Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm đến ngày 25/8, toàn tỉnh ghi nhận 13.094 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 15 huyện, thị xã, thành phố, trong đó 3 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018, số ca mắc sốt xuất huyết tăng 40,2 lần.
Theo bác sĩ Phạm Văn Lào - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, mặc dù ngay từ đầu năm ngành Y tế đã chủ động lên các phương án phòng chống sốt xuất huyết nhưng khi số ca sốt xuất huyết tăng đột biến khiến công tác phòng chống rơi vào bị động về cả phòng chống lẫn điều trị. Đến nay, mặc dù cơ bản đã kiểm soát được tình hình nhưng dự báo số bệnh nhân tại Đắk Lắk vẫn tăng nên cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng chống.
Qua kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết, Đoàn công tác nhận định, việc phòng chống, điều trị sốt xuất huyết tại Đắk Lắk còn nhiều bất cập.
Phó trưởng Khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên Phạm Ngọc Thanh nhận định, qua công tác kiểm tra cho thấy, ngành Y tế Đắk Lắk đang đơn độc trong phòng chống sốt xuất huyết. Theo đó, hầu như công tác phòng chống chỉ được cán bộ y tế các cấp thực hiện còn chính quyền địa phương, các hội đoàn thể, đặc biệt cấp phường, xã chưa quan tâm, vẫn tồn tại thực tế trên "trên nóng dưới lạnh". Từ đó dẫn đến công tác phòng chống sốt xuất huyết chưa đạt hiệu quả cao và số ca mắc bệnh liên tục tăng.
Đồng quan điểm trên, Thạc sỹ Huỳnh Xuân Lộc - Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Quy Nhơn cho rằng, lực lượng của ngành Y tế rất mỏng, không thể tổ chức phòng chống hiệu quả nếu không có sự chung tay của chính quyền địa phương và các hội đoàn thể. Qua thực tế kiểm tra cho thấy, chính quyền địa phương và các hội đoàn thể vẫn chưa thật sự vào cuộc, thậm chí công tác phòng chống sốt xuất huyết của chính quyền địa phương, các hội đoàn thể còn mang tính hình thức. Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa chất diệt muỗi chưa đúng mục đích nên vấn đề xử lý ổ bệnh chưa đạt hiệu quả cao.
Trưởng đoàn công tác Lê Thanh Hiền nhận định, ngành Y tế đang đơn độc trong công tác phòng chống sốt xuất huyết mà không có sự quan tâm, chia sẻ của các cấp chính quyền địa phương. Do đó, thời gian tới, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo quyết liệt hơn các địa phương chung tay với ngành Y tế trong công tác phòng chống sốt xuất huyết nhằm khống chế dịch bệnh. Tỉnh Đắk Lắk cần bố trí kịp thời kinh phí để ngành Y tế, các địa phương mua hóa chất, vật tư chủ động thực hiện biện pháp phòng chống, không để rơi vào tình thế bị động khi số ca mắc bệnh tăng đột biến...
Trưởng đoàn công tác Lê Thanh Hiền cũng đề nghị, ngành Y tế Đắk Lắk tiếp tục tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức người dân về vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng phòng chống sốt xuất huyết; tổ chức tốt việc thu dung, điều trị, phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, hạn chế tối đa trường hợp biến chứng gây tử vong…
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk Nguyễn Thị Xuân Thủy, ngành Y tế Đắk Lắk ghi nhận những đánh giá, đóng góp và kiến nghị của Đoàn công tác Bộ Y tế. Sở Y tế Đắk Lắk cũng kiến nghị với Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật, vật tư, máy móc, hóa chất phục vụ phòng công tác chống dịch. Ngoài ra, Bộ Y tế bố trí kinh phí ngay từ đầu năm, đặc biệt kinh phí từ Chương trình mục tiêu y tế quốc gia để ngành Y tế địa phương chủ động thực hiện công tác phòng chống.
Theo bác sĩ Phạm Văn Lào - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, mặc dù ngay từ đầu năm ngành Y tế đã chủ động lên các phương án phòng chống sốt xuất huyết nhưng khi số ca sốt xuất huyết tăng đột biến khiến công tác phòng chống rơi vào bị động về cả phòng chống lẫn điều trị. Đến nay, mặc dù cơ bản đã kiểm soát được tình hình nhưng dự báo số bệnh nhân tại Đắk Lắk vẫn tăng nên cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng chống.
Qua kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết, Đoàn công tác nhận định, việc phòng chống, điều trị sốt xuất huyết tại Đắk Lắk còn nhiều bất cập.
Phó trưởng Khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên Phạm Ngọc Thanh nhận định, qua công tác kiểm tra cho thấy, ngành Y tế Đắk Lắk đang đơn độc trong phòng chống sốt xuất huyết. Theo đó, hầu như công tác phòng chống chỉ được cán bộ y tế các cấp thực hiện còn chính quyền địa phương, các hội đoàn thể, đặc biệt cấp phường, xã chưa quan tâm, vẫn tồn tại thực tế trên "trên nóng dưới lạnh". Từ đó dẫn đến công tác phòng chống sốt xuất huyết chưa đạt hiệu quả cao và số ca mắc bệnh liên tục tăng.
Đồng quan điểm trên, Thạc sỹ Huỳnh Xuân Lộc - Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Quy Nhơn cho rằng, lực lượng của ngành Y tế rất mỏng, không thể tổ chức phòng chống hiệu quả nếu không có sự chung tay của chính quyền địa phương và các hội đoàn thể. Qua thực tế kiểm tra cho thấy, chính quyền địa phương và các hội đoàn thể vẫn chưa thật sự vào cuộc, thậm chí công tác phòng chống sốt xuất huyết của chính quyền địa phương, các hội đoàn thể còn mang tính hình thức. Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa chất diệt muỗi chưa đúng mục đích nên vấn đề xử lý ổ bệnh chưa đạt hiệu quả cao.
Trưởng đoàn công tác Lê Thanh Hiền nhận định, ngành Y tế đang đơn độc trong công tác phòng chống sốt xuất huyết mà không có sự quan tâm, chia sẻ của các cấp chính quyền địa phương. Do đó, thời gian tới, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo quyết liệt hơn các địa phương chung tay với ngành Y tế trong công tác phòng chống sốt xuất huyết nhằm khống chế dịch bệnh. Tỉnh Đắk Lắk cần bố trí kịp thời kinh phí để ngành Y tế, các địa phương mua hóa chất, vật tư chủ động thực hiện biện pháp phòng chống, không để rơi vào tình thế bị động khi số ca mắc bệnh tăng đột biến...
Trưởng đoàn công tác Lê Thanh Hiền cũng đề nghị, ngành Y tế Đắk Lắk tiếp tục tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức người dân về vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng phòng chống sốt xuất huyết; tổ chức tốt việc thu dung, điều trị, phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, hạn chế tối đa trường hợp biến chứng gây tử vong…
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk Nguyễn Thị Xuân Thủy, ngành Y tế Đắk Lắk ghi nhận những đánh giá, đóng góp và kiến nghị của Đoàn công tác Bộ Y tế. Sở Y tế Đắk Lắk cũng kiến nghị với Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật, vật tư, máy móc, hóa chất phục vụ phòng công tác chống dịch. Ngoài ra, Bộ Y tế bố trí kinh phí ngay từ đầu năm, đặc biệt kinh phí từ Chương trình mục tiêu y tế quốc gia để ngành Y tế địa phương chủ động thực hiện công tác phòng chống.
Tuấn Anh