Chiều 10/5, ông Trần Anh Nam, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nông Cống cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra sự cố tiêm chủng vaccine 6 trong 1 đã hết hạn cho trẻ.
Trong hai ngày 27-28/8, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó Viện trưởng phụ trách Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên Lê Thanh Hiền làm trưởng đoàn đã tổ chức kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Theo bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, tình hình bệnh sởi trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp khi số ca mắc bệnh có dấu hiệu tăng nhanh và lan rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau cho biết, tính từ đầu năm 2018 đến ngày14/10, toàn tỉnh đã ghi nhận 576 ca bệnh sốt xuất huyết (giảm 3,5 lần so cùng kỳ năm 2017), có 1 trường hợp tử vong. Số ca mắc sốt xuất huyết tập trung nhiều nhất tại các huyện: Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước và thành phố Cà Mau.
Do ảnh hưởng của những cơn bão gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xảy ra nhiều đợt mưa lớn làm tăng độ ẩm, ao tù nước đọng… Đây là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh trưởng và phát triển gây nên bệnh sốt xuất huyết. Để chủ động kiểm soát bệnh không lây lan thành dịch và đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, ngành Y tế tỉnh Bình Thuận đã chủ động triển khai công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết sau mưa lũ.
Bác sĩ Hồ Trung Tuyến, Trưởng Khoa Kiểm soát dịch tễ, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bến Tre cho biết: Ngành chức năng đã gửi mẫu bệnh phẩm của 19 trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm phổi ở mái ấm Đức Quang, chùa Vạn Đức, xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại (Bến Tre) đến Viện Pasteur, Thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, hiện trung tâm và một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tạm thời hết một số loại vắc xin dịch vụ như: 6 trong 1; 5 trong 1; viêm gan A; viêm não A, C; viêm phổi PNEMO; cúm cho trẻ dưới 3 tuổi; thương hàn; viêm màng não mủ; Rubella; viêm gan B.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp, đến cuối tháng 10/2017, tỉnh có hơn 5.600 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 91,6% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, bệnh nhân phải nhập viện điều trị hơn 3.200 ca. Những địa phương như thành phố Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, huyện Lấp Vò... là các điểm nóng về bệnh tay chân miệng.
Sáng 30/12, Phòng tiêm vắc xin – Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội (Số 70 Nguyễn Chí Thanh) đã tiến hành tiêm Pentaxim – vắcxin dịch vụ cho trẻ đầu tiên sau khi đăng ký thành công qua mạng.