Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VII:

Giáo dục truyền thống yêu nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Giáo dục truyền thống yêu nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc
*Phóng viên: Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VII, năm 2017 tại Bạc Liêu sắp diễn ra, xin ông cho biết khâu chuẩn bị đến thời điểm này thế nào?
Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Trưởng Ban Chỉ đạo Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VII. Ảnh: Huỳnh Sử-TTXVN
Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Trưởng Ban Chỉ đạo Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VII. Ảnh: Huỳnh Sử-TTXVN

* Ông Dương Thành Trung: Thực hiện kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và kế hoạch của địa phương đăng cai Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VII – 2017, đến thời điểm này các khâu chuẩn bị cơ bản đã hoàn tất. Theo đó, để tổ chức tốt Ngày hội, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, 4 Tiểu ban và 4 Tổ giúp việc Ngày hội. Đến nay, các Tiểu ban đã xây dựng kế hoạch, tổ chức họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong 4 Tiểu ban phục vụ.
 
Cụ thể, từ ngày 25/10, tỉnh đã tổ chức triển khai công tác tuyên truyền trực quan, thông tin cổ động tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer và tại 22 điểm Chùa Khmer trong tỉnh. Xây dựng và triển khai kế hoạch vận động tài trợ nguồn kinh phí phục vụ các hoạt động của Ngày hội.

Các hoạt động chính của Ngày hội gồm có: Chương trình khai mạc, bế mạc; thi biểu diễn nghệ thuật quần chúng; trưng bày, triển lãm nghề truyền thống; liên hoan văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Khmer; đua ghe ngo; thi đấu thể thao; giao lưu, biểu diễn nghệ thuật...

Ban Tổ chức, các Tiểu ban phối hợp với các sở, ngành, địa phương chuẩn bị chu đáo kế hoạch triển khai kịch bản, phương tiện kỹ thuật và các nhu cầu cần thiết khác đảm bảo đủ điều kiện cho ngày hội diễn ra tốt đẹp.
 
Công tác hậu cần, lễ tân phục vụ đại biểu, khách mời, diễn viên, vận động viên tham gia, công tác hướng dẫn, giới thiệu, sắp xếp chỗ ăn, nghỉ cho các đoàn tham gia Ngày hội được đảm bảo.

Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Ngày hội đã tập trung chỉ đạo các tiểu ban đặc biệt quan tâm rà soát, nắm chắc số lượng, thành phần đại biểu, khách mời để bố trí chỗ ăn, nghỉ phù hợp, chu đáo.

Song song đó, tăng cường vận động, tuyên truyền các cơ sở kinh doanh không tăng giá các dịch vụ phục vụ các đoàn; cử lực lượng tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ các đoàn có nhu cầu tham quan, mua sắm, ăn uống, sinh hoạt… trong thời gian diễn ra Ngày hội.
 
Ngoài ra, công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Ngày hội cũng được thực hiện. 
Các diễn viên đoàn Bạc Liêu tham gia chương trình tổng duyệt trước ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đông bào Khmer Nam bộ lần thứ VII năm 2017. Ảnh: Thanh Cường
Các diễn viên đoàn Bạc Liêu tham gia chương trình tổng duyệt trước ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đông bào Khmer Nam bộ lần thứ VII năm 2017. Ảnh: Thanh Cường

 * Phóng viên: Thưa ông, bên cạnh việc phối hợp tổ chức các phần lễ và hội, tỉnh Bạc Liêu đảm nhận những hoạt động chính nào?
 
* Ông Dương Thành Trung: Theo kế hoạch được giao, tỉnh Bạc Liêu đảm nhận các hoạt động chính như: Chương trình Khai mạc Ngày hội diễn ra vào 20h ngày 17/11, tại Quảng trường Hùng Vương.

Chương trình dự kiến có khoảng 5.000 đại biểu, khách mời và đồng bào dân tộc Khmer của 12 tỉnh, thành phố có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tham gia, gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bình Phước, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Thành phần chính tham gia Ngày hội là những nghệ nhân, diễn viên, nhạc công, vận động viên quần chúng đang sinh sống, học tập và làm việc tại vùng đồng bào Khmer Nam bộ; lực lượng diễn viên, nhạc công tham gia lễ khai mạc và lễ bế mạc; vận động viên tham gia thi đấu các môn thể thao; diễn viên, nhạc công tham gia thi diễn nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục truyền thống và trích đoạn lễ hội dân gian... khoảng 2.000 người.
 
Chương trình Bế mạc Ngày hội diễn ra vào lúc 20h ngày 19/11, tại Nhà hát Cao Văn Lầu với nội dung chính là: Tiến hành tổng kết đánh giá kết quả tổ chức Ngày hội; trao giải hội diễn nghệ thuật quần chúng, công diễn một số tiết mục đoạt giải cao; trao cờ cho đơn vị đăng cai Ngày hội lần thứ VIII, năm 2020; thi diễn nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục truyền thống, trích đoạn lễ hội dân gian Khmer với sự tham gia của 12 đoàn nghệ thuật quần chúng truyền thống Khmer trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ; tổ chức trưng bày, triển lãm nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer với sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố và Bảo tàng Văn hóa dân tộc Việt Nam; tham gia trưng bày, triển lãm phục vụ các đại biểu và du khách tham quan; tổ chức gian hàng giới thiệu văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Khmer; thi đua ghe ngo với sự tham gia của 20 đội trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long;…
 
* Phóng viên: Được biết, với sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố trong khu vực; đơn vị chủ nhà Bạc Liêu mong muốn mang đến cho Ngày hội những điểm đặc biệt gì?
Đua ghe Ngo trong lễ hội Oóc Om Bóc của đồng bào Khmer Nam bộ. Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Đua ghe Ngo trong lễ hội Oóc Om Bóc của đồng bào Khmer Nam bộ. Ảnh: Duy Khương - TTXVN
* Ông Dương Thành Trung: Việc đăng cai tổ chức và tham gia Ngày hội là một sự kiện văn hóa có quy mô lớn nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Bạc Liêu, góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
 
Ngày hội cũng là sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, là dịp để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Khmer, tiềm năng du lịch của tỉnh Bạc Liêu tới bạn bè, khách du lịch trong nước và quốc tế.
 
Ban Tổ chức tập trung thực hiện công tác tuyên truyền thông qua cổ động trực quan, trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể… để tuyên truyền, vận động nhân dân và đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh tích cực tham gia các hoạt động của Ngày hội.
 
* Phóng viên: Là địa phương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn phối hợp tổ chức Ngày hội, với vai trò Ban Chỉ đạo, ông kỳ vọng điều gì vào thành công của Ngày hội?
Tiết mục tái hiện lễ hội Oóc Om Bóc của người Khmer Nam bộ do đoàn Cà Mau trình diễn ngày 17/11/2017. Ảnh: Thanh Cường
Tiết mục tái hiện lễ hội Oóc Om Bóc của người Khmer Nam bộ do đoàn Cà Mau trình diễn ngày 17/11/2017. Ảnh: Thanh Cường

 * Ông Dương Thành Trung: Bạc Liêu là đơn vị tổ chức đăng cai Ngày hội lần thứ 7, đã qua 6 lần tổ chức, tỉnh Bạc Liêu phát huy kết quả thành công của những lần tổ chức trước. Tuy nhiên, để tạo thêm sự gắn kết bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Ban Tổ chức đã kết hợp nội dung về nét văn hóa, ca ngợi quê hương Bạc Liêu vào trong chương trình khai mạc Ngày hội; khắc họa bức tranh đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày càng phát triển, thể hiện bức tranh sinh động của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trên mảnh đất Bạc Liêu thanh bình và từng ngày phát triển.
 
* Phóng viên: Xin cảm ơn ông./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm