Hà Giang: Sau 3 năm xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân vẫn phải dùng đèn dầu

Được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng hơn 3 năm qua, các cháu học sinh ở 4 thôn vùng cao của xã Phương Tiến vẫn dùng đèn dầu để học bài. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN
Được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng hơn 3 năm qua, các cháu học sinh ở 4 thôn vùng cao của xã Phương Tiến vẫn dùng đèn dầu để học bài. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN

Tháng 1/2020, đồng bào các dân tộc xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) phấn khởi vì xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, hơn 3 năm qua, trên 200 hộ dân 4 thôn vùng cao nơi đây vẫn chưa có điện lưới quốc gia.

Hiện nay, để có điện sinh hoạt người dân phải tự kéo thiết bị điện mi ni bằng sức nước, một số hộ khá giả hơn tự kéo điện lưới từ các bản khác về. Nhiều hộ dân không có điều kiện vẫn phải sử dụng đèn dầu. Nghịch lý ở chỗ, UBND huyện Vị Xuyên đã hoàn thành đầu tư công trình cấp điện cho 4 thôn này từ tháng 4/2020 với số vốn trên 7,4 tỷ đồng nhưng hiện nay điện vẫn chưa được đóng.

Hà Giang: Sau 3 năm xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân vẫn phải dùng đèn dầu ảnh 1

Được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng hơn 3 năm qua, các cháu học sinh ở 4 thôn vùng cao của xã Phương Tiến vẫn dùng đèn dầu để học bài. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN

Mòn mỏi chờ điện lưới quốc gia

Phương Tiến là xã vùng đệm của huyện Vị Xuyên, cách trung tâm thành phố Hà Giang hơn 10 km. Mặc dù đã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng trên 200 hộ dân ở 4 thôn vùng cao của xã Phương Tiến gồm Xà Phìn, Mào Phìn, Nậm Tẹ và Nà Màu vẫn chưa được dùng điện lưới quốc gia.

Để có điện sinh hoạt, gia đình ông Lý Văn Toàn ở thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến phải tự kéo thiết bị điện mi ni bằng sức nước. Dù mất nhiều công sức dẫn nước từ trên núi về nhưng điện năng cũng chỉ đủ dùng cho mấy bóng đèn công suất nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Đặc biệt vào mùa mưa lũ, khi trời mưa to, máy hỏng, đứt dây hoặc bị rác cuốn vào, gia đình ông phải sử dụng đèn dầu.

Ông Lý Văn Toàn cho biết, sử dụng thiết bị điện mi ni bằng sức nước nguy cơ mất an toàn cao. Các thiết bị này thường được đặt ở khá xa nhà và để ngoài trời, sau thời gian sử dụng, vỏ máy han, gỉ dẫn đến máy bị rò điện, gây nguy hiểm cho người xung quanh. Không có điện không thể phát triển sản xuất được. Gia đình ông cùng một số hộ dân đã mua các thiết bị để phục vụ sinh hoạt và sử dụng máy móc nông nghiệp nhưng do nguồn điện không ổn định dẫn đến sử dụng không hiệu quả, nhanh hỏng.

Hà Giang: Sau 3 năm xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân vẫn phải dùng đèn dầu ảnh 2Do không có điện nên các gia đình ở thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên thường xuyên phải sửa thiết bị kéo điện mini. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN

Xà Phìn là thôn vùng cao của xã Phương Tiến, với 53 hộ đồng bào Dao sinh sống. Hiện toàn thôn có khoảng hơn 30% hộ dân dùng thiết bị điện mini bằng sức nước, 5 gia đình có điều kiện hơn tự bỏ ra hơn 130 triệu đồng kéo điện lưới từ Trạm biến áp thôn Nà Màu về, sau đó chia cho các hộ khác dùng chung. Trung bình ở đây có 5 - 7 hộ chung nhau một đường điện. Hơn 5 km đường điện tự kéo về, người dân phải mua ít nhất là 20 cuộn dây điện tương đương gần 30 triệu đồng/hộ.

Chỉ cho chúng tôi đường dây diện mắc chằng chịt trên cột tre sau nhà, ông Đặng Văn Giang cho biết, do trạm biến áp ở xa nên những hộ kéo điện lưới từ bản khác về điện năng tiêu hao nhiều, thường xuyên chập chờn nên rất khó khăn trong lao động, sản xuất. Toàn thôn chỉ có một chiếc máy xay sát nhưng do giá xăng dầu tăng cao nên cũng phải đóng cửa. Những gia đình tận dụng khe nước để lắp máy phát điện mini cũng chỉ thắp sáng khoảng bảy tháng trong năm, còn lại phải dùng đèn dầu.

Hà Giang: Sau 3 năm xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân vẫn phải dùng đèn dầu ảnh 3Điểm trường mầm non thôn Xà Phìn nhiều năm qua không có điện lưới quốc gia, cô và trò chỉ thắp sáng bằng 1 chiếc bóng và sử dụng 1 chiếc quạt nhờ kéo điện ở nhà dân kéo từ thôn khác sang. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN

Điểm trường mầm non nằm ở đầu thôn Xà Phìn, nhiều năm qua không có điện lưới quốc gia, các thầy cô nơi đây phải kéo nhờ điện nhà người dân phục vụ việc giảng dạy, học tập hàng ngày. Điểm trường chỉ có 20 cô trò nhưng điện chỉ đủ cho một chiếc bóng chiếu sáng 50W và một quạt treo tường. Cô giáo Vàng Thị Hương, giáo viên điểm trường chia sẻ, do không có điểm, điểm trường đã mắc nhờ điện của người dân trong thôn để có chút ánh sáng và quạt cho các con nhưng cũng rất bất tiện.

Ông Nguyễn Văn Lễ, Chủ tịch UBND xã Phương Tiến cho biết, toàn xã còn 4 thôn vùng cao với 286 hộ đồng bào Dao chưa có điện sinh hoạt. Thiếu điện nên việc tiếp cận thông tin của người dân hạn chế. Các hộ dân ở 4 thôn không có điện hầu hết là hộ nghèo, cận nghèo. Việc phát triển kinh tế -xã hội và duy trì các tiêu chí nông thôn mới gặp không ít khó khăn.

"Nợ" tiêu chí đến bao giờ?

Dự án cấp điện cho 4 thôn vùng cao xã Phương Tiến gồm Nà Màu, Mào Phìn, Xà Phìn và Nặm Tẹ nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Vị Xuyên giai đoạn 2019-2022. Dự án do Ban Quản lý các công trình huyện Vị Xuyên làm chủ đầu tư, công trình được khởi công từ 10/2019 có tổng mức đầu tư hơn 7,4 tỷ đồng, đặt mục tiêu cấp điện cho khoảng 300 hộ dân... Vui mừng vì công trình điện kéo về thôn bản, người dân đã góp công sức, hiến đất dựng cột cùng đơn vị thi công sớm hoàn thành dự án. Gần 3 năm qua, dù đã hoàn thành cơ bản các hạng mục, đường điện kéo về tận bản nhưng đến nay người dân vẫn mòn mỏi mong chờ đóng điện.

Hà Giang: Sau 3 năm xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân vẫn phải dùng đèn dầu ảnh 4Cả thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) chỉ có 1 chiếc máy xay xát nhưng do không có điện, giá xăng dầu tăng cao nên đóng cửa, máy để không không hoạt động. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN

Là người có uy tín trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, ông Đặng Văn Háu, Trưởng thôn Xà Phìn cho biết, ông đã nhiều lần đại diện cho Chi bộ thôn và người dân kiến nghị chính quyền sớm cấp điện cho người dân qua các cuộc tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ huyện Vị Xuyên đến tỉnh Hà Giang. UBND huyện Vị Xuyên đã có văn bản hứa với người dân hoàn thành đóng điện từ tháng 4/2020 nhưng không biết vì lý do gì đến giờ vẫn chưa thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Lễ, Chủ tịch UBND xã Phương Tiến cho biết thêm, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ tháng 1/2020 nhưng niềm vui ấy vẫn không xóa được khoảng cách có điện ở vùng thấp và "trắng điện" ở các thôn vùng cao. Trước khi công nhận, các sở, ban, ngành của tỉnh, phòng, ban chuyên môn của huyện đã lên thẩm định các tiêu chí nhưng đến nay tiêu chí điện vẫn còn nợ với 4 thôn vùng cao.

Theo quy định, xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn điện đạt 95% trở lên. Tiêu chí điện góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Để "nợ" tiêu chí điện trong nhiều năm là một nghịch lý, gây khó khăn cho địa phương trong việc duy trì các tiêu chí nông thôn mới khác.

Tìm hiểu nguyên nhân này, ông Nguyễn Hữu Bình, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án của UBND huyện Vị Xuyên cho biết, đơn vị thi công vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ đề nghị Điện lực tỉnh Hà Giang nghiệm thu công trình, các chỉ số đo tiếp địa, kỹ thuật chống sét chưa hoàn thành. Hơn nữa, ngành Điện yêu cầu danh mục thu hồi đất nên chưa thể đóng điện.

Được biết, ngày 17/8/2021, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang đơn vị huyện Vị Xuyên gồm các ông, bà: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang; Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên… đã tiếp xúc cử tri tại xã Phương Tiến. Tại buổi tiếp xúc, bà con kiến nghị kéo điện cho 4 thôn vùng cao. Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên đã hứa sẽ sớm giải quyết đóng điện cho bà con nhưng gần 1 năm sau kể từ buổi tiếp xúc cử tri người dân nơi đây vẫn chưa được dùng điện lưới quốc gia.

Trong chiến lược phát triển du lịch là kinh tế mũi nhọn, thôn Xà Phìn được UBND huyện Vị Xuyên định hướng xây dựng thành làng văn hóa du lịch cộng đồng. Việc công trình điện lưới quốc gia chưa hoàn thành vừa gây khó khăn cho người dân phát triển sản xuất, vừa gây lãng phí thất thoát tài sản của Nhà nước. Mong mỏi lớn nhất của người dân ở Phương Tiến hiện nay là chính quyền không "thất hứa" thêm một lần nữa.

Minh Tâm

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 9/4/2025: Khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 9/4, tại Nam Bộ nền nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, độ cao nhất 33-36 độ C, có mây, ngày nắng. Riêng khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông cảnh báo có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đưa vào sử dụng bếp ăn cho học sinh vùng núi Hà Giang

Đưa vào sử dụng bếp ăn cho học sinh vùng núi Hà Giang

Chiều 8/4, tại xã Quảng Ngần, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang phối hợp với Tổng hội Nhất Quán Đạo Việt Nam khánh thành và đưa vào sử dụng công trình bếp ăn tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Quảng Ngần (huyện Vị Xuyên, Hà Giang).

Chúc mừng đồng bào Khmer ở Cần Thơ nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Chúc mừng đồng bào Khmer ở Cần Thơ nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Sáng 8/4, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung cùng lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã đến thăm, tặng quà và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại Hội đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ và chùa Munirăngsây ở quận Ninh Kiều; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; dự khánh thành nhà ở của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại ấp Thới Hiệp A (thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai) trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Lật xe khách lúc nửa đêm làm một người chết, 6 người bị thương ở Bình Định

Lật xe khách lúc nửa đêm làm một người chết, 6 người bị thương ở Bình Định

Sáng 8/4, Chủ tịch UBND xã Phước Thành (huyện Tuy Phước, Bình Định) xác nhận, khoảng 0 giờ ngày 8/4, xe khách lưu thông từ hướng Đắk Lắk khi qua Quốc lộ 19C (địa phận xã Phước Thành, huyện Tuy Phước) bất ngờ mất lái, lật xuống đường. Vụ tai nạn làm một người chết và 6 người bị thương.

Thanh Hóa có gần 2.000 tổ, đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Thanh Hóa có gần 2.000 tổ, đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Hiện tỉnh Thanh Hóa có trên 647.000 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 393.000 ha. Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân các thôn, bản tham gia tổ, đội quần chúng quản lý, bảo vệ rừng. Hiện tỉnh Thanh Hóa có 1.960 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở các thôn, bản. Nhờ đó, họ kịp thời ngăn chặn tình trạng xâm lấn rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và làm tốt việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương.

Dập tắt đám cháy lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột

Dập tắt đám cháy lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột

Tối 7/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Đắk Lắk) thông tin, đơn vị đã khống chế, dập tắt đám cháy lớn trên đường Đinh Núp, thuộc liên gia 10, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, không để cháy lan sang khu dân cư.

Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại Pù Hu

Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại Pù Hu

Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã liên tục đặt bẫy ảnh tại nhiều khu vực rừng tự nhiên, phát hiện và ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thế giới. Kết quả này góp phần khẳng định tính đa dạng sinh học của hệ động vật trong Khu bảo tồn, góp phần bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

Giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Khmer​ tỉnh Kiên Giang

Giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Khmer​ tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ gần 15% dân toàn tỉnh. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm trên 13%, với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Những năm qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cùng tinh thần nhạy bén, nỗ lực vươn lên, hàng nghìn hộ Khmer đã thoát nghèo, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện.

Thời tiết ngày 26/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 7/4/2025: Khu vực phía Bắc sáng và đêm trời lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 7/4, tại khu vực phía Bắc và từ Thanh Hóa đến Huế, sáng và đêm trời lạnh. Thời tiết của ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ lễ không thuận lợi khi nhiều nơi tại các địa bàn khu vực từ Huế trở ra phía Bắc được dự báo có mưa, thậm chí dông và có khả năng xảy ra mưa đá.

Lực lượng chức năng xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) hỗ trợ những hộ dân bị ảnh hưởng do mưa đá kèm gió lốc khắc phục hậu quả. Ảnh: TTXVN phát

Mưa đá kèm gió lốc khiến làm sập nhà rông ở Kon Tum

Ngày 6/4, Ủy ban nhân dân xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) thông tin về việc, trên địa bàn xuất hiện một trận mưa đá kèm theo gió mạnh khiến một nhà rông bị sập, nhiều căn nhà bị tốc mái, không xảy ra thiệt hại về người.

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 6/4, vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30 mm, có nơi trên 60 mm. Miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

 Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Tối 5/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, trên địa bàn xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe khách và xe máy khiến 3 người bị thương.

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Liên quan đến bài viết của phóng viên TTXVN “Người dân Quảng Ngãi bức xúc vì ô nhiễm từ mỏ đá và nhà máy băm dăm gỗ”, ngày 5/4, ông Bùi Văn Lý - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ cho biết, Ủy ban nhân dân thị xã đã lập đoàn kiểm tra thực tế tại mỏ đá Vạn Lý và Nhà máy băm dăm Vạn Lý.

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk) Trần Ngọc Sơn cho biết, đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh tăng trưởng ổn định, bình quân tăng 6 - 7%/năm. Dư địa ngành chăn nuôi của tỉnh còn khá lớn, tuy nhiên phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Nhiều ngày qua do thủy triều xuống thấp bất thường khiến mực nước cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) vốn đã nông càng trở nên cạn dòng, tàu thuyền của ngư dân không thể ra, vào cửa biển theo đúng lịch trình như thường lệ. Điều đáng ngại là nhiều tàu, thuyền đã mắc cạn khi vào cửa biển.