Giải pháp phát triển kinh tế- xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long

TS. Thượng tọa Lý Hùng, Phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo, Phó Hội trưởng Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ phát biễu tham luận. Ảnh: Ngọc Thiện- TTXVN
TS. Thượng tọa Lý Hùng, Phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo, Phó Hội trưởng Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ phát biễu tham luận. Ảnh: Ngọc Thiện- TTXVN

Chiều 11/5, Hội thảo “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ.

Giải pháp phát triển kinh tế- xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long ảnh 1Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại hội thảo. Ảnh: Ngọc Thiện- TTXVN

Hội thảo do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ phối hợp cùng Ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Viện FNF tại Việt Nam và Vụ Công tác Dân tộc địa phương phối hợp tổ chức.

Tham dự còn có lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương của thành phố Cần Thơ, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành, các diễn giả, nhà khoa học từ các Viện, Trường trong và ngoài khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Giải pháp phát triển kinh tế- xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long ảnh 2TS Nguyễn Trung Nhân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Cần Thơ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Ngọc Thiện- TTXVN

Hội thảo nhằm góp phần quán triệt sâu sắc hơn nữa Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 của Chính phủ; Chương trình phối hợp số 06A/Ctr PH-MTTW-UBDT ngày 2/11/2021 giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam và Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2021 – 2025. Ngoài ra, Hội thảo còn đóng góp cho Ban tổ chức, các nhà hoạch định chính sách tìm ra giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nói chung và phát triển kinh tế- xã hội bền vững đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Giải pháp phát triển kinh tế- xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long ảnh 3TS. Thượng tọa Lý Hùng, Phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo, Phó Hội trưởng Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ phát biễu tham luận. Ảnh: Ngọc Thiện- TTXVN

Đại biểu dự Hội thảo đã được nghe 10 bài tham luận của các học giả, các nhà nghiên cứu, các tổ chức chính trị, xã hội tập trung trình bày về những kết quả nổi bật trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, đề án của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực, những cách làm hay, hiệu quả đã góp phần làm thay đổi diện mạo, khởi sắc nhiều vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Các tham luận cũng đề ra các giải pháp giúp cho Mặt trận Tổ quốc các tỉnh trong khu vực nghiên cứu và vận dụng để đưa vào công tác tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực có các giải pháp để hỗ trợ nhân dân đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện học tập, sản xuất, vươn lên trong cuộc sống trên chính quê hương mình và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long…

Giải pháp phát triển kinh tế- xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long ảnh 4Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Ngọc Thiện- TTXVN

Phát biểu tại Hội thảo, bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều các chủ trương chính sách, biện pháp để tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho các tỉnh trong khu vực phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là bà con dân tộc thiểu số. Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, mà giai đoạn 1 là giai đoạn 2021-2025 với tổng kinh phí cho giai đoạn này gần 38.000 tỷ đồng với mong muốn rút ngắn khoảng cách đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số so với đồng bào các dân tộc có điều kiện thuận lợi khác.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành cần nghiên cứu một cách nghiêm túc và vận dụng hiệu quả, phù hợp như: Phát huy được bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong khu vực; nghiên cứu các điều kiện tự nhiên của khu vực để phát triển ngành nghề phù hợp như khai thác điều kiện văn hóa, tự nhiên để phát triển ngành du lịch để vừa tuyên truyền quảng bá hình ảnh của khu vực, vừa mang lại thu nhập ổn định cho bà con; khai thác các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam.

Giải pháp phát triển kinh tế- xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long ảnh 5GS.TS. Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia Viện FNF tại Việt Nam phát biểu. Ảnh: Ngọc Thiện- TTXVN

Mặt khác, thực hiện giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp căn cơ rất cần được lãnh đạo các tỉnh, thành trong khu vực quan tâm nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đồng bào. Do mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực còn thấp nên trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cần có các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo, những gia đình khó khăn để vươn lên trong cuộc sống,… Đây là giải pháp tạo nên động lực thúc đẩy các hộ gia đình, trong đó có hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên trong cuộc sống…

Giải pháp phát triển kinh tế- xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long ảnh 6TS.Bác sĩ Chuyên khoa II, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y được Cần Thơ phát biểu tham luận. Ảnh: Ngọc Thiện- TTXVN

Trong thời gian tới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành cần nghiên cứu một số giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống mặt trận như: Tiếp tục thúc đẩy triển khai thực hiện các cuộc vận động các phong trào thi đua yêu nước, nhất là những phong trào thiết thực gắn với vùng như: vận động bà con bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn truyền thống của ấp, thôn, bản, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu... Mặt trận Tổ quốc đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội bền vững trong khu vực, tạo được sự đồng thuận, đồng lòng trong nhân dân; tập trung phát hiện, tôn vinh, biểu dương những gương điển hình, nhân lên những gương người tốt việc tốt trong đồng bào dân tộc thiểu số….

Ngọc Thiện

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm