Vừa kê lại giá phơi bánh, bà Lê Thị Hiền (60 tuổi, thôn Trung Trinh) chia sẻ: “Cả tuần qua, trời mưa dầm, bánh không phơi được nên bị quăn hết, mẫu mã xấu, khách không chuộng nên giá không cao. Được hôm trời nắng nên chúng tôi tranh thủ hết sức để kịp cho đợt cao điểm gần Tết”.
Qua bao thăng trầm, làng nghề có những đổi thay nhưng sức sống vẫn được lưu giữ. Bà Phùng Thị Hà (người cùng thôn) cho biết: “Trước đây, hầu hết cả xã đều làm bánh. Nghề cha ông để lại, với lại gạo, vừng là sản phẩm sẵn có nên làm bánh để kiếm thêm thu nhập. Hiện tại, nghề làm bánh chỉ còn khoảng 100 hộ tham gia nhưng chủ yếu tập trung ở thôn Trung Trinh. Mỗi ngày, chúng tôi chỉ làm được khoảng 100 - 150 bánh. Dẫu nhiều lúc bán không hết nhưng tôi vẫn chờ mong đến phiên chợ, phần vì yêu thích nghề, phần vì kiếm thêm thu nhập”.
Sinh ra trong làng nghề và lớn lên nhờ những phiên chợ của mẹ nên lớp trẻ hôm nay hằn ghi rất sâu nghề truyền thống. Vì thế, sau những tháng ngày bôn ba mệt mỏi ở quê người, Nguyễn Hữu Đức và Nguyễn Hữu Nam - những người con của làng nghề đã quyết tâm trở về quê đưa máy móc vào sản xuất để phát triển nghề truyền thống.
Đức cho biết: “Sau khi trình bày ý tưởng, em đã được bố mẹ ủng hộ, được chính quyền địa phương tạo điều kiện về các thủ tục thành lập tổ hợp tác, tạo điều kiện vay vốn để đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất. Đến thời điểm hiện tại, mỗi ngày, em sản xuất khoảng 3.000 cái bánh và lượng khách hàng từ các địa phương trên toàn tỉnh tiêu thụ mỗi ngày khoảng 2.000 cái. Trừ chi phí và nhân công, thu nhập mỗi tháng cũng đáng kể”.
Nhiều người già trong làng cũng đã bỏ làm thủ công để đến hỗ trợ cho 2 chàng thanh niên với mức thu nhập mỗi tháng từ 3-4 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Trung cho biết: “Công việc này rất hợp với chúng tôi, vừa cho thu nhập, lại vừa giữ được nếp nghề cha ông nên tôi rất vui. Bánh đa làm bằng máy nhưng nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng nên không ảnh hưởng đến chất lượng. Thêm vào đó, mẫu mã đẹp với nhiều kích cỡ khác nhau nên được khách hàng ưa chuộng”.
Sự hỗ trợ của các loại máy móc đã giải phóng sức lao động của người dân. Người làng nghề giờ đây không còn phải thức khuya, dậy sớm để ngâm gạo, quay tay xay bột làm bánh hay quạt than nướng bánh. Hơn thế, nhờ làng sản xuất số lượng lớn, bánh đa truyền thống đã theo từng chuyến xe để có mặt trong các đô thị lớn, len lỏi vào các nhà hàng sang trọng.
Qua bao thăng trầm, làng nghề có những đổi thay nhưng sức sống vẫn được lưu giữ. Bà Phùng Thị Hà (người cùng thôn) cho biết: “Trước đây, hầu hết cả xã đều làm bánh. Nghề cha ông để lại, với lại gạo, vừng là sản phẩm sẵn có nên làm bánh để kiếm thêm thu nhập. Hiện tại, nghề làm bánh chỉ còn khoảng 100 hộ tham gia nhưng chủ yếu tập trung ở thôn Trung Trinh. Mỗi ngày, chúng tôi chỉ làm được khoảng 100 - 150 bánh. Dẫu nhiều lúc bán không hết nhưng tôi vẫn chờ mong đến phiên chợ, phần vì yêu thích nghề, phần vì kiếm thêm thu nhập”.
Người làng nghề bánh đa Việt Xuyên đã và đang ứng dụng máy móc, công nghệ hiện đại vào nghề sản xuất bánh đa |
Sinh ra trong làng nghề và lớn lên nhờ những phiên chợ của mẹ nên lớp trẻ hôm nay hằn ghi rất sâu nghề truyền thống. Vì thế, sau những tháng ngày bôn ba mệt mỏi ở quê người, Nguyễn Hữu Đức và Nguyễn Hữu Nam - những người con của làng nghề đã quyết tâm trở về quê đưa máy móc vào sản xuất để phát triển nghề truyền thống.
Đức cho biết: “Sau khi trình bày ý tưởng, em đã được bố mẹ ủng hộ, được chính quyền địa phương tạo điều kiện về các thủ tục thành lập tổ hợp tác, tạo điều kiện vay vốn để đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất. Đến thời điểm hiện tại, mỗi ngày, em sản xuất khoảng 3.000 cái bánh và lượng khách hàng từ các địa phương trên toàn tỉnh tiêu thụ mỗi ngày khoảng 2.000 cái. Trừ chi phí và nhân công, thu nhập mỗi tháng cũng đáng kể”.
Làng nghề bánh đa Việt Xuyên hàng ngày vẫn nhộn nhịp những con người làm bánh, phơi bánh với quyết tâm giữ gìn làng nghề truyền thống |
Nhiều người già trong làng cũng đã bỏ làm thủ công để đến hỗ trợ cho 2 chàng thanh niên với mức thu nhập mỗi tháng từ 3-4 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Trung cho biết: “Công việc này rất hợp với chúng tôi, vừa cho thu nhập, lại vừa giữ được nếp nghề cha ông nên tôi rất vui. Bánh đa làm bằng máy nhưng nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng nên không ảnh hưởng đến chất lượng. Thêm vào đó, mẫu mã đẹp với nhiều kích cỡ khác nhau nên được khách hàng ưa chuộng”.
Sự hỗ trợ của các loại máy móc đã giải phóng sức lao động của người dân. Người làng nghề giờ đây không còn phải thức khuya, dậy sớm để ngâm gạo, quay tay xay bột làm bánh hay quạt than nướng bánh. Hơn thế, nhờ làng sản xuất số lượng lớn, bánh đa truyền thống đã theo từng chuyến xe để có mặt trong các đô thị lớn, len lỏi vào các nhà hàng sang trọng.
Theo baohatinh.vn