của học sinh của trường là minh chứng cho sức ảnh hưởng mạnh mẽ về ý thức bảo vệ môi trường đến từ thế hệ trẻ.

Hà Giang dồn lực thi công, quyết tâm đưa hai công trình trọng điểm về đích đúng hẹn

Hà Giang dồn lực thi công, quyết tâm đưa hai công trình trọng điểm về đích đúng hẹn

Hà Giang đang chuyển mình mạnh mẽ với những công trình trọng điểm, vừa nâng tầm diện mạo đô thị, vừa tạo động lực phát triển bền vững. Trên công trường những ngày này, không khí thi công khẩn trương, công nhân và máy móc hoạt động hết công suất, quyết tâm đưa dự án đập dâng nước tạo cảnh quan thành phố và Khu liên hợp thể thao - văn hóa tỉnh Hà Giang về đích đúng tiến độ. Hai công trình không chỉ hoàn thiện hạ tầng đô thị mà còn là điểm nhấn về cảnh quan, văn hóa, thể thao của tỉnh, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Đền Mẫu Đồng Đăng, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc nằm trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn chứa nhiều giá trị về tín ngưỡng thờ Mẫu - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Vùng đất biên cương “hồi sinh”

46 năm sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn - vùng đất biên cương của Tổ quốc đã “hồi sinh”, sầm uất, nhộn nhịp hơn xưa. Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, mối quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt - Trung phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương giữa Đồng Đăng của Lạng Sơn (Việt Nam) và Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) diễn ra sôi động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân hai bên...

Phát triển sầu riêng cơm vàng, hạt lép giúp nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) thoát nghèo. Ảnh: Đặng Tuấn - TTXVN

Nỗ lực đưa huyện miền núi Khánh Sơn thoát nghèo

Giai đoạn 2022-2025, Khánh Sơn là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa nằm trong danh sách huyện nghèo của cả nước. Thời gian qua, địa phương nỗ lực vượt bậc, đạt tiêu chí thoát khỏi huyện nghèo trong năm 2024 - về đích sớm hơn một năm so với Nghị quyết số 24 - NQ/TU ngày 11/7/2022 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Trịnh Xuân Trường. Ảnh: Hương Thu - TTXVN

Ông Trịnh Xuân Trường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

Chiều 15/2, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Trịnh Xuân Trường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng.

Thời tiết ngày 16/2: Bắc Bộ mưa nhỏ, trời rét

Thời tiết ngày 16/2: Bắc Bộ mưa nhỏ, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu lệch Đông kết hợp với dòng xiết trong đới gió Tây trên cao, từ ngày 16 đến sáng 17/2, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa nhỏ.

Thanh niên Sơn La hăng hái lên đường nhập ngũ

Thanh niên Sơn La hăng hái lên đường nhập ngũ

Sáng 15/2, tại thị xã Mộc Châu và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đồng loạt tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2025. Ngày hội tòng quân tại thị xã Mộc Châu diễn ra trang trọng.

Những người con Hà Giang mang khát vọng tuổi trẻ vào quân ngũ

Những người con Hà Giang mang khát vọng tuổi trẻ vào quân ngũ

Sáng 15/2, các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã đồng loạt tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2025, tiễn hàng nghìn thanh niên ưu tú của mảnh đất nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc lên đường thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mở ra cơ hội cho người lao động được đào tạo tay nghề, có việc làm

Mở ra cơ hội cho người lao động được đào tạo tay nghề, có việc làm

Để tạo việc làm cho người lao động trong tỉnh trong năm 2025, UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương tăng cường các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, kết nối doanh nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm. Mục tiêu phấn đấu của tỉnh năm 2025 là: tạo việc làm mới cho khoảng 23.000 lao động và 900 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Gia Lai nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông

Gia Lai nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai, trong 2 tháng thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 15/12/2024 - 12/2/2025), tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn giảm mạnh cả 3 tiêu chí.

Hỗ trợ ứng dụng thiết bị tiên tiến sản xuất bánh tét

Hỗ trợ ứng dụng thiết bị tiên tiến sản xuất bánh tét

Chiều 14/2, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh) nghiệm thu đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất bánh tét tại hộ kinh doanh Nguyễn Thị Thu Quyền (cô Hường 2), xã Đa Lộc, huyện Châu Thành.

Khoanh vùng, điều tra vụ phá hoại cây trồng của người dân

Khoanh vùng, điều tra vụ phá hoại cây trồng của người dân

Ngày 14/2, ông Lê Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) cho biết, sau khi nắm thông tin về sự việc phá hoại cây trồng của người dân, UBND huyện đã chỉ đạo Công an huyện cùng lực lượng chức năng của xã Đăk Ta Ley kiểm tra hiện trường, thu thập thông tin; nhất là các mâu thuẫn, tranh chấp với hộ gia đình có vườn cây bị phá. Đồng thời, UBND huyện yêu cầu lực lượng Công an khoang vùng các đối tượng nghi vấn. Huyện sẽ xử lý nghiêm hành vi phá hoại cây trồng để đề cao tính răn đe, giáo dục.

Bắc Kạn: Hỗ trợ nhà ở đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2

Bắc Kạn: Hỗ trợ nhà ở đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2

Để cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ về nhà ở, UBND tỉnh Bắc Kạn mới đây đã quyết định phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ trên địa bàn tỉnh năm 2025. Theo đó, năm 2025, tỉnh hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho 265 hộ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ, trong đó 149 hộ xây mới và 116 hộ sửa chữa.

Thông tấn xã Việt Nam về nguồn, thăm, tặng quà Bộ đội Biên phòng Tây Ninh

Thông tấn xã Việt Nam về nguồn, thăm, tặng quà Bộ đội Biên phòng Tây Ninh

Ngày 14/2, Đoàn công tác của Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam tổ chức về nguồn, dâng hương tri ân các anh hùng, liệt sỹ; thăm, tặng quà, chúc mừng Đồn Biên phòng Tân Phú và Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh) và trao Quyết định kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú tại Khu lưu niệm Thông tấn xã Giải phóng ở huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Bến Tre đồng khởi xóa nhà tạm, dột nát

Bến Tre đồng khởi xóa nhà tạm, dột nát

Sáng 14/2, quyền Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre Hồ Thị Hoàng Yến đã chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến 3 cấp, từ đầu cầu trụ sở Tỉnh ủy, trực tuyến tới các điểm cầu 9 huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

Chàng trai người Mông Mùa Huy Tuấn hiện thực hóa ước mơ trở thành chiến sỹ Công an

Chàng trai người Mông Mùa Huy Tuấn hiện thực hóa ước mơ trở thành chiến sỹ Công an

Vừa tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Đại Nam (Hà Nội), chàng trai người Mông Mùa Huy Tuấn (sinh năm 2002, trú bản Hồng Líu, phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) từ bỏ nhiều cơ hội việc làm, đăng ký nhập ngũ để theo đuổi ước mơ trở thành chiến sỹ Công an nhân dân.

Bến Tre cân đối nguồn vốn hỗ trợ các dự án, xây dựng nông thôn mới

Bến Tre cân đối nguồn vốn hỗ trợ các dự án, xây dựng nông thôn mới

Thời gian tới, tỉnh Bến Tre tiếp tục cân đối, bố trí nguồn vốn từ nguồn ngân sách Trung ương hơn 268 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển của địa phương khoảng hơn 436 tỷ đồng; vốn hỗ trợ lồng ghép khoảng 500 tỷ đồng để thực hiện các dự án, công trình cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Thời tiết ngày 14/2/2025: Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành một vùng áp thấp

Thời tiết ngày 14/2/2025: Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành một vùng áp thấp

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 14/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49 km/h), giật cấp 8. Dự báo đến 13 giờ ngày 14/2, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 5 km/h và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Cấp độ rủi ro thiên tai được đánh giá ở mức 3 đối với khu vực phía Tây giữa Biển Đông và vùng biển ngoài khơi từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ 15h chiều nay 13/2

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ 15h chiều nay 13/2

Giá xăng E5RON92 không cao hơn 20.598 đồng/lít (tăng 156 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 476 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 21.074 đồng/lít (tăng 146 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

Cần Thơ sẽ trồng trên 1,4 triệu cây xanh phân tán

Cần Thơ sẽ trồng trên 1,4 triệu cây xanh phân tán

Nhằm tuyên truyền giáo dục về mục đích, ý nghĩa của "Tết trồng cây”, động viên các cấp, các ngành và quần chúng Nhân dân tích cực tham gia trồng, bảo vệ, chăm sóc cây xanh, tăng độ che phủ, tạo cho thành phố Cần Thơ có môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu và gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, UBND thành phố Cần Thơ đã triển khai kế hoạch tổ chức trồng cây xanh phân tán các loại trong năm 2025 trên địa bàn thành phố.

Thời tiết ngày 13/2/2025: Áp thấp nhiệt đới tiến gần bờ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đón đợt rét sâu

Thời tiết ngày 13/2/2025: Áp thấp nhiệt đới tiến gần bờ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đón đợt rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang ở khu vực giữa Biển Đông và tiếp tục tiến gần bờ. Hồi 1 giờ ngày 13/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 13 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8; di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 5-10km/h.