Đồng Tháp: Giải pháp giúp nông dân tiết kiệm chi phí từ 2-3 triệu đồng/ha lúa

Nông dân sử dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu bệnh bảo vệ lúa . Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN
Nông dân sử dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu bệnh bảo vệ lúa . Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Tỉnh Đồng Tháp đến nay đã có hơn 100 thiết bị bay không người lái phun xịt thuốc bảo vệ thực vật; trong đó, ở huyện Tháp Mười có nhiều nhất là 74 chiếc và đang phát triển ở các huyện Cao Lãnh và Tam Nông. Thiết bị bay không người lái phun xịt thuốc bảo vệ thực vật giúp nhà nông sản xuất lúa, sen, cây trồng khác giảm từ 20-30% lượng thuốc, tránh độc hại và phun thuốc bảo vệ thực vật nhanh hơn gấp từ 10-15 lần so với phun truyền thống, tiết kiệm được 2-3 triệu đồng/ha trồng lúa.

Đồng Tháp: Giải pháp giúp nông dân tiết kiệm chi phí từ 2-3 triệu đồng/ha lúa ảnh 1 Nông dân sử dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu bệnh bảo vệ lúa . Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Huyện Tháp Mười là huyện có nhiều thiết bị bay không người lái nhiều nhất tỉnh Đồng Tháp, để thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông dân Tháp Mười đã từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp.

Đến nay, huyện Tháp Mười có 74 thiết bị bay không người lái phun thuốc trừ sâu, đáp ứng nhu cầu phun xịt thuốc bảo vệ thực vật trên 2.000 ha/ngày. Ở huyện Tháp Mười phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái giúp nông dân giảm từ 20 - 30% chi phí thuốc bảo vệ thực vật so với phun xịt bằng tay, giúp nông dân tiết kiệm chi phí khoảng 2-3 triệu đồng/ha, sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc còn giúp nông dân tiết kiệm thời gian, trung bình mỗi ngày máy có thể phun được từ 30 - 40 ha, tương đương khoảng 20 nhân công lao động.

Ngoài ra, nông dân không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật, vì vậy hạn chế thấp nhất việc phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và giải được bài toán thiếu nhân công, góp phần bảo vệ sức khỏe nông dân và cải thiện môi trường thiên nhiên.

Điền hình mua thiết bị bay không người lái phun xịt thuốc bảo vệ thực vật có anh Nguyễn Hoàng Tú, ở xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười đã đem lại hiệu quả cao. Anh Tú cho biết, qua tìm hiểu của địa phương, lực lượng nhân công phun xịt thuốc bảo vệ thực vật cho cây lúa, cây sen, hay các loại cây trồng khác ngày càng khan hiếm, nên anh mạnh dạng đầu tư 2 thiết bị với số tiền 1,4 tỷ đồng để làm dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật.

Anh Tú cho biết, thiết bị bay không người lái phun xịt thuốc bảo vệ thực vật giúp liều lượng thuốc phun được bám đều trên lá lúa, cây sen… phun đồng đều, không bị chỗ ít, chổ nhiều.

Trước đây nhân công xịt thuốc bảo vệ thực vật bằng bình đeo sau lưng nhiều khi phun xịt bỏ sót diện tích hoặc xịt không đều. Công suất phương tiện bay không người lái của anh Tú hoạt đồng 1 giờ phun xịt từ 7 - 10 ha lúa. Giá công mỗi ha phun xịt từ 140 - 160 ngàn đồng. Khi lúa, sen, cây trồng khác bị dịch bệnh phát triển mạnh, sử dụng thiết bị bay này vừa nhanh vừa kịp thời dập dịch bệnh trên cây trồng, giải quyết được nhân công lao động, tránh độc hại cho người dân.

Tính ra tiết kiệm từ 20-30% lượng thuốc cho bà con phun xịt trên lúa. Thiết bị bay phun xịt thuốc bảo vệ thực vật hoạt động được cả ngày đêm trên mọi địa hình. Máy sử dụng công nghệ phun ly tâm, giúp lượng thuốc phun bám đều trên lá lúa. Anh Nguyễn Hoàng Tú cho biết, nếu máy hoạt động tốt trong vòng 2-3 năm là thu hồi lại vốn.

Gặp đội thiết bị bay không người lái của anh Nguyễn Văn Tèo ở huyện Tam Nông phun xịt thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng lúa vụ Hè Thu năm 2023 ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, Anh Tèo cho biết, giá công phun xịt là 140 ngàn đồng/ha, tính ra thấp hơn 40-50 ngàn đồng/ha so với thuê người phun xịt bằng thủ công. Nông dân còn giảm lượng thuốc sử dụng, không giẫm đạp lúa trong quá trình phun, ít tốn công lao động, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động do không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

Ở huyện Tam Nông có mô hình sử dụng thiết bị bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật của ông Trung Nghĩa (huyện Tam Nông) có tổng vốn đầu tư 5 tỷ đồng với 10 máy và 20 công nhân. Trung bình hàng tháng, đơn vị phục vụ từ 2.000 – 3.000 ha với phí dịch vụ khoảng 200.000 đồng/ha.

Hiện nay, chủ đầu tư liên kết với các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp với phương thức hộ dân mua thuốc tại các đại lý vật tư nông nghiệp và sử dụng dịch vụ thiết bị bay phun thuốc. Qua đó, người dân tiếp cận được dịch vụ phun thuốc và hưởng giá bán ưu đãi.

Hiệu quả từ việc ứng dụng thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật tại Đồng Tháp, theo đánh giá của nhà nông và các nhà chuyên môn, từ thực tế triển khai thiết bị bay không người lái, hiệu quả mang lại giúp giảm lượng thuốc sử dụng, tránh tồn dư hóa chất trên sản phẩm lúa sau thu hoạch. Bên cạnh đó, bà con tránh được tình trạng giẫm đạp lúa trong quá trình phun nên năng suất tăng thêm sản lượng lúa từ 150 – 200 kg/ha.

Trước đây, việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật bằng tay nhiều khi phun xịt bỏ sót hoặc phun không đều, vừa lãng phí thuốc mà hiệu quả không cao. Với thiết bị bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc được rải đều đúng liều lượng, thuốc bám đều trên lá cây, không bị chỗ ít chỗ nhiều, hiệu quả dập dịch cao, tránh được tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản sau khi thu hoạch.

Theo khảo sát, tiền công phun xịt tính ra tương đương với thuê nhân công phun xịt bằng tay vì tiết kiệm từ 20-30% lượng thuốc phun xịt trên lúa. Tính toán trên diện tích lớn có thể tiết kiệm được 2-3 triệu đồng/ha.

Việc đẩy mạnh và áp dung tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp là khâu then chốt để tạo bước đột phá, là nền tảng của nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Nhiều năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thực hiện nhiều mô hình ứng dụng đưa vào sản xuất và hiện nay nhiều hộ tư nhân đầu tư thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây lúa, cây sen và các cây trồng khác mang hiệu quả cao, đang được nhân rộng ra nhiều nơi.



Nguyễn Văn Trí

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Trồng rau màu ở Tiền Giang thu lãi đến 310 triệu/ha

Trồng rau màu ở Tiền Giang thu lãi đến 310 triệu/ha

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong chăm sóc, tưới tiêu, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng, phát triển hiệu quả vùng chuyên canh rau theo hướng an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong tình hình hạn mặn xâm nhập ngày càng phức tạp.

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Với lợi thế 32 km bờ biển, tỉnh Tiền Giang đã hình thành và phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu trên địa bàn huyện Gò Công Đông có diện tích 2.200 ha, tập trung tại xã Tân Thành, sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt khoảng 20.000 tấn. Nghêu Gò Công có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Xuất hiện mưa trái mùa, Kon Tum tăng cường phòng chống hạn hán

Xuất hiện mưa trái mùa, Kon Tum tăng cường phòng chống hạn hán

Dù nửa cuối tháng 3/2025 đã xuất hiện mưa trái mùa rải rác tại thành phố Kon Tum và một số huyện, song Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vẫn yêu cầu sở, ngành liên quan và các địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2025.

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Hiện nay, Gia Lai sở hữu hơn 57.000 ha cà phê đạt các chứng nhận 4C, UTZ, Rainforest, Organic, chiếm trên 53% tổng diện tích cà phê của tỉnh. Thay vì dừng lại ở vai trò xuất khẩu nguyên liệu thô, Gia Lai đang dần hình thành hướng đi mới trong hành trình phát triển cà phê đặc sản, thông qua việc đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm, đồng hành cùng chính quyền và ngành nông nghiệp.

Mở hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản ở Văn Yên

Mở hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản ở Văn Yên

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tận dụng lợi thế từ tự nhiên để phát triển nuôi cá tầm, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao tại huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Trang trại chăn nuôi bò vàng H’Mông tại Hợp tác xã Cát Lý. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Xây dựng chuỗi giá trị bò vàng Hà Giang trên vùng Cao nguyên đá

Trên vùng đất Cao nguyên đá Hà Giang khắc nghiệt, việc chăn nuôi không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, sáng tạo và mô hình liên kết bền vững, Hợp tác xã Cát Lý đã và đang phát triển mạnh mô hình nuôi bò vàng Hà Giang, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Hoàng Hoa Thám là một xã miền núi nằm ở phía đông bắc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây có nhiều tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp; địa hình, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng nên nguồn tài nguyên về hệ thực vật, động vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại làm cây thuốc. Sản xuất cây dược liệu tại địa phương là đang là hướng đi mới phù hợp với bà con sinh sống tại đây, vừa có thể mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với việc tái cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất trồng có hiệu quả hơn…

Thu lãi cao từ mô hình nuôi dê thích ứng với biến đổi khí hậu ở Tiền Giang

Thu lãi cao từ mô hình nuôi dê thích ứng với biến đổi khí hậu ở Tiền Giang

Hiện nay, dê thịt tại tỉnh Tiền Giang đang được thương lái thu mua với giá hơi dao động từ 145.000 - 150.000 đồng/kg, tăng trên 10.000 đồng/kg so với tháng trước, riêng dê giống con được mua với giá 180.000 - 185.000 đồng/kg. Sau thời gian nuôi khoảng 2,5 - 3 tháng, sau khi trừ chi phí con giống cùng thức ăn, người nuôi có lãi trung bình từ 1 - 1,2 triệu đồng/con dê.

Cá Dứa được nhiều hộ dân ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) nuôi trong ao tôm. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Sóc Trăng khuyến cáo không phát triển ồ ạt nuôi cá trong ao tôm

Tại Sóc Trăng, con tôm là một trong những loại thủy sản chủ lực trong phát triển kinh tế của tỉnh. Thế nhưng, vì dịch bệnh, giá cả không ổn định nên nhiều hộ ở vùng chuyên canh nuôi tôm nước lợ chuyển dần sang mô hình nuôi cá nước ngọt, cá nước lợ mang lại thu nhập ổn định.

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Những năm qua, chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đã được các cấp bộ Đoàn tỉnh Sơn La triển khai sâu rộng tới đoàn viên, thanh niên. Qua đó, chương trình giúp tạo lập môi trường thuận lợi hỗ trợ, cổ vũ, thúc đẩy đoàn viên, thanh niên thi đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương; góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương.

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Với mong ước làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Quốc Huy ở thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi trồng các loại nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Giá lợn hơi tăng, người chăn nuôi có lợi nhuận cao

Giá lợn hơi tăng, người chăn nuôi có lợi nhuận cao

Thời điểm này, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang ở mức cao kỷ lục từ 81.000 -82.000 đồng/kg. Với giá bán này người nuôi có lợi nhuận cao nên nhiều người đã có động lực tái đàn nuôi vụ mới.Ông Đào Văn Tâm, ngụ thôn Lồ Ồ, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức hiện đang nuôi 70 con lợn; trong đó có 65 con lợn thịt và 5 con lợn nái. Ông Tâm cho biết: Thời điểm mùng 6 Tết Nguyên đán ông có xuất chuồng 1 đàn lợn 11 con, với giá 70.000 đồng/kg, khi đó mỗi con lợn lãi 2,5 triệu đồng. Đến nay, giá lợn hơi đã tăng lên 82.000 đồng/kg, ông tiếp tục có đàn 21 con chuẩn bị được xuất bán.

Nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện giúp người dân miền núi thu nhập 100 triệu đồng/năm

Nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện giúp người dân miền núi thu nhập 100 triệu đồng/năm

Người dân tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước vùng lòng hồ thủy điện để phát triển nghề nuôi cá lồng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Người dân Đồng Tháp có thêm thu nhập từ nuôi dơi lấy “dạ minh sa”

Người dân Đồng Tháp có thêm thu nhập từ nuôi dơi lấy “dạ minh sa”

Đến một số địa phương của tỉnh Đồng Tháp, nhiều người ấn tượng, tò mò về những chòi “cao cẳng” dựng lên giữa vườn cây ăn quả, đồng ruộng; đó là những chòi nuôi dơi để lấy phân. Phân dơi còn được gọi là “dạ minh sa”. Nghề nuôi dơi lấy phân giúp nhiều người có thêm nguồn thu nhập ổn định, phát triển kinh tế gia đình; đồng thời, góp phần bảo vệ động vật hoang dã.

Kết quả khoa học góp phần phát triển các nghề mới, phát huy nghề truyền thống

Kết quả khoa học góp phần phát triển các nghề mới, phát huy nghề truyền thống

Chương trình Khoa học và công nghệ nông thôn miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa ra được nhiều công nghệ tiên tiến, phù hợp, xây dựng được những mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ hiệu quả. Qua đó các địa phương nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa phù hợp thị trường, phát huy lợi thế. Đặc biệt chương trình đã hỗ trợ các doanh nghiệp ở nông thôn đổi mới công nghệ, hình thành các ngành nghề mới, phát huy các nghề truyền thống chủ lực của từng địa phương.

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Lai Châu đã và đang hiện thực hóa ý tưởng, khát khao làm giàu bằng những mô hình khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương, khẳng định vai trò đảng viên tiên phong, gương mẫu tích cực làm kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Giảm nghèo bền vững nhờ hỗ trợ đa chiều

Giảm nghèo bền vững nhờ hỗ trợ đa chiều

Thời gian qua, các chính sách giảm nghèo, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 đã phát huy hiệu quả tại Ninh Bình. Qua đó, các chính sách đã tiếp thêm sức mạnh, góp phần tạo sinh kế giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật có thêm tư liệu sản xuất, từng bước cải thiện thu nhập, sớm ổn định cuộc sống, hướng đến giảm nghèo bền vững.

Kiên Giang bố trí khu vực nuôi thủy hải sản hợp lý dưới tán rừng phòng hộ ven biển

Kiên Giang bố trí khu vực nuôi thủy hải sản hợp lý dưới tán rừng phòng hộ ven biển

Tỉnh Kiên Giang có đường bờ biển trên đất liền dài hơn 200 km với diện tích rừng phòng hộ ven biển hàng chục nghìn km là lợi thế phát triển kinh tế ven biển với đa dạng các mô hình như: nuôi sò huyết, nuôi ba khía, nuôi cá, tôm, cua biển… với thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Phát huy hiệu quả kinh tế các mô hình mang lại, tỉnh Kiên Giang quan tâm nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.

Sau 15/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xu thế giảm nhanh

Sau 15/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xu thế giảm nhanh

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về việc tăng cường vận hành công trình thủy lợi lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Sóc Trăng chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

Sóc Trăng chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất. Trước tình hình này, chính quyền và người dân Sóc Trăng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Chuyển đổi 4,57 ha rừng để xây hệ thống kênh công trình thủy lợi Ia Mơr

Chuyển đổi 4,57 ha rừng để xây hệ thống kênh công trình thủy lợi Ia Mơr

Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa XII, Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề) vừa ban hành Nghị quyết số 475/NQ-HĐND về việc chuyển mục đích sử dụng 4,57 ha rừng để xây dựng hệ thống kênh nhánh thuộc công trình thủy lợi Ia Mơr tại huyện Chư Prông. Quyết định này nhằm cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 3.100 ha tại tỉnh Gia Lai.

Thu hoạch cà phê niên vụ 2024 - 2025 tại Đắk Lắk. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN

Kỳ vọng nâng tầm giá trị cà phê Việt

Tỉnh Đắk Lắk hiện là "thủ phủ cà phê" với diện tích và sản lượng dẫn đầu cả nước. Với mục đích giới thiệu và quảng bá cà phê Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần đầu tiên vào năm 2005, đến nay đã tròn 20 năm. Tiếp nối thành công của các lần tổ chức trước, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được kỳ vọng tiếp tục góp phần nâng tầm giá trị cà phê Việt.