Theo ghi nhận của các bác sĩ chuyên môn, bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng phần lớn là trẻ em dưới 3 tuổi, chiếm 90%. Những trường hợp mắc bệnh được đưa tới các cơ sở y tế đều ở tình trạng khởi phát với các biểu hiện như sốt nhẹ, biếng ăn kèm theo các vết loét ở miệng hoặc các bóng nước ở đầu gối, bàn tay, chân, mông. Từ đầu năm đến nay, dù số lượng người mắc bệnh tăng, song tại Đồng Tháp chỉ có 40 trường hợp bệnh nặng và không có ca tử vong.
Bác sĩ Dương Ân Hận, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp cho biết, theo chu trình, bệnh tay chân miệng thường tập trung cao độ vào những tháng cuối năm. Bệnh do virut gây nên và lây truyền qua đường tiêu hóa, do trẻ tiếp xúc với các vật dụng hay thực phẩm chứa nguồn bệnh. Khi bệnh diễn biến nặng có thể gây viêm cơ tim, viêm màng não, suy hô hấp, dễ dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng lớn.
Bác sĩ Hận khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh chân tay miệng, người dân, các trường học, đặc biệt trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình cần thường xuyên vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ nhiễm bệnh. Khi phát hiện bệnh, cần đưa đến các cơ sở y tế để có liệu trình điều trị phù hợp....
Bác sĩ Dương Ân Hận, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp cho biết, theo chu trình, bệnh tay chân miệng thường tập trung cao độ vào những tháng cuối năm. Bệnh do virut gây nên và lây truyền qua đường tiêu hóa, do trẻ tiếp xúc với các vật dụng hay thực phẩm chứa nguồn bệnh. Khi bệnh diễn biến nặng có thể gây viêm cơ tim, viêm màng não, suy hô hấp, dễ dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng lớn.
Bác sĩ Hận khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh chân tay miệng, người dân, các trường học, đặc biệt trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình cần thường xuyên vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ nhiễm bệnh. Khi phát hiện bệnh, cần đưa đến các cơ sở y tế để có liệu trình điều trị phù hợp....
Chương Đài